Thứ sáu, Tháng mười hai 27, 2024
* Email: bbt.dongnama@gmail.com *Tòa soạn: 0989011688 - 0768908888
spot_img

Đà Nẵng kiên trì và không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh



ĐNA -

(ĐÀ NẴNG), Chiều ngày 25/10/2023, UBND thành phố Đà Nẵng đã tổ chức họp báo về tình hình kinh tế-xã hội quý III năm 2023. Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Quang Nam chủ trì phiên họp. 

Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Quang Nam chủ trì phiên họp. Ảnh trong bài: Trung Đức.

Theo báo cáo (số 310/BC-UB, ngày 12/10/2023) của UBND thành phố Đà Nẵng, dù còn nhiều khó khăn, thách thức kéo dài chưa được tháo gỡ (trong quá trình thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án liên quan đến đất đai), nhưng ngay từ đầu năm 2023, UBND thành phố đã chủ động, tập trung mọi nguồn lực để thực hiện hiệu quả các chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương.

Chủ đề hành động năm 2023 của Đà Nẵng là “Năm tập trung khơi thông các nguồn lực, thu hút đầu tư; giữ vững tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội”.

Báo cáo cho biết, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý III năm 2023 ước tăng 2,2% so với cùng kỳ 2022, trong đó, giá trị tăng thêm (VA) khu vực dịch vụ tăng 2,6%; công nghiệp – xây dựng tăng 0,1% (công nghiệp tăng 0,2%); thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 4,7%; riêng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 2,8%. Tính chung 9 tháng năm 2023, GRDP ước tăng 2,8% so với cùng kỳ 2022.

Cơ cấu kinh tế 9 tháng năm 2023 tiểp tục có sự dịch chuyển nhẹ giữa 3 khu vực so với cùng kỳ 2022 với khu vực dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn, chiếm 70%; công nghiệp ~ xây dựng giảm còn 18,9%; nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 1,81%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,3% (cùng kỳ 2022, cơ cấu kinh tế các khu vực tương ứng là: 68,4%; 20,5%; 1,82% và 9,34%).

Chánh Văn phòng kiêm Người phát ngôn của UBND thành phố, ông Nguyễn Hà Nam, cũng như đại diện một số sở, ban ngành, trong trình bày của mình, cũng chia sẻ nhìn nhận chung:

Kinh tế thành phố tiếp tục đối mặt với các khó khăn thách thức lớn, khó có thể chuyển biến nhanh trong ngắn hạn; vốn đầu tư, hoạt động doanh nghiệp, hoạt động bất động sản, xây dựng suy giảm, đã và đang tác động đến tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư của một số ngành, lĩnh vực có liên quan…Số lượng doanh nghiệp có khả năng phục hồi, vẫn đang phục hồi chậm. Số lượng doanh nghiệp có khả năng quay trở lại cũng khá thấp. Tình hình này tác động đến an sinh xã hội. Trong đó có vấn đề nợ bảo hiểm xã hội kéo dài (riêng nợ của năm 2023, đến thời điểm này là hơn 222 tỷ đồng). Hiện nay các ngân hàng tích cực hỗ trợ trong khấu trừ để thu đủ bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, có doanh nghiệp số dư hiện tại ở ngân hàng là bằng 0.

Chánh Văn phòng kiêm Người phát ngôn của UBND thành phố, ông Nguyễn Hà Nam, chia sẻ thông tin tình hình kinh tế-xã hội quý III năm 2023, và nhiệm vụ 3 tháng cuối năm.

Cũng liên quan đến an sinh, Đà Nẵng đã và đang gặp phải vấn đề như hầu hết các địa phương trên cả nước đã gặp, đó là thiếu thuốc, vật tư trang thiết bị y tế, do các quy định nghiêm ngặt về đấu thầu, cũng như mức độ khan hiếm của một số chủng loại thuốc.

Chia sẻ tình hình còn lại của 3 tháng cuối năm 2023, Chánh Văn phòng kiêm Người phát ngôn của UBND thành phố, ông Nguyễn Hà Nam phân tích:
Trong thời gian đến, dự báo tình hình thế giói tiếp tục diễn biển phức tạp; lạm phát tiếp tục ở mức cao, xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng lãi suất kẻo dài tại nhiều quốc gia; kinh tế toàn cầu có xu hướng tăng trưởng chậm lại. Đa số các tổ chức quốc tế dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2023 tăng nhẹ so với dự báo đầu năm nhưng vẫn thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng năm 2022.

Trong nước, nền kinh tế có những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen; sức ép lạm phát, tỷ giá, lãi suất gia tăng; sản xuất kinh doanh tiếp tục đốì mặt với nhiều thách thức. Nhu cầu sụt giảm ở các nền kinh tế lớn trong các tháng cuối năm 2023 sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam, xu hướng thắt chặt tài chính trên toàn cầu cũng sẽ tác động đến ngành sản xuất. Thành phố Đà Nẵng cũng không tránh khỏi xu thế trên.

Dự kiến trong 3 tháng cuối năm 2023, tình hình sản xuất sẽ tiếp tục khó khăn do chuỗi giá trị tiếp tục bị đứt gãy, số lượng đơn hàng mới tiếp tục giảm, thu nhập người dân giảm sẽ tác động nhiều đến các lĩnh vực dịch vụ, tiêu dùng, khả năng đạt kế hoạch đề ra là rất khó khăn.

Đại diện các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện có mặt đông đủ và sẵn sàng tham gia trả lời câu hỏi từ phía các cơ quan báo chí.

Kiên trì cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh
Về nhiệm vụ của 3 tháng còn lại trong năm 2023, Chánh Văn phòng kiêm Người phát ngôn của UBND thành phố, ông Nguyễn  Hà Nam cho biết, thành phố sẽ nỗ lực tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thực hiện tốt công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế, nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư.

Thành phố vẫn duy trì, vận hành hiệu quả hoạt động các Tổ công tác liên ngành để tiếp tục tập trung tháo gỡ các “điểm nghẽn” trong thủ tục đầu tư, quy hoạch, đất đai, xây dựng, công tác giải tỏa đền bù, bàn giao mặt bằng phục vụ triển khai một số dự án trọng điểm có quy mô vốn đẩu tư lớn. Theo dõi tình hình triển khai các dự án đã được trao giấy chứng nhận đầu tư/quyết định chủ trương đầu tư, thông báo cho phép nghiên cứu đầu tư (tại Diễn đàn Đầu tư Đà Nẵng năm 2022), tích cực hỗ trợ các dự án để triển khai đúng tiến độ và chất lượng như đã cam kết tại Diễn đàn.

Đối với các dự án khó khăn về vốn cần sớm ban hành văn bản công bố danh mục dự án trên cống thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng, đồng thời gửi văn bản đến Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng để theo dõi và có cơ sở áp dụng cho vay theo Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng.

Quy hoạch thành phố thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng sẽ hoàn thành trình phê duyệt và tổ chức công bố trong năm 2023; Đà Nẵng cũng đấy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch phân khu, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật… theo kế hoạch số 111/KH-UBND ngày 10/6/2021 của UBND thành phố (về triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đển năm 2045). Phê duyệt Quy chế quản lý kiến trúc trên địa bàn thành phố Đà Nang. Tiếp tục triển khai điều chỉnh Chương trình phát triển đô thị giai đoạn 2021-2030 và báo cáo, triển khai kết quả rà soát đồ án quy hoạch chi tiết chậm triến khai, quy hoạch treo trên địa bàn thành phổ năm 2023 (lần 2).

Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, ông Lê Minh Tường, trả lời câu hỏi của báo chí.

“Điều này tạo sự an tâm cho nhà đầu tư, và cũng là điều kiện, môi trường có sức thu hút đầu tư đối với các dự án”, ông Nguyễn Hà Nam, cho biết thêm.

