Ngày 11/7/2023, trên trang Telegram, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev nhấn mạnh việc phương Tây tăng cường cung cấp vũ khí cho Ukraine “không thể dẫn tới điều gì khác ngoài ngõ cụt”.
Đây là cảnh báo do Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev đưa ra vào cuối ngày 11/7, sau khi Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius (Litva) kết thúc ngày họp đầu tiên cùng với việc nhiều nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cam kết tăng cường viện trợ cho Ukraine, khiến mối đe dọa về nguy cơ xảy ra Chiến tranh thế giới thứ 3 đến gần hơn.
Trước đó, ngày 7/7, Mỹ lần đầu tuyên bố cung cấp bom, đạn chùm cho Ukraine trong gói viện trợ quân sự mới nhất, bất chấp quan ngại từ nhiều nước đồng minh và trong ngày đầu tiên của Hội nghị thượng đỉnh NATO, Đức đã đưa ra cam kết viện trợ quân sự thêm 700 triệu euro (771 triệu USD) cho Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố nước này sẽ cùng Anh cung cấp tên lửa hành trình tầm xa cho Ukraine.
Ngày 7/7, người phát ngôn của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đã lên tiếng chỉ trích việc sử dụng bom chùm sau khi Mỹ thông báo chuẩn bị cung cấp loại đạn pháo này cho Ukraine. Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres chỉ rõ đây là loại đạn pháo bị cấm bởi một công ước quốc tế về bom, đạn chùm được phê chuẩn bởi hầu hết các quốc gia NATO.
“Tổng thư ký Antonio Guterres ủng hộ Công ước về bom, đạn chùm đã được thông qua 15 năm trước. Ông ấy muốn các quốc gia tuân thủ điều khoản của công ước đó”, phát ngôn viên Farhan Haq của Tổng thư ký nói với truyền thông tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York.
Công ước về bom, đạn chùm có hiệu lực vào tháng 8/2010, với các bên ký kết cam kết rằng “không bao giờ sử dụng, phát triển, sản xuất hoặc chuyển giao các loại bom, đạn bị cấm hoặc hỗ trợ; không khuyến khích và xúi giục bất kỳ bên nào thực hiện các điều trên trong bất kỳ trường hợp nào”. Cho đến nay, công ước đã được phê chuẩn bởi 111 nước – bao gồm hầu hết các quốc gia thành viên NATO. Mỹ không nằm trong số những nước tham gia ban hành lệnh cấm loại đạn dược này nhưng vẫn duy trì lệnh cấm xuất khẩu nó với tỷ lệ hơn 1%.
Theo các tổ chức này, mối nguy hiểm từ bom chùm không hề bị phóng đại – loại vũ khí này có thể bắn ra hàng trăm quả đạn con trên một khu vực có diện tích bằng hai sân bóng tiêu chuẩn. Tuy nhiên, những phần tử chưa nổ sẽ tạo ra rủi ro nghiêm trọng và nguy hiểm lâu dài cho dân thường trong nhiều năm sau khi xung đột kết thúc. Bởi vậy, việc sử dụng loại vũ khí này, gần như là một tội ác chiến tranh cho dù phục vụ mục đích nào đi nữa.
Cũng trong Hội nghị thượng đỉnh NATO, Thủ tướng Hungary Viktor Orban kêu gọi NATO thúc đẩy ngừng bắn và đàm phán hòa bình ở Ukraine thay vì tiếp tục chuyển vũ khí cho Kiev. Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho hay: “Thay vì mang vũ khí đến Ukraine, chúng ta nên mang lại hòa bình. Một lệnh ngừng bắn là cần thiết. Thay vì chiến tranh, nên bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình càng sớm càng tốt.”
Nhà lãnh đạo Hungary nhấn mạnh NATO có nhiệm vụ bảo vệ các thành viên, “không thực hiện những hành động quân sự trên lãnh thổ của quốc gia khác. Ông cũng hối thúc lãnh đạo NATO thực hiện đúng sứ mệnh “phòng thủ” chính thức của liên minh quân sự này.
Cũng trong ngày 11/7, ông Medvedev và Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đều cảnh báo về kịch bản Nga sẽ sử dụng đạn chùm trong chiến dịch quân sự ở Ukraine nếu như Mỹ cung cấp vũ khí tương tự cho chính quyền Kiev. Thậm chí ông Shoigu còn nhấn mạnh rằng, các thiết bị bom, đạn chùm của Nga “hiệu quả hơn nhiều so với của Mỹ, do tầm bắn của chúng rộng và đa dạng hơn”.
