Chủ Nