Chủ Nhật, Tháng mười hai 22, 2024
* Email: bbt.dongnama@gmail.com *Tòa soạn: 0989011688 - 0768908888
spot_img

Nga đưa tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) thế hệ mới nhất RS-28 Sarmat vào tình trạng báo động

ĐNA -

Theo TASS cho biết, Nga đã đặt tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) RS-28 Sarmat, một vũ khí hạt nhân chiến lược, một trong 3 yếu tố cấu thành vũ khí răn đe hạt nhân, trong tình trạng báo động cao, sẵn sàng làm nhiệm vụ chiến đấu.

Oreshnik có thể coi là một phiên bản thu nhỏ của tên lửa liên lục địa Yars-M. Ảnh: Getty.

RS-28 Sarmat hay còn gọi là Satan II, là vũ khí được Nga ca ngợi là “tên lửa uy lực nhất thế giới”. Đây là hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa thế hệ mới phóng từ các bệ phóng cơ động trên mặt đất, do Trung tâm Tên lửa quốc gia Makeev thiết kế và Nhà máy chế tạo Krasnoyarsk sản xuất.

Tên lửa RS-28 Sarmat được thiết kế để mang đầu đạn hạt nhân tới 750 kiloton, với tầm phóng của tên lửa lên tới 18.000km, cho phép tấn công hầu hết mọi vị trí trên thế giới. Đồng thời, Sarmat có công nghệ bội siêu thanh cho phép nó vượt qua các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại.

Avia Pro nhấn mạnh, lần đầu tiên trong lịch sử, một loại vũ khí hạt nhân được coi là uy lực tấn công mạnh nhất, tầm phóng xa nhất, đã sẵn sàng để sử dụng. Bước đi đó cho thấy Moscow sẵn sàng bảo vệ lợi ích quốc gia của mình trong điều kiện căng thẳng leo thang.

Động thái này gửi tín hiệu tới NATO và phương Tây trong bối cảnh các nước này đang tăng cường tập trận sát biên giới Nga, đồng thời trước đó đã dỡ bỏ hạn chế, cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tên lửa tầm xa do Mỹ và NATO viện trợ để tấn công vào lãnh thổ truyền thống của Nga.

Tên lửa Oreshnik được phát triển mới, dựa trên công nghệ siêu vượt âm tiên tiến và vật liệu hiện đại.

Thủ tướng Hungary cảnh báo nguy cơ leo thang cấp độ và lan rộng quy mô xung đột.
Sự kiện này càng đáng được chú ý khi Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho biết trên Đài phát thanh Kossuth rằng, sự thật về cái chết của các quân nhân Mỹ và châu Âu ở Ukraine cho thấy nguy cơ leo thang cấp độ và lan rộng quy mô xung đột.

Thủ tướng Hungary cũng cho rằng, việc Moscow phóng tên lửa đạn đạo Oreshnik mới nhất để tấn công các mục tiêu ở Ukraine, nhằm đáp trả việc phương Tây cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa tấn công Nga, là minh chứng thiết thực nhất kêu gọi “các chính trị gia châu Âu phải chịu trách nhiệm về các quyết định của mình”.

Theo ông, sau quyết định sai lầm của Mỹ đã khiến Nga phóng Oreshnik – một loại tên lửa mà trước đó phương Tây chưa từng biết. Theo ông, không cần biết các thông số kỹ thuật của nó là như thế nào, Oreshnik là loại tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và không ai muốn nhìn thấy Nga phóng nó đi xa hàng nghìn kilomet, mà không chắc chắn là nó có mang theo sức mạnh hủy diệt của nó (đầu đạn hạt nhân) hay không.

Ông Orban nói thêm rằng, các chính trị gia phương Tây nên suy nghĩ về hậu quả của hành động của họ, ngừng đưa ra những quyết định mang tính điên cuồng, có thể mang lại những hậu quả vô cùng thảm khốc, không chỉ đối với riêng Ukraine, mà còn đối với cả nhân loại.

Hieu Nguyen