Thứ hai, Tháng mười hai 23, 2024
* Email: bbt.dongnama@gmail.com *Tòa soạn: 0989011688 - 0768908888
spot_img

Các gói viện trợ quân sự thực chất là nhằm tạo ra việc làm mới ở Mỹ và hỗ trợ nền kinh tế Mỹ



ĐNA -

Ngày 25/4/2024, theo Washington Post, khoảng C0% viện trợ quân sự của Washington sẽ không rời Mỹ. Số tiền được Mỹ phân bổ dưới dạng viện trợ quân sự cho Israel và Ukraine sẽ được chi tiêu tại Mỹ hoặc cho ngành công nghiệp quốc phòng nước này.

Một bệ phóng tên lửa HIMARS đang được lắp ráp. Ảnh: Reuters

Việc áp dụng các gói viện trợ quân sự cho Ukraine, Israel và Đài Loan thực chất là nhằm tạo ra việc làm mới ở Mỹ và hỗ trợ nền kinh tế Mỹ. Gần 80% số tiền này được chuyển đến các nhà sản xuất vũ khí ở Mỹ để bổ sung kho dự trữ hoặc cung cấp vũ khí hay tài trợ cho các hoạt động huấn luyện quân đội của Bộ Quốc phòng Mỹ và nước ngoài.

Khoảng 2/3 viện trợ nước ngoài của Mỹ được chi tiêu thông qua các công ty đặt tại nước này. Ví dụ: thực phẩm phải được mua ở Mỹ và vận chuyển bằng các hãng vận chuyển của Mỹ, các viện trợ nhân đạo hoặc kinh tế, thường cần có nguồn vốn để chuyển đến các tổ chức có trụ sở tại Mỹ.

Theo Newsweek, ngày 24/4/2024, Tổng thống Mỹ Joe Biden ký gói luật được Quốc hội thông qua để hỗ trợ Ukraine. Dự luật này nêu ra các ưu tiên bao gồm cả việc Washington cung cấp tên lửa đạn đạo và hỗ trợ chiến lược dài hạn cho Kiev. Đặc biệt, dự luật quy định phân bổ gần 61 tỷ USD cho phía Ukraine nhưng thực chất Ukraine chỉ được nhận gần 16 tỷ USD trực tiếp từ gói viện trợ trên.

Michael Maloof, cựu chuyên gia phân tích chính sách an ninh cấp cao tại Bộ Quốc phòng Mỹ, nói với báo Nga Sputnik rằng ngân sách hỗ trợ bổ sung sẽ giúp Ukraine duy trì chiến đấu, nhưng không đảm bảo chiến thắng.

“Phần lớn khoản tiền sẽ được chi cho các công ty quốc phòng Mỹ ở nhiều bang để sản xuất vũ khí giúp bổ sung thêm kho dự trữ cho Mỹ. Sau đó, Mỹ sẽ chuyển giao thêm các trang thiết bị vũ khí hết thời hạn sử dụng có sẵn trong kho dự trữ cho Ukraine”, ông Maloof nói.

Theo ông Maloof, về lâu dài, Ukraine tự xây dựng năng lực sản xuất vũ khí mới là cơ sở để hướng tới chiến thắng thay vì trông chờ vào Mỹ.

Karen Kwiatkowski, một cựu chuyên gia khác từng làm việc cho Bộ Quốc phòng Mỹ, nói một phần ngân sách được Washington chuyển tới Kiev một cách trực tiếp để chính phủ Ukraine tiếp tục hoạt động và trả lương cho nhân viên nhà nước. Bà Kwiatkowski ước tính khoản tiền 45 tỷ USD trong gói hỗ trợ mới được Hạ viện phê duyệt sẽ ở lại Mỹ và chỉ 16 tỷ USD được đến Ukraine một cách trực tiếp.

“Có khả năng 16 tỷ USD sẽ ngay lập tức được Ukraine sử dụng để thanh toán các chi phí của chính phủ thay vì hỗ trợ quân đội ở tiền tuyến”, bà Kwiatkowski nói, ám chỉ việc Kiev từng bày tỏ lo ngại về nguy cơ thâm hụt ngân sách đáng kể trong năm 2024.

Lê Huy