Theo đài RT, ngày 17/3/2023, Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã phát lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin và ủy viên quyền trẻ em Nga Maria Lvova-Belova với cáo buộc vi phạm tội ác chiến tranh, Điện Kremlin bác bỏ phán quyết của ICC. Thẩm phán Piotr Hofmanski tại ICC cho biết, mặc dù đã ban hành lệnh, nhưng việc thực thi sẽ tùy thuộc vào cộng đồng quốc tế. Tòa án không có lực lượng cảnh sát riêng để làm như vậy.
“Chúng tôi coi hành động này là thái quá và không thể chấp nhận được. Nga, cũng như một số quốc gia khác, không công nhận thẩm quyền của tòa án này và theo đó, bất kỳ quyết định nào thuộc loại này đều vô hiệu lực đối với Nga về mặt pháp luật”, người phát ngôn Điện Kremlin cho biết.
Ông Peskov không bình luận về câu hỏi liệu quyết định của tòa án có ảnh hưởng đến chuyến thăm của ông Putin tới các quốc gia đã công nhận quyền tài phán của ICC hay không: “Tôi không có gì để bổ sung về chủ đề này”, ông nói.
“Nga, giống như nhiều quốc gia khác, không công nhận thẩm quyền của tòa án này. Theo đó, Liên bang Nga coi bất kỳ tuyên bố nào của ICC là vô hiệu về mặt pháp lý” – ông nói thêm.
Chủ tịch Duma Quốc gia (tức Hạ viện) Nga Vyacheslav Volodin viết trên Telegram: “Chúng tôi coi bất kỳ sự tấn công nào nhằm vào Tổng thống Liên bang Nga là hành vi xâm lược đất nước chúng tôi”.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nhắc lại lập trường của Điện Kremlin, bà nói: “Từ quan điểm pháp lý, các quyết định của ICC không có ý nghĩa gì đối với Nga. Nga không phải là một bên ký vào Quy chế Rome của ICC và không có nghĩa vụ tuân theo quy chế này”.
Tòa án Hình sự Quốc tế được thành lập theo Quy chế Rome năm 1998. Nó không phải là một phần của Liên hợp quốc. Các nước không ký kết bao gồm Nga (đã ký nhưng chưa phê chuẩn), Mỹ (đã ký nhưng sau đó rút lại chữ ký), Trung Quốc (không ký quy chế) và cả Ukraine (không ký quy chế).
Năm 2016, ông Putin đã ký một sắc lệnh tuyên bố rằng Nga sẽ không trở thành một bên của ICC. Theo Bộ Ngoại giao Nga, tòa án “đã không đáp ứng được những kỳ vọng đặt ra và không trở thành một cơ quan tư pháp quốc tế thực sự độc lập”. Việc thực thi phán quyết của ICC phụ thuộc vào các quốc gia thành viên của tòa án này. Nga, Mỹ, Ukraine đều không là thành viên của ICC.
Tòa án Hình sự Quốc tế bị Mỹ trừng phạt vì dám động đến ông chủ
Ngày 11/6/2020, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cho phép áp lệnh trừng phạt kinh tế và di chuyển đối với các nhân viên Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) có liên quan đến cuộc điều tra liệu các lực lượng Mỹ có tiến hành tội ác chiến tranh ở Afghanistan hay không.
Chính quyền Trump cho biết, tòa án quốc tế có trụ sở ở Hague này có nguy cơ xâm phạm chủ quyền quốc gia của Mỹ . “Chúng tôi không thể và sẽ không đứng nhìn người dân bị đe dọa bởi một ‘tòa án chuột túi’”, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết khi công bố quyết định của Tổng thống.
“Tôi sẽ có một thông điệp gửi đến nhiều đồng minh trên thế giới. Nhân dân của nước các bạn có thể sẽ bị ảnh hưởng tiếp theo, đặc biệt là những thành viên NATO, những nước đang chiến đấu chống lại chủ nghĩa khủng bố tại Afghanistan bên cạnh chúng tôi”, Ngoại trưởng Mỹ cho biết.
Ngoại trưởng Stef Blok của Hà Lan, một thành viên của liên minh an ninh phương Tây, đăng tải trên Twitter rằng “rất băn khoăn” về quan điểm của Mỹ, nhấn mạnh Hà Lan ủng hộ ICC, tổ chức mà ông mô tả là “rất quan trọng trong cuộc chiến chống lại sự trừng phạt”.
Các biện pháp trừng phạt có thể được áp dụng bao gồm đóng băng tài sản của những người giúp ICC điều tra hoặc truy tố công dân Mỹ mà không có sự đồng ý của Mỹ cũng như cấm họ và gia đình họ đến thăm Mỹ.
Vào tháng 12/2019, ICC từng tuyên bố rằng có đủ bằng chứng để điều tra các quan chức và quân nhân Israel về các tội ác chiến tranh đã gây ra trong Chiến tranh Gaza 2014. Cuộc điều tra có thể dẫn đến lệnh bắt giữ quốc tế đối với các quan chức cấp cao của Israel.
Mỹ đã phối hợp cùng với Israel để đưa ra các biện pháp trừng phạt chống lại ICC. Trong cuộc thảo luận song phương nhân dịp chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, Israel đã đưa ra kế hoạch áp trừng phạt với tổ chức này, theo Sputnik.