Ngày 11/7, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov chỉ trích NATO đối xử với Nga như “kẻ thù”. Ông Peskov nói rằng Moscow đã nhiều lần chứng kiến làn sóng NATO mở rộng về phía biên giới của mình và phương Tây không hiểu rõ những rủi ro mà hành động này sẽ mang lại.
Theo quan điểm của ông Medvedev, việc các nước thuộc liên minh quân sự phương Tây cam kết viện trợ quân sự cho Kiev sẽ không ngăn cản Nga đạt được các mục tiêu của mình ở Ukraine.
“Điều đó có nghĩa gì đối với chúng ta? Câu trả lời đã quá rõ ràng. Chiến dịch quân sự đặc biệt sẽ tiếp diễn với những mục tiêu không thay đổi” – Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga nói.
Ngày 12/7, hãng thông tấn TASS dẫn lời Đại sứ Nga tại Mỹ – ông Anatoly Antonov cáo buộc NATO đang có kế hoạch tập trung quân đội ở sát biên giới Nga.
“Hội nghị thượng đỉnh ở Vilnius đã thể hiện ý định của NATO là tập trung ngày càng nhiều quân đội vào sát biên giới Nga. Chúng tôi không còn đường để rút lui” – ông Antonov nói với TASS.
Trong cuộc trả lời truyền thông Indonesia, ngày 11/7, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cũng tuyên bố chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine sẽ không kết thúc, khi mà phương Tây còn lợi dụng Ukraine như một bên “ủy nhiệm” để gây ra những tổn thất chiến lược cho Moscow.
“Tại sao cuộc đối đầu vũ trang ở Ukraine chưa đi đến hồi kết? Câu trả lời rất đơn giản: Cuộc đối đầu này sẽ tiếp tục cho đến khi phương Tây từ bỏ kế hoạch duy trì sự thống trị của mình và từ bỏ mong muốn ám ảnh nhằm giáng cho Nga một đòn thất bại chiến lược… Hiện tại, quan điểm này vẫn không thay đổi” – ông Lavrov nói.
Những thông điệp trên được giới chức Nga đưa ra vào thời điểm Hội nghị thượng đỉnh NATO đã khai mạc tại thủ đô Vilnius của Litva vào ngày 11/7. Trong khuôn khổ Hội nghị kéo dài 2 ngày, các nhà lãnh đạo NATO sẽ ưu tiên giải quyết những thách thức như kế hoạch kết nạp Thụy Điển làm thành viên, lộ trình kết nạp Ukraine và tiến độ tăng quân thường trực của liên minh tại khu vực sườn phía Đông.
Tuy nhiên, kết thúc ngày đầu tiên diễn ra Hội nghị, các thành viên NATO chưa thể thu hẹp bất đồng về việc kết nạp Ukraine vào liên minh. Trong khi một số thành viên Đông Âu đang thúc giục một cam kết rõ ràng về thời điểm Ukraine gia nhập NATO thì Mỹ và Đức lại tỏ ý chưa sẵn lòng cho điều này.
Trong Hội nghị thượng đỉnh NATO lần này, NATO từ chối đưa ra mốc thời gian tiềm năng cho Ukraina ra nhập liên minh. Zelensky gọi điều này là “lố bịch” và Ukraine đáng được tôn trọng. Zelensky tuyên bố “Ukrane sẽ làm cho NATO mạnh hơn”. Nhưng, phát biểu tại một cuộc họp báo ngày 11/7, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết các đồng minh đã nhất trí về gói ba yếu tố nhằm “đưa Ukraine xích lại gần NATO.” Tuy nhiên, ông cũng lưu ý thêm rằng lời mời Ukraine tham gia liên minh sẽ được đưa ra “khi các đồng minh đồng ý và các điều kiện được đáp ứng”.
Qua sự kiện Mỹ lần đầu tuyên bố cung cấp bom, đạn chùm cho Ukraine trong gói viện trợ quân sự mới nhất, bất chấp quan ngại từ nhiều nước đồng minh và trong ngày đầu tiên của Hội nghị thượng đỉnh NATO. Như thế, Mỹ vi phạm Công ước về bom, đạn chùm đã được thông qua 15 năm trước. Nhưng Mỹ vẫn làm vì Mỹ muốn mượn Ukraina gây hậu quả nặng nề và lâu dài cho Nga và muốn Nga sẽ loại bỏ chính quyền đang cầm quyền của Ukraina như Mỹ đã từng đối xử với Diệm-Nhu năm 1963 tại Việt Nam.
Thế Cương/tổng hợp