Thứ Tư, Tháng 2 5, 2025
* Email: bbt.dongnama@gmail.com *Tòa soạn: 0989011688 - 0768908888
spot_img

Triển khai tên lửa Oreshnik tại Minsk, Nga gửi thông điệp rõ ràng nhất với sự hiện diện của tên lửa Mỹ tại Đức



ĐNA -

Ngày 6/12/2024, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã yêu cầu Tổng thống Nga Vladimir Putin triển khai các loại vũ khí mới nhất của Nga, bao gồm hệ thống Oreshnik, trên lãnh thổ Belarus sau cuộc họp của Hội đồng Nhà nước Tối cao của Nhà nước Liên bang. Việc Nga và Belarus đồng ý triển khai tên lửa Oreshnik tại Minsk được coi là thông điệp rõ ràng nhất với sự hiện diện của tên lửa Mỹ tại Đức.

Nga và Belarus đồng ý triển khai tên lửa Oreshnik tại Minsk được coi là thông điệp rõ ràng nhất với sự hiện diện của tên lửa Mỹ tại Đức.

Quyết định triển khai hệ thống tên lửa siêu thanh tầm trung Oreshnik trên lãnh thổ Cộng hòa Belarus được đưa ra nhằm đáp trả các hành động của Mỹ và Đức liên quan đến việc triển khai tên lửa tầm trung ở châu Âu.

Người Mỹ và người Đức đã nhiều lần tuyên bố điều này trước đây”, kênh Telegram của Bộ Quốc phòng Belarus trích lời Sergei Lagodyuk, Phó tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Belarus, cho biết hôm 7/12.

Sau đây là một số tuyên bố chính thức của các bên vào thời điểm tháng 7/2024 khi Mỹ và Đức đưa ra quyết định triển khai tên lửa tại Berlin. Việc triển khai sẽ bắt đầu được thực hiện từ năm 2026.

Tuyên bố chung của Washington và Berlin: “Mỹ sẽ bắt đầu triển khai theo từng đợt các khả năng tấn công tầm xa của lực lượng đặc nhiệm đa miền tại Đức vào năm 2026.

Các khả năng này sẽ bao gồm tên lửa SM-6, Tomahawk và các loại vũ khí siêu thanh đang được phát triển, có tầm bắn xa hơn đáng kể so với các loại hỏa lực trên bộ hiện tại ở châu Âu”.

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan: “Những gì chúng tôi triển khai tới Đức là năng lực phòng thủ, giống như nhiều năng lực phòng thủ khác mà chúng tôi đã triển khai trên khắp liên minh trong nhiều thập kỷ qua”.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz: “Đây là một quyết định rất tốt hoàn toàn phù hợp với chiến lược an ninh của chính phủ Đức. Quyết định này đã được đưa ra sau một thời gian dài cân nhắc và không phải là điều bất ngờ thực sự đối với bất kỳ ai tham gia vào chính sách an ninh và hòa bình”.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius: “Đức cần có kế hoạch đầu tư dài hạn vào các hệ thống phòng thủ tầm xa phù hợp để bảo vệ nước này và châu Âu”.

Tên lửa đạn đạo tầm trung Pershing của Mỹ.

Nói về quyết định của Mỹ và Đức, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố: “Động thái này là mối đe dọa rất nghiêm trọng đối với Nga, nước sẽ thực hiện các biện pháp chu đáo, phối hợp và hiệu quả để kiềm chế NATO”.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho rằng: “Không cần phải lo lắng hay cảm xúc, trước hết chúng tôi sẽ đưa ra phản ứng quân sự đối với động thái này, đây chỉ là một mắt xích khác trong chuỗi leo thang của Mỹ”.

Đáp lại, nhà lãnh đạo Nga và Belarus đã đồng ý và tuyên bố rằng việc triển khai Oreshnik tại Belarus sẽ được thực hiện được vào nửa cuối năm 2025.

Chy Lê