Chủ Nhật, Tháng mười hai 22, 2024
* Email: bbt.dongnama@gmail.com *Tòa soạn: 0989011688 - 0768908888
spot_img

Khí đốt Nga, nước cờ triệt buộc châu Âu



ĐNA -

Theo Politico, tâm trạng hoang mang hiện tại của châu Âu hoàn toàn khác xa sự lạc quan về khả năng thoát khí đốt Nga cách đây 3 tháng

Tổng thống Nga Putin đảo ngược thế cờ khiến các lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu phản tác dụng.

Các nhà lãnh đạo châu Âu đang chuẩn bị cho cuộc khủng hoảng nguồn cung cấp khí đốt có thể đóng băng nhiều lĩnh vực của nền kinh tế. Thực tế họ đã phải hạn chế sử dụng năng lượng bắt đầu từ thứ hai (11/7), khi Nga dừng cung cấp qua đường ống Nord Stream 1 để bảo trì trong 10 ngày. Nord Stream 1 là đường ống dẫn khí đốt lớn nhất từ Nga sang Đức qua Biển Baltic, vận chuyển khoảng 55 tỷ m3 khí đốt mỗi năm.

Nord Stream 1, vũ khí siêu nguyên tử hủy diệt châu Âu.

Các nhà phân tích và quan chức lo ngại rằng Gazprom – vốn đã ngừng cung cấp khí đốt hoặc hạn chế cho 12 quốc gia trong Liên minh châu Âu và rất có thể chọn không khởi động Nord Stream 1 sau 10 ngày bảo trì với nhiều lý do. Nếu như vậy sẽ đẩy một nền kinh tế như Đức rơi vào khủng hoảng hơn nữa. Đó là điều mà Phó thủ tướng Đức Robert Habeck hôm 10/7 gọi là một kịch bản “ác mộng chính trị”.

“Điều gì xảy ra sau khi bảo trì? Bao giờ khí đốt sẽ quay lại? Đó là điều mà mọi người quan tâm”, Ed Cox, Trưởng bộ phận khí hóa lỏng (LNG) toàn cầu tại công ty tình báo hàng hóa ICIS, cho biết. Họ chỉ mong khí đốt quay trở lại từ Nga, nhưng họ vẫn không nghĩ đến việc bỏ cấm vận Nga.

Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire bày tỏ nỗi sợ hãi vào 10/7, nói rằng việc ngắt hoàn toàn khí đốt của Nga tới châu Âu là “lựa chọn khả dĩ nhất” của Nga và các nước cần “đặt mình vào cuộc chiến ngay từ bây giờ”.

Tình trạng báo động ở Paris và Berlin khác xa với tâm trạng lạc quan hơn cách đây ba tháng ở Brussels, khi các quan chức hàng đầu tuyên bố xoay trục khỏi khí đốt của Nga và đặt mục tiêu giảm hai phần ba sự phụ thuộc trong năm nay. “Nó không dễ dàng nhưng nó khả thi”, Phó chủ tịch điều hành Ủy ban châu Âu Frans Timmermans nói khi đó.

Châu Âu đã bỏ lỡ mục tiêu này. Đến 16/6/2022, họ đã nhập khẩu nhiều khí đốt của Nga hơn so với dự toán trong năm. Hiện tại, các nhà giao dịch khí đốt châu Âu đang nín thở khi Nord Stream 1 ngừng hoạt động.

Sự hoảng loạn bùng lên nhanh chóng vào thứ hai (10/7) khi Eni, một công ty năng lượng lớn của Italy, cho biết lượng hàng giao của họ từ Gazprom đã giảm từ 32 triệu mét khối mỗi ngày xuống 21 triệu. Nhưng sản lượng giảm là do Nord Stream 1 dừng hoạt động chứ không phải bị cắt ở những đường ống khác như một số người lo ngại.

Trong những năm trước, trong quá trình bảo trì Nord Stream 1, Nga đã bù đắp cho nguồn cung bị giảm bằng cách bơm thêm khí đốt qua các tuyến khác. Nhưng năm nay, đến bây giờ họ vẫn chưa làm như vậy.

Ngày 20/7/2022 tới, các quan chức châu Âu tại Brussels sẽ công bố kế hoạch chuẩn bị đủ khí đốt để vượt qua mùa đông. Nhưng chi tiết của kế hoạch hiện vẫn còn mơ hồ. “Tình hình rõ ràng là nghiêm trọng và chúng tôi cần phải chuẩn bị đầy đủ cho bất kỳ tình huống nào xảy ra”, người phát ngôn của Ủy ban châu Âu, cho biết.

Nếu Nord Stream 1 không khởi động lại nữa, các lựa chọn tìm nguồn cung thay thế của châu Âu rất hạn chế. Đầu năm nay, sản lượng khí hóa lỏng từ đường biển đến châu Âu chủ yếu từ Mỹ đã đạt kỷ lục. Nhưng vụ nổ và sự cố ngừng hoạt động vào tháng 6 tại một cơ sở xuất khẩu quan trọng của Texas đã cản trở kế hoạch dựa vào Mỹ, ít nhất là phải trong 5 đến 6 tháng nữa.

