Thứ hai, Tháng mười hai 23, 2024
* Email: bbt.dongnama@gmail.com *Tòa soạn: 0989011688 - 0768908888
spot_img

Nga công bố bằng chứng Mỹ vận hành 4 phòng thí nghiệm sinh học ở Nigeria, nơi bùng phát dịch đậu mùa khỉ



ĐNA -

Ngày 27/5/2022, quân đội Nga đã công bố các bằng chứng cho thấy Mỹ vận hành 4 phòng thí nghiệm sinh học ở Nigeria, nơi bùng phát dịch đậu mùa khỉ, và một số phòng ở Ukraine.

Hãng thông tấn TASS và đài Sputnik dẫn lời người đứng đầu Lực lượng Phòng vệ Bức xạ, Hóa học và Sinh học Nga, ông Igor Kirillov, cho biết có ít nhất bốn phòng thí nghiệm sinh học do Mỹ kiểm soát hoạt động ở Nigeria, nơi bệnh đậu mùa khỉ bùng phát.

Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Vasily Nebenzia. Ảnh: Sputnik.

Ông Kirillov chỉ ra rằng, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chủng mầm bệnh đậu mùa khỉ nhập khẩu từ Nigeria, nơi Mỹ triển khai cơ sở hạ tầng nghiên cứu sinh học. Ông nói: “Theo thông tin hữu dụng, ít nhất 4 phòng thí nghiệm sinh học do Mỹ kiểm soát đang hoạt động tại Nigeria”.

Ông Kirillov nói rằng “theo truyền thông châu Âu và Mỹ, các tài liệu của Hội nghị An ninh Munich 2021 đã đề cập đến việc thực hành kịch bản chống lại bệnh đậu mùa khỉ”. Quan chức này đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải có một cuộc điều tra bổ sung do các chuyên gia thực hiện.

Trong bản báo cáo công bố ngày 27/5/2022, ông Kirillov cho biết thêm quân đội Nga đã mất hơn hai tháng để thu thập thông tin về mức độ và qui mô nỗ lực nghiên cứu sinh học cấp độ quân sự của Mỹ ở Ukraine. Ông tiết lộ rằng Lầu Năm Góc đã sử dụng Ukraine làm “bãi thử” các nghiên cứu sinh học chết người.

Theo ông Igor Kirillov, Lầu Năm Góc đã giới thiệu một loại vaccine bệnh đậu mùa vào năm 2003, trong khi các nhà ngoại giao và nhân viên y tế Mỹ bị yêu cầu phải tiêm vaccine để phòng dịch bệnh truyền nhiễm này. “Điều đó cho thấy Mỹ coi mầm bệnh đậu mùa là tác nhân gây bệnh hàng đầu để sử dụng trong chiến đấu và các biện pháp tiêm chủng đang diễn ra là nhằm bảo vệ binh sĩ Mỹ”, ông Kirillov nói.

Quan chức này nhấn mạnh, trong bối cảnh Mỹ nhiều lần vi phạm các qui định an toàn sinh học và có bằng chứng về việc lưu trữ bất cẩn các mầm bệnh sinh học, bao gồm cả bệnh đậu mùa, WHO nên điều tra các hoạt động của các phòng thí nghiệm do Mỹ tài trợ ở các thành phố Abuja, Zaria và Lagos của Nigeria, đồng thời thông báo với cộng đồng quốc tế về những phát hiện của họ.

Cùng ngày, Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Vasily Nebenzia cho biết Nga đã trình lên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc bằng chứng mới liên quan đến các hoạt động của Mỹ trong các phòng thí nghiệm Ukraine mà Moscow có được trong hai tháng qua. Ông Nebenzia cho hay Moskva đã nhiều lần bày tỏ lo ngại về điều Nga mô tả là một mạng lưới gồm hơn 30 phòng thí nghiệm sinh học ở Ukraine được Mỹ tài trợ.

Trích dẫn các tài liệu bị thu giữ được, quan chức Nga tiết lộ rằng các chuyên gia người Mỹ đã đào tạo nhân viên các phòng thí nghiệm sinh học ở Ukraine về cách ứng phó với dịch bệnh đậu mùa khẩn cấp.

Cuối những năm 1970, thế giới đã xóa sổ được bệnh đậu mùa nhờ các nỗ lực toàn cầu, như tiêm chủng. Tuy nhiên, giới chức y tế ở nhiều nước trên thế giới gần đây bắt đầu bày tỏ lo ngại về bệnh đậu mùa khỉ, sau khi số ca mắc bệnh bắt đầu lan rộng vào đầu tháng này

Các mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ. Ảnh: REUTERS

Ngày 26/5/2022, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết virus gây bệnh đậu mùa khỉ đã lan ra hơn 20 quốc gia trên thế giới, kêu gọi các nước tăng cường giám sát dịch bệnh. Trao đổi với báo giới, Trưởng nhóm kỹ thuật thuộc bộ phận dịch bệnh khẩn cấp của WHO, bà Maria Van Kerkhove, cho biết khoảng 200 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ và hơn 100 ca nghi mắc đã được phát hiện tại các quốc gia vốn hiếm khi ghi nhận căn bệnh này.

Quan chức LHQ cho biết sẽ có thêm nhiều trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ được báo cáo khi việc giám sát mở rộng, song lưu ý sự lây lan căn bệnh này có thể kiểm soát được. Bà kêu gọi các chuyên gia y tế coi bệnh đậu mùa khỉ là một khả năng khi chẩn đoán các bệnh nhân bị phát ban đến thăm khám tại các phòng khám sức khỏe tình dục, khoa cấp cứu, phòng khám bệnh truyền nhiễm và phòng khám da liễu.
Bệnh đậu mùa khỉ đã xuất hiện ở châu Phi, châu Á, lây lan sang Bắc Mỹ và châu Âu trong những tuần gần đây, làm bùng phát dịch bệnh ở các quốc gia bên ngoài Trung và Tây Phi, nơi virus gây bệnh này lưu hành ở mức độ thấp trong 4 thập niên qua. Trong đó, chủng virus ở Tây Phi đang là nguyên nhân gây ra đợt bùng phát bệnh này hiện nay. Chủng này gây bệnh nhẹ và hầu hết các bệnh nhân sẽ hồi phục sau vài tuần.

Nguồn tintucvn