Thứ bảy, Tháng mười một 23, 2024
* Email: bbt.dongnama@gmail.com *Tòa soạn: 0989011688 - 0768908888
spot_img

Đại học Việt Nam, Lào và khu vực Đông Nam Á đồng hành cùng dự án PROVIDENTIEL của ERASMUS+ 2022-2027

ĐNA -

(Đà Nẵng).  PROVIDENTIEL là dự án hướng đến các mô hình chuyển đổi xanh toàn diện, từ giáo dục đến xử lý rác thải, nước thải, … tại hệ thống các trường đại học ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Dự kiến tổng mức đầu tư (dự án) khoảng 800.000 Euro do Liên minh Châu Âu tài trợ.

Ngày 15/1/2023, tại Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt – Hàn (VKU), Đại học Đà Nẵng đã diễn ra phiên họp thứ 2, giai đoạn trao đổi, thảo luận và thống nhất các mục tiêu, đề xuất trong xây dựng dự án “Quản trị chuyển đổi sinh thái tại các trường đại học tại Việt Nam và Lào hướng tới phát triển toàn diện và bền vững” (gọi tắt là Dự án PROVIDENTIEL), tiến tới giai đoạn hoàn thiện dự án, trình dự án trước ngày 8/2/2024 cho Liên minh Châu Âu…

Phiên họp thứ 2 xây dựng dự án PROVIDENTIEL vừa khai mạc sáng ngày 15/1/2024 tại VKU, Đại học Đà Nẵng. Ảnh: T.Ngọc.

Tham dự, về phía các trường đại học Việt Nam và Lào có Điều phối viên của Trường Đại học Thương mại (Chủ trì dự án), Đại học Giao thông vận tải; Học viện Hành chính quốc gia; Đại học Thủ Dầu Một; Đại học Văn Lang; Đại học quốc gia Lào.

Các chuyên gia và điều phối viên đến từ Cộng hòa Pháp, có đại diện Đại học Bordeaux Montaigne; Đại học CY Cergy Paris; Đại học Rennes; Đại học Coimbra từ Bồ Đào Nha.

Về phía AUF, có ông Laurent Sermet-Giám đốc khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, bà Cao Thị Hồng Nga; Bộ Giáo dục và Thể thao Lào, bà Nilinthone Sacklokham.

GS.Laurent Sermet, Giám đốc Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF) khu vực Châu Á – Thái Bình Dương phát biểu khai mạc phiên họp thứ 2. Ảnh: T.Ngọc.

Dự án PROVIDENTIEL được đồng điều phối bởi Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF) và Trường Đại học Thương mại và nhằm mục tiêu hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung trong việc xây dựng và triển khai hệ thống quản trị hướng tới chuyển đổi sinh thái.

 Dự án được thực hiện với 3 trụ cột chính:
Tiêu dùng và mua hàng có trách nhiệm: Giảm tác động tiêu cực đến môi trường (sản xuất chất thải, phát thải khí nhà kính,…). Giảm thiểu (các) nhu cầu sử dụng, (dẫn đến) giảm thiểu tạo ra chất thải tại nguồn (tiêu thụ có trách nhiệm), gắn với yêu cầu thiết lập chương trình, thực hiện phân loại có chọn lọc để tái chế và thu hồi nhiều chất thải hơn. Qua đó, tăng cả chủng loại và số lượng vật liệu tái chế, góp phần phát triển các ngành năng lượng, giảm tiêu thụ sản phẩm, giảm tiêu tốn tài nguyên (1).

Tối ưu hóa việc tiêu thụ điện, nước và năng lượng, tạo được hiệu quả tiến bộ hơn trong tiết kiệm năng lượng: Tổ chức đào tạo, tăng cường hoạt động (đưa đến) nâng cao nhận thức mới. Tạo động lực thúc đẩy sự thay đổi hành vi để thúc đẩy việc sử dụng các phương thức vận tải bền vững, giảm thiểu tác động môi trường và lượng phát thải khí nhà kính do hoạt động vận chuyển; khuyến khích cán bộ giảng viên, nhân viên, sinh viên, học viên, sử dụng phương tiện giao thông ít gây ô nhiễm hơn và đề xuất các giải pháp thay thế (2).

Chương trình ERASMUS+ hướng đến nâng cao năng lực giáo dục đại học Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á. Nguồn ảnh minh họa từ www.etnmagazine.eu/erasmus.

Quản lý bền vững không gian xanh và đa dạng sinh học mở rộng trên phạm vi khuôn viên của mỗi đại học. Nâng cao nhận thức và đào tạo các vấn đề liên quan đến không gian xanh; bảo vệ đa dạng sinh học liên quan đến việc tăng cường kiến thức về thiên nhiên xung quanh (trong cán bộ giảng viên, nhân viên và người học, học viên (3).

VKU là trường đại học công lập quốc tế hàng đầu khu vực miền Trung-Tây Nguyên đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực công nghệ thông tin, truyền thông và kinh tế số, với mong muốn xây dựng một môi trường giáo dục hạnh phúc và mô hình trường đại học có trách nhiệm với môi trường, có trách nhiệm với các thế hệ tương lai.

 “Tham gia dự án PROVIDENTIEL, VKU mong muốn và xác định mục tiêu tăng cường nhận thức về cách tiếp cận toàn thiện để thể chế hóa, xác định các phương tiện kiểm soát cần thiết nhằm đạt mục tiêu về hiệu suất môi trường, triển khai kế hoạch hành động nhằm mục tiêu phát triển bền vững và toàn diện”, PGS.TS. Nguyễn Thanh Bình – Chủ tịch Hội đồng Trường, nhấn mạnh.

PGS.TS. Nguyễn Thanh Bình – Chủ tịch Hội đồng Trường VKU, Đại học Đà Nẵng.

Phiên họp thứ 2 diễn ra tại VKU kéo dài đến ngày 18/1/2024, dự kiến đạt được mục tiêu hoàn thành bản đề xuất dự án ngay trong tháng 1 năm 2024, đảm bảo tiến độ đệ trình. Nếu dự án nhận được tài trợ của Liên minh Châu  u, sẽ triển khai trong giai đoạn từ 2025 – 2027.

Dự án PROVIDENTIEL nằm trong khuôn khổ chương trình ERASMUS+ 2022-2027, tăng cường năng lực trong giáo dục đại học của Liên minh Châu Âu.

Chương trình ERASMUS+ hướng đến các dự án hiện đại hóa, đổi mới trong các trường đại học, xây dựng giáo trình mới, nâng cao quản trị và kết nối quan hệ giữa các trường đại học cùng doanh nghiệp. Mỗi dự án của Chương trình Erasmus+ kéo dài từ 2 đến 3 năm.

Dự án còn phối hợp với chính quyền địa phương nhằm giải quyết các vấn đề về chính sách, xây dựng nền tảng cho đổi mới giáo dục đại học. Việt Nam là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất từ Chương trình nâng cao năng lực trong Giáo dục Đại học ERASMUS+ của EU trong giai đoạn 2015 – 2020 (74 chương trình liên quan đến 94 trường đại học, học viện).

Chương trình Erasmus +, cũng đã sớm vươn đến Việt Nam trong giai đoạn 2022-2027. Một hội thảo quốc tế chuyên đề “Chương trình Erasmus+ Nâng cao năng lực trong giáo dục đại học – quá khứ và tương lai” đã được tổ chức tại Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành – ICISE, TP Quy Nhơn vào tháng 5/2022. Đây cũng là sự kiện khoa học nằm trong khuôn khổ chương trình Gặp gỡ Việt Nam XVIII năm 2022. Hội thảo do Phái đoàn Liên minh châu  u tại Việt Nam, Đại sứ quán Pháp và Đại sứ quán Ý tại Việt Nam, Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam, Cổng thông tin điện tử EURAXESS ASEAN đồng tổ chức.

Hội thảo tập trung thảo luận, trao đổi sâu về giải pháp hỗ trợ các trường đại học, học viện tại Việt Nam nâng cao năng lực giáo dục đại học giai đoạn 2022 – 2027. Hội thảo cũng tạo cơ hội để đánh giá về chất lượng của các dự án có sự tham gia của Việt Nam trong giai đoạn 2015-2020; chia sẻ thông tin, kinh nghiệm cho các trường đại học khác của Việt Nam chưa từng có cơ hội tham gia các chương trình hợp tác với châu  u.

Hội thảo đã tạo động lực, khuyến khích chuẩn bị các đề xuất mới từ năm 2023 (trở đi) với sự hợp tác của EU, các quốc gia thành viên, các đối tác ở Đông Nam Á và đặc biệt là Việt Nam.

T.Ngọc