Bên cạnh đó, vẫn tập trung xử lý, đề xuất hướng tháo gỡ các “điểm nghẽn” trong thủ tục đầu tư, xây dựng cơ bản, công tác giải tỏa, đền bù, bàn giao mặt bằng triển khai dự án, nhất là các công trình trọng điểm, động lực trên các lĩnh vực giao thông, hạ tầng khu công nghệ cao, khu công nghiệp, cấp thoát nước, môi trường, an sinh xã hội…

Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đã được HĐND thành phố ban hành như: Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ (Nghị quyết số 53/2021/NQ-HĐND), chính sách khuyến công (Nghị quyết số 324/2020/NQ-HĐND); Chương trình khuyến công quốc gia, khuyến công địa phương 2023. Phối hợp với các cơ quan liên quan hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất thông minh, tiết kiệm năng lượng. Tiếp tục phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ đẩy nhanh tiến độ xây dựng Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo quốc gia tại Đà Nẵng….

Đối với lĩnh vực du lịch, sẽ triển khai kế hoạch phát triển ẩm thực thành sản phẩm du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Hoàn thiện đề án phát triển du lịch đường thủy nội địa. Năm 2023, cũng sẽ đưa vào hoạt động Bảo tàng Đà Nẵng, Hải Vân Quan; mô hình du lịch nông nghiệp mới tại Hòa Vang. Đại diện Sở Du lịch Đà Nẵng, ông Tán Văn Vương – Phó Giám đốc cho biết thêm, liên quan đến các sản phẩm du lịch mới, sắp tới sẽ thí điểm tổ chức dịch vụ, phục vụ du lịch về đêm trên cầu Nguyễn Văn Trỗi và công viên bờ Đông chân cầu Nguyễn Văn Trỗi; tổ chức phố đi bộ trên tuyến đường Bạch Đằng nối dài.

Ông Tán Văn Vương – Phó Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng, trả lời nội dung báo chí quan tâm về du lịch.

“Chủ trương nhất quán của chính quyền thành phố là tiếp tục tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của các dự án động lực, trọng điểm về dịch vụ du lịch; đôn đốc, triển khai các dự án đầu tư công phục vụ du lịch. Đây là giải pháp giúp khơi thông nguồn lực sớm đầu tư, tạo sản phẩm dịch vụ du lịch mới, quy mô, đặc sắc. Bên cạnh đó có chính sách hỗ trợ các khu điểm du lịch đưa vào khai thác sản phấm, dịch vụ mới. Thành phố duy trì tổ chức các sự kiện lớn để thu hút khách”, ông Nguyễn Hà Nam nhấn mạnh.

Phó Giám đốc Sở Thông tin – Truyền thông, ông Lê Sơn Phong chia sẻ nội dung liên quan đến Khu Công viên phần mềm số 2.

Cũng tại cuộc họp, ngành chức năng cũng trả lời nhiều vấn đề mà cơ quan báo chí quan tâm. Trong đó, Sở Kế hoạch – Đầu tư, Sở Giáo dục và Đào tạo khẳng định không có thông tin “biến trường THPT Nguyễn Hiền (hiện tại) thành Bệnh viện quốc tế”, và do vậy, cũng không vì lý do này, mà không đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật của trường (THPT Nguyễn Hiền). Liên quan đến Công viên phần mềm số 2, và một số khu, cụm công nghiệp trên địa bàn rơi vào tình trạng “chậm đưa vào khai thác”; “chậm triển khai”, gây lãng phí công sản, tài nguyên, … lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin – Truyền thông đều cho biết “có nhiều vướng mắc, liên quan đến thủ tục, đến quy trình, thậm chí có những quy định chưa hề có tiền lệ, chưa có địa phương nào trên cả nước làm. Nên thực tế, để bảo đảm hành lang pháp lý, đúng trình tự, thành phố mất rất nhiều thời gian để tranh thủ ý kiến các bộ, ngành TƯ”. Đến nay, nhiều vướng mắc, cản ngại, điểm nghẽn đã và đang được tháo gỡ thông thoáng./.

Trung Đức