Ngày 30/3/2023, Tập đoàn Dầu khí Hải dương Trung Quốc và Tập đoàn dầu khí TotalEnergies của Pháp đã hoàn tất thỏa thuận mua 65.000 tấn khí đốt tự nhiên hóa lỏng LNG đầu tiên thanh toán bằng đồng nhân dân tệ. Việc Pháp chấp nhận thanh toán hoá đơn với Trung Quốc (TQ) bằng tiền Nhân Dân tệ, điều mà trước đây chưa có tiền lệ, bởi tất cả những giao dịch giữa EU và TQ đều phải thanh toán bằng USD hoặc Euro. Việc này đã làm giới tài chính thế giới tỏ ra kinh ngạc.
Theo các chuyên gia, đây có thể là bước đầu tiên hướng tới việc thay đổi hệ thống tài chính toàn cầu, hiện do đồng USD thống trị. Đồng thời, nhiều quốc gia đã bắt đầu giảm sự phụ thuộc vào đồng USD trong các giao dịch kinh tế của họ và xu hướng này có thể sẽ tiếp tục trong tương lai. Theo tổ chức kinh tế và liên ngân hàng thế giới cho biết: Kinh tế TQ dự kiến sẽ đóng góp 30% tăng trưởng toàn cầu năm nay 2023. Ấn Độ và TQ, hai nền kinh tế châu Á mới nổi, sẽ cùng nhau đóng góp tăng trưởng kinh tế năm 2023 là 50% mức tăng trưởng toàn cầu.
Hiện nay, TQ cũng chính là nhà nhập khẩu hàng đầu thế giới về các sản phẩm về dầu, khí hoá lỏng từ khắp nơi trên thế giới như Nga, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Iran. Điều ngạc nhiên nữa là Pháp không ký thẳng với các nước Trung Đông mà phải mua qua Trung Quốc.
Kể từ khi lệnh cấm vận mà Mỹ và EU đưa ra nhằm áp đặt giá trần lên mặt hàng dầu khí của Nga, hơn nữa, Nga cũng yêu cầu các quốc gia không thân thiện muốn nhập khẩu hàng hóa của Nga thì phải thanh toán bằng đồng tiền Rup. Chính vì thế, hiện nay các nước EU đã phải quay ra mua dầu khí của Mỹ với giá đắt gấp 3-5 lần giá mua của Nga, từ đó đẩy giá trị hàng hoá và hàng tiêu dùng của các nước EU rơi vào khủng hoảng càng thêm nghiêm trọng. Đã có hàng loạt nhà máy, đặc biệt các nhà máy luyện kim, hoá chất của Đức có tuổi đời vài trăm năm phải đóng cửa… vì không thể mua được nguyên liệu và nhiên liệu giá rẻ của Nga.
Kể từ khi cuộc xung đột Nga, Ukraina diễn ra. Ấn Độ, Trung Quốc, Hoa Kỳ … nổi lên như những nhà cung cấp nhiên liệu hàng đầu cho thị trường EU. EU không mua hàng hoá của Nga vì cấm vận Nga, muốn Nga gặp khó khăn là chuyện dễ hiểu, EU cũng không mua của Mỹ vì giá cắt cổ cũng là điều dễ hiểu, nhưng EU lại không mua được nhiên liệu của các nước Ả rập mà phải đi mua lại của Ấn Độ, TQ, những quốc gia trên cũng chuyên đi mua lại của Ả rập, Nga mới là điều khó hiểu. Đã vậy, Pháp lại còn phải chấp nhận thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ của TQ thì lại càng khó hiểu hơn.
EU đánh mất đi sự kiêu hãnh, ngạo nghễ vốn có của giới tư sản lục địa già, bởi xưa nay họ vẫn thường ra điều kiện áp đặt cuộc chơi với tất cả các nước khác trừ Mỹ. Nhưng nay đã phải bỏ lại sau lưng lòng tự trọng và sự kiêu ngạo… để chấp nhận sử dụng đồng tiền của TQ khi giao dịch mà chẳng phải là Euro. Nói đến đây nhưng cũng phải xem lại sự thật, đến Mỹ bây giờ còn chẳng có đủ sức để mà kiêu hãnh nói gì đến EU.
Hiện nay, 5 quốc gia mới nổi (BRICS) gồm Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Nam Phi… đã bắt tay nhau để thống nhất về phương thức sử dụng đồng tiền của nhau trong thanh toán, nhằm mục đích đa dạng hoá và loại đồng USD và EU ra khỏi thanh toán của họ.
Cả thế giới đang hồi hộp theo dõi, việc khối BRICS chuẩn bị có cuộc họp vô cùng quan trọng vào quý 2 hoặc đầu quý 3 năm nay, khi kết nạp thêm hơn 20 quốc gia thành viên mới vào khối. Trong số những nước đang nộp đơn xin ra nhập phải kể đến Acgentina, Iran, Indonesia, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ… và một loạt nước châu Phi. Các nhà kinh tế dự đoán – Với 5 thành viên sáng lập ban đầu và hơn 20 quốc gia sắp được kết nạp với dân số của khối lúc đó chiếm 80% dân số thế giới.
Chỉ cần nghe qua đến 80% dân số toàn cầu lại nằm trong khối kinh tế mới nổi dưới những đầu tàu Nga, TQ, Ấn Độ, Brazil, Nam Phi người ta đã hình dung đến một thị trường khổng lồ – thị trường không sử dụng đồng USD, Euro. Lúc đó, cán cân quyền lực tài chính, quân sự, chính trị đã thực sự xa rời tầm tay những ông chủ cũ phương Tây và Mỹ là chuyện chỉ còn chờ thời gian.
Không phải ngẫu nhiên mà TT Nga Vladimir Putin liên tục nhấn mạnh trong mấy năm gần đây rằng: ”Thế giới đơn cực đã chấm dứt, thế giới đa cực đã chính thức hình thành và không thể đảo ngược, cho dù Mỹ và các nước EU cố tình níu kéo bằng mọi giá kể cả việc những quốc gia đó không dám công nhận sự thật, thậm chí họ còn cố tình che giấu người dân của họ và thế giới…”.
Cái gì cũng có thời của nó, một cuộc đầu tư sức mạnh tài chính, vũ khí vô cùng tốn kém của Nato, nhằm gây hấn quân sự với người Nga thông qua cuộc chiến ủy nhiệm, và được tổng thống hài Zelensky và máu của những người dân thiếu hiểu biết Ukraina lao đầu vào. Với những sự chủ quan và sai lầm của Mỹ và EU đã khiến bánh xe lịch sử nghiền nát chính mình.
Chẳng thế mà sau khi Chủ tịch TQ Tập Cận Bình, rời Nga về nước sau chuyến thăm vô cùng nhạy cảm 3 ngày. Văn phòng TT Mỹ Biden đã phải nhấc máy nhằm nối liên lạc giữa hai nguyên thủ hàng đầu thế giới, nhưng theo hãng tin Reuters cho biết, phía TQ không nhấc máy.
Hy vọng sau cơn bão tan thì bầu trời lại quang đãng. Chỉ khi nào tất cả các quốc gia lớn mạnh, chấp nhận ngồi xuống để nói chuyện với nhau, cùng nhau đi đến thống nhất về một luật chơi sòng phẳng, có trách nhiệm, có lợi cho mình và có lợi cho người. Lúc đó mới hy vọng vào một thế giới hoà bình, yên ổn.
The Cuong/tổng hợp