Chủ Nhật, Tháng mười hai 22, 2024
* Email: bbt.dongnama@gmail.com *Tòa soạn: 0989011688 - 0768908888
spot_img

Liên hợp quốc: Cảnh báo tình trạng ô nhiễm môi trường trên Thế Giới



ĐNA -

Trong một tuyên bố được đưa ra ngày 30/5/2022, trước hội nghị Stockholm + 50 về môi trường, các chuyên gia của Liên hợp quốc cảnh báo hàng triệu sinh mạng trên thế giới đang bị đe dọa khi đối mặt với những thách thức chưa từng có về môi trường.

Phát thải khí nhà kính gây ô nhiễm môi trường. (Ảnh: UN)

Năm thập kỷ sau hội nghị thế giới đầu tiên về môi trường, các chuyên gia nhân quyền của Liên hợp quốc đã kêu gọi các quốc gia tăng gấp đôi nỗ lực để bảo vệ hành tinh đang bị đe dọa cho các thế hệ hiện tại và tương lai, trong khi những thách thức là chưa từng có.

Theo các chuyên gia của Liên hợp quốc, một số cộng đồng phải chịu đựng những bất công về môi trường, nơi việc tiếp xúc với ô nhiễm và các chất độc hại đến mức họ bị coi là ‘khu hy sinh’. “Với quỹ đạo của loài người là các chất độc hại, biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học, hành tinh này có nguy cơ trở thành khu vực hiến tế của con người” – các chuyên gia nhấn mạnh. Đặc biệt là kể từ khi có nhiều cuộc khủng hoảng liên quan đến biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học và ô nhiễm phổ biến có tác động đến việc thụ hưởng các quyền con người và “gây nguy hiểm cho việc đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững”.

Bà Marcos Orellana, Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc về các chất độc hại và quyền con người, cho biết: “Đây là thời điểm quan trọng để luật môi trường quốc tế thay đổi hướng và áp dụng cách tiếp cận dựa trên quyền con người để bảo vệ môi trường”.

Về phần mình, ông David Boyd, Báo cáo viên đặc biệt về nhân quyền và môi trường, kêu gọi các quốc gia đặt quyền có môi trường lành mạnh vào trung tâm của tất cả các cuộc thảo luận và kết quả của hội nghị Stockholm + 50 trong ngày 2 và 3/6/2022, thực hiện thay đổi luật môi trường mạnh mẽ hơn, xuất phát từ việc công nhận quyền có môi trường trong lành.

Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) sẽ tổ chức hội nghị quốc tế cấp cao mang tên Stockholm + 50 vào ngày 2 và 3/6/2022. Mục tiêu của sự kiện này là kỷ niệm 50 năm Hội nghị Stockholm 1972 và kỷ niệm 5 thập kỷ hành động vì bảo vệ môi trường.

Theo các chuyên gia, việc đặt quyền con người vào trung tâm của hành động môi trường sẽ dẫn đến những tác động tích cực đến chất lượng không khí, nước sạch, đất lành mạnh, thực phẩm được sản xuất bền vững, năng lượng, biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học, loại bỏ các chất độc hại và bảo vệ quyền của Những người bản địa. Họ nhấn mạnh: “Làm như vậy, chúng tôi có cơ hội mang lại sự thay đổi đáng kể và cứu sống hàng triệu người mỗi năm”

PV