Thứ Ba, Tháng Tư 30, 2024
* Email: bbt.dongnama@gmail.com *Tòa soạn: 0989011688 - 0768908888
spot_img

Chuyển sang cơ quan điều tra vụ gửi tiền SCB thành mua bảo hiểm Manulife

ĐNA -

Theo nguồn tin, Bộ Tài chính đã chuyển đơn của các công dân, tố cáo nhân viên Ngân hàng SCB (đại lý của Manulife Việt Nam) chuyển tiền khách hàng gửi ngân hàng SCB thành mua bảo hiểm Manulife sang cơ quan điều tra.

Chuyển sang cơ quan điều tra vụ gửi tiền SCB thành mua bảo hiểm Manulife

Chuyển sang cơ quan điều tra vụ gửi tiền SCB thành mua bảo hiểm Manulife
Theo phản ánh, một số khách hàng đi gửi tiết kiệm tại SCB bị tư vấn viên chuyển sang mua gói bảo hiểm “Tâm An Đầu tư” của Manulife. Họ cho rằng trong quá trình tư vấn, nhân viên SCB không nói rõ đây là hợp đồng bảo hiểm mà là sản phẩm đầu tư do ngân hàng kết hợp với Manulife và gói bảo hiểm là quà tặng kèm. Do nhân viên không phân tích nhu cầu, tài chính hay tư vấn đúng giá trị của bảo hiểm mà chỉ tập trung vào lãi suất khách hàng sẽ nhận được.

Các đơn thư cùng cho rằng việc đại lý bảo hiểm có hành vi lừa đảo, giả mạo để ký hợp đồng bảo hiểm và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xác minh, khởi tố hình sự để điều tra, đưa ra truy tố, xét xử cá nhân, tập thể lừa đảo; buộc Ngân hàng SCB và Manulife giải quyết trả lại tiền cho người mua sản phẩm bảo hiểm.  Sau khi đòi lại tiền gửi tiết kiệm, họ chưa nhận được trả lời thỏa đáng.

Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) đã chuyển đơn tố giác của người dân liên quan đến việc gửi tiền tiết kiệm tại Ngân hàng SCB sang Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an) theo thẩm quyền.

Sau khi Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm chuyển thông tin tố giác của người dân về việc gửi tiết kiệm tại Ngân hàng SCB bị lừa chuyển thành hợp đồng bảo hiểm sang cơ quan điều tra, Manulife đã ra thông cáo liên quan đến sự việc.

“ Manulife Việt Nam đã ghi nhận tình hình liên quan đến việc một số khách hàng không hoàn toàn hài lòng với trải nghiệm khi tham gia sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị, có tên thương mại ‘Tâm An Đầu Tư’ của Manulife Việt Nam, được phân phối thông qua đối tác Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) nên đã yêu cầu hủy hợp đồng bảo hiểm trước hạn ”, thông cáo mới đây của Manulife cho hay.

Trong thông cáo, Manulife bày tỏ cam kết phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong việc xử lý các yêu cầu của khách hàng, nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng cũng như của Công ty, phù hợp với quy định của pháp luật và các quy tắc, điều khoản của hợp đồng bảo hiểm mà khách hàng đã ký kết với Công ty Manulife Việt Nam.

“ Manulife rất thấu hiểu các quan ngại của khách hàng và hiện đang xem xét giải quyết các yêu cầu của những khách hàng này một cách nghiêm túc, công bằng và thỏa đáng. Chúng tôi sẽ không khoan nhượng cho bất cứ hành vi sai trái hoặc gian lận nào, và nếu phát hiện các hành vi này, chúng tôi sẽ ngay lập tức chuyển đến cơ quan chức năng liên quan để xử lý ”, Manulife cho biết.

Manulife là Công ty bảo hiểm nhân thọ có hơn 130 năm tuổi. Hãng bảo hiểm này có mặt tại Việt Nam cách đây 23 năm và hiện có hơn 1.5 triệu khách hàng. Bao nhiêu khách hàng trong số 1,5 triệu bị mua bảo hiểm của Manulife như thế này?

Nếu không bị chuyển sang Cơ quan điều tra thì liệu bảo hiểm Manulife có xử lý trả tiền khách hàng như thế này không. Vì vậy, dù Manulife có trả lại tiền cho khách hàng thì Ngân hàng SCB và bảo hiểm Manulife vẫn bị khởi tố vụ án về hành vi vi phạm pháp luật.

Hãng bảo hiểm này có mặt tại Việt Nam cách đây 23 năm và hiện có hơn 1.5 triệu khách hàng. Bao nhiêu khách hàng trong số 1,5 triệu bị mua bảo hiểm của Manulife như thế này?

Đa số ngân hàng hiện nay bắt tay với bảo hiểm để tư vấn người vay, gửi tiền mua bảo hiểm. Việc này có vi phạm pháp luật?
Hiện nay rất nhiều ngân hàng đều ép khôn khéo người vay tiền mua bảo hiểm nhân thọ 10 năm. Tỷ lệ tiền mua bảo hiểm tùy vào số lượng vay tiền, vay càng nhiều thì tỷ lệ càng thấp. Vay số tiền ít thì phí mua tăng cao, có thể đến 10% số tiền được vay/năm. Để được vay, khách hàng thường mua một năm đầu rồi bỏ, khiến khách hàng vừa chịu lãi xuất vừa mất luôn tiền mua bảo hiểm ban đầu. Trách nhiệm này không những thuộc về lãnh đạo Ngân hàng và Công ty bảo hiểm mà còn là trách nhiệm của người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước.

Được biết, để đảm bảo quyền lợi của người dân khi tham gia bảo hiểm qua kênh ngân hàng, dự thảo thông tư hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm đang được lấy ý kiến, Bộ Tài chính đề xuất toàn bộ nội dung tư vấn sản phẩm bảo hiểm, nhân viên tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được ghi âm và lưu tại tổ chức tín dụng trong thời hạn ít nhất 5 năm.

Đối với các sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư, doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện kiểm tra độc lập nội dung cung cấp thông tin và tư vấn của nhân viên tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trước khi quyết định phát hành hợp đồng. Trong đó, phải có nội dung để kiểm tra việc khách hàng tham gia sản phẩm bảo hiểm là trên cơ sở tự nguyện.

Doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện kiểm tra định kỳ nhằm đảm bảo chất lượng tư vấn bảo hiểm của các nhân viên của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, kịp thời phối hợp với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để kiểm tra, rà soát, xử lý các khiếu nại của khách hàng liên quan đến việc tư vấn của nhân viên của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và xử lý vi phạm (nếu có).

Phía Bộ Tài chính cho rằng quy định này được kỳ vọng sẽ hạn chế tình trạng một số nhân viên ngân hàng “ép” khách vay vốn phải mua bảo hiểm.

Chy Le-Tuan Vu