Nga hợp tác cùng GCC phá thế bao vây và sức ép từ Mỹ. Ảnh: RT

Một số quốc gia vùng Vịnh đã ngỏ lời cung cấp thêm. Tuy nhiên, những đề xuất này đi kèm với các ràng buộc chính trị. Ví dụ, Oman muốn đổi lại việc miễn thị thực đi lại ở châu Âu cho công dân của mình.

Tom Marzec-Manser, Trưởng bộ phận phân tích khí đốt tại ICIS, cho biết châu Âu đang chạm ngưỡng giới hạn về lượng khí đốt từ các nguồn khác có thể bơm vào và giới hạn về những gì LNG có thể làm.

Khí đốt từ các nước láng giềng trong khu vực như Azerbaijan và Na Uy đã tăng lên, và tháng này Oslo đã thông qua việc tăng sản lượng để hỗ trợ xuất khẩu. Nhưng chính phủ Na Uy cảnh báo rằng các công ty của họ đã sản xuất ở mức tối đa, hoặc rất gần với mức này.

Hà Lan thông báo đã cắt giảm thành công một phần ba mức tiêu thụ năng lượng trong năm. Vì vậy, họ có thể cho phép chuyển một số khí đốt bổ sung đến các nước láng giềng. Tuy nhiên, Bộ trưởng Khí hậu Hà Lan Rob Jetten cảnh báo việc đẩy mạnh khai thác tại Groningen sẽ dễ dẫn đến động đất. Do đó, lựa chọn này chỉ có thể là phương án cuối cùng.

Theo phân tích của tổ chức tư vấn Bruegel, các nước châu Âu sẽ phải cần cắt giảm nhu cầu 15% trong 10 tháng tới nếu Nga ngừng cung cấp khí đốt. Ở các nước Baltic và ở Phần Lan, các chính phủ có thể phải cắt giảm đến 54%.

Thủ tướng Anh và một số lãnh đạo các nước trong khối NATO buộc phải xin từ chức vì bất tín nhiệm

Tình hình ngày càng u ám, Tại Pháp, CEO của ba trong số các công ty năng lượng lớn nhất nước đã cùng nhau kêu gọi mọi người tiết kiệm năng lượng.

Giới chức Hà Lan thì kêu gọi người dân tắm nhanh hơn và giảm dùng hệ thống sưởi. Chính quyền địa phương ở Đức đang sử dụng các biện pháp bao gồm giảm độ sáng đèn đường và giảm nhiệt độ các bể bơi ngoài trời.

Các nhà lập pháp châu Âu cổ vũ về một quy định cung cấp khí đốt bắt buộc mới, yêu cầu trữ lượng phải được lấp đầy đến 80% vào tháng 11, các nhà đàm phán vẫn đang tranh cãi gay gắt về việc ai trả tiền cho khí đốt, và ai được ưu tiên tiếp cận trong trường hợp khẩn cấp. Theo dữ liệu thời gian thực, mức lưu trữ hiện tại đang ở mức 61,6%.

Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) và Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đều bất lực với những chính sách cấm vận Nga phản tác dụng

Cho đến nay, ít nhất 10 quốc gia châu Âu đã kích hoạt giai đoạn “cảnh báo sớm” đầu tiên trong kế hoạch dự phòng khẩn cấp của họ. Phụ thuộc rất nhiều vào khí đốt của Nga, Đức là quốc gia duy nhất đã kích hoạt giai đoạn thứ hai. Việc kích hoạt giai đoạn thứ ba sẽ cho phép Berlin can thiệp vào thị trường và điều phối việc cung cấp năng lượng quốc gia, xác định lĩnh vực nào bị cắt giảm đầu tiên.

Theo Simone Tagliapietra, nhà phân tích năng lượng cấp cao tại Bruegel, trong một kịch bản như vậy, các chính trị gia có thể sẽ bắt đầu bằng cách cắt bỏ các lĩnh vực không cần thiết như ôtô, tiếp theo là các ngành khác, sau đó là dịch vụ xã hội và cuối cùng là sưởi ấm cho khu dân cư.

Hôm 10/7/2022, Đức và Czech cùng cam kết “thống nhất để cung cấp sự hợp tác và điều phối hoạt động trong trường hợp nguồn cung cấp khí đốt bị gián đoạn hoàn toàn có thể xảy ra trong những tuần tới”. Nhưng nhiều người lo sợ về một kịch bản các quốc gia đến khi đó sẽ tự lo, giữ khí đốt để tiêu thụ nội địa cho mình.

Đó là lý do Ủy ban châu Âu khuyến khích các quốc gia thiết lập “thỏa thuận đoàn kết” xuyên biên giới tự nguyện để chia sẻ khí đốt trong những lúc cần thiết. Cho đến nay, chỉ có 6 thỏa thuận như vậy đã được thiết lập và “vấn đề là thỏa thuận đó có thể không đủ mạnh”. Nguyên nhân bởi các thỏa thuận song phương này không có cơ chế thực thi.

Tỷ lệ thất nghiệp tại Anh đã tăng lần đầu tiên kể từ cuối năm 2020. (Ảnh: Reuters)

Việc cấm vận Nga đã ảnh hưởng trực tiếp lên nền kinh tế và chính trị châu Âu. Nhiều lãnh đạo các nước thành viên Liên minh châu Âu buộc phải xin từ chức vì làn sóng biểu tình yêu cầu giải tán chính phủ của người dân.

The Cuong – tổng hợp