Trong chuyến thăm của ông Pompeo, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Israel Yuval Steinitz, người phụ trách nhóm nghiên cứu chống lại cuộc điều tra của ICC về Israel vì tội ác chiến tranh, đã thúc giục Ngoại trưởng Mỹ tiến hành các lệnh trừng phạt chống lại tổ chức này. Một nguồn tin của Sputnik cho biết, trong những tuần qua, cả hai nước đã tiếp tục phối hợp về vấn đề này và các quan chức Mỹ đã thông báo trước cho Israel về nội dung và thời gian của các lệnh trừng phạt chống lại ICC.
Chiến dịch “Không vận trẻ em” của Mỹ tại Việt Nam năm 1975
Chiến dịch “Không vận trẻ em” mà Mỹ kết hợp với Dòng chúa cưu thế Kỳ Đồng tiến hành ở Việt Nam năm 1975. Khi chiến tranh Việt Nam gần đi đến hồi kết, chính quyền Mỹ đã đưa gần 2.700 trẻ em Việt Nam rời Sài Gòn trong chiến dịch “không vận trẻ em”.
Phía Mỹ tuyên bố phần lớn trẻ mà họ đưa rời khỏi Việt Nam là trẻ mồ côi, có thể đã mất bố, mẹ trong chiến tranh, bị bỏ rơi, hay là con của lính Mỹ với phụ nữ Việt trong thời chiến. Các em sau đó đã trở thành con nuôi trong các gia đình ở Mỹ, Canada, Úc và Pháp.
Đây là một chiến dịch gây tranh cãi ngay cả trong nội bộ nước Mỹ, nhiều người cho rằng không phải tất cả các em đều là trẻ mồ côi. Ngoài ra, việc tách những đứa trẻ này khỏi quê hương, nguồn cội bị chỉ trích bởi nó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của các em. 40 năm sau ngày bị buộc phải rời quê hương, nhiều đứa bé trong chiến dịch không vận năm ấy luôn đau đáu hướng về quê hương.
Chiến dịch Không vận Trẻ em (tiếng Anh: Operation Babylift) là một chiến dịch di tản quy mô lớn của Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam diễn ra từ ngày 3 đến ngày 26 tháng tư năm 1975, ngay trước khi Sài Gòn thất thủ. Chiến dịch này nhằm mục tiêu đưa trẻ em từ Nam Việt Nam sang Hoa Kỳ và các quốc gia khác, trong đó bao gồm Pháp, Úc, Canada và Tây Đức. Tính đến khi chuyến bay cuối cùng rời khỏi Nam Việt Nam, đã có trên 3 300 trẻ sơ sinh và trẻ em được di tản, mặc dù con số báo cáo trên thực tế rất khác biệt.Hàng ngàn đứa trẻ đã rời khỏi Việt Nam bằng đường hàng không và được nhận nuôi bởi các gia đình trên khắp thế giới.
Cuộc di tản đầu tiên với máy bay vận tải quân sự C5-Galaxy đã gặp tai nạn. Cách 64 km từ Sài Gòn, trên độ cao 7000 m, những chốt khóa cửa đưa hàng hóa ở đằng sau bị hư, làm cho cửa mở và văng mất. Máy bay do đó bị giảm sức ép không còn điều khiển được nữa, và phải bay trở lại phi trường Tân Sơn Nhất. Khi phải đáp khẩn cấp xuống một cánh đồng cách phi trường 3 km, bụng dưới của máy bay bị xé nát, khiến 155 người đã chết. Đa số là trẻ em, ngoài ra còn có 5 trong số 17 phi hành đoàn. Những người sống sót đa số ngồi ở tầng trên của máy bay, trong khi những người ở tầng dưới hầu như đã chết hết.
Chiếc máy bay C5-Galaxy bị tại nạn này đã được ghi lại trong một phim tài liệu, của loạt phim Mayday – Alarm im Cockpit. Phim này được chiếu lần đầu tiên ở Đức trong tháng 11 năm 2009 trên đài truyền hình N24. Một phim tài liệu khác về tai nạn này 2009 đã được giải thưởng ở Cannes. Phim này có tên là “Operation Babylift, the lost children of Vietnam”.
Cuối tháng 3 năm 2010, 65 “trẻ babylift” gốc Việt đã có buổi họp mặt tại Fort Benning, thành phố Columbus (bang Georgia), nơi đầu tiên họ đặt chân đến nước Mỹ sau khi rời Việt Nam năm 1975. Họ là một phần trong số 219 trẻ xuất thân từ viện mồ côi An Lạc tại Sài Gòn. Ngày ngày 2 tháng 4 năm 2010, gần 100 người từng là trẻ babylift từ nhiều quốc gia trên thế giới đến Thành phố Hồ Chí Minh để tham dự cuộc đoàn tụ “Hành trình trở về sau 35 năm lưu lạc nơi đất khách” do cô Kim Browne, người Anh gốc Việt, tổ chức. Ở đó, một số thành viên đã đến thăm và tặng quà cho trẻ em tại Trung tâm nuôi dưỡng và bảo trợ trẻ em Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh. Trong những ngày sắp tới, đoàn dự định sẽ đi thăm và giúp đỡ các trung tâm trẻ mồ côi, khuyết tật khác, thăm lại những di tích lịch sử, và tìm kiếm cha mẹ ruột của mình.
Vậy Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) là gì thì cả Thế giới đã hiểu.
Tài liệu tham khảo: Chiến dịch Không vận Trẻ em Việt Nam
The Cuong