ĐNA- Giá các lô hàng bìa các-tông đã qua sử dụng đến Việt Nam đã tăng khoảng 60% trong năm nay do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 làm giảm lượng nguyên liệu có sẵn từ các nhà máy và hộ gia đình ở Đông Nam Á.
Bìa các-tông đã qua sử dụng là nguyên liệu đầu vào chính trong sản xuất sản phẩm giấy. Nhưng do các nguồn cung thông thường cạn kiệt, giá bìa đã tăng 20% kể từ tháng 4/2021. Nhập khẩu cũng đang gia tăng, với Nhật Bản chứng kiến khối lượng xuất khẩu sang Việt Nam tăng khoảng 60%.
Các nhà máy ở TP. Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh phía Nam không thể hoạt động, một số chỉ duy trì từ 30- 50% lao động. Không ít doanh nghiệp đã ngừng sản xuất hoàn toàn, điều này đã làm giảm đáng kể lượng rác thải các nhà máy sản xuất.
Bìa các-tông đã qua sử dụng cũng có thể đến từ các hộ gia đình. Tuy nhiên, những người thu gom phế liệu nhỏ lẻ để bán cho các đại lý đã bị cấm đến những khu vực có dịch bệnh. Do đó, nguồn cung từ các hộ gia đình ước tính đã giảm khoảng 80% trên khắp miền Nam Việt Nam.
Trong khi đó, nhu cầu đối với vật liệu này vẫn rất cao. Mặc dù Trung Quốc đã cấm nhập khẩu giấy hỗn hợp với lý do môi trường, họ đã tăng nhập khẩu bìa các-tông sản xuất mới. Nhiều cơ sở đã mọc lên hoặc được mở rộng ở Việt Nam trong những năm gần đây để tái chế các vật liệu đã qua sử dụng thành bìa các-tông mới.
Lãnh đạo một doanh nghiệp cho biết: “Chúng tôi đang đấu tranh để đảm bảo bảng chất lượng cao thậm chí phải trả thêm tiền. Công ty hiện đang tìm kiếm nhiều nguyên liệu hơn từ miền Bắc, nơi không bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch”.
Một lựa chọn khác là nhập khẩu. Theo thống kê của Chính phủ, Việt Nam đã nhập gần 3 triệu tấn container các-tông cũ vào năm 2020 (tăng khoảng 13 lần so với năm 2016). Khoảng một nửa số lô hàng trong vài năm qua đến từ Nhật Bản hoặc Mĩ (Mĩ chiếm từ 30%- 40% trong năm 2018 và năm 2019). Nhưng với việc xuất khẩu của Mỹ giảm do đại dịch và xuất khẩu của Nhật Bản tăng lên, có thời điểm Nhật đã vận chuyển khoảng 790.000 tấn đến Việt Nam vào năm 2020.
Nhu cầu của Việt Nam là một lợi ích cho các công ty xuất khẩu Nhật Bản đang chịu lệnh cấm của Trung Quốc. Các lô hàng Nhật Bản đến Việt Nam có giá cao hơn khoảng 60% so với đầu năm.
“Xuất khẩu sang Việt Nam có xu hướng tăng cao hơn so với xuất khẩu sang các nước khác”, một doanh nghiệp cho biết.
Các lô hàng đến Việt Nam cũng đang hút hết hàng tồn kho trên khắp Nhật Bản. Các nhà bán buôn ở Tokyo hiện đang trả thêm 22% cho các thùng tôn cũ so với hồi tháng 4.
Nhưng sự bùng nổ kéo dài bao lâu thì vẫn còn phải chờ vào thực tế. Tỷ lệ hoạt động của các nhà sản xuất Việt Nam đang ở mức thấp kỷ lục, trong khi sản xuất hộp các tông ở Trung Quốc cũng chậm chạp do các hạn chế liên quan đến Covid-19 và lo ngại về suy thoái kinh tế.
Đào Tùng/ theo Nikkei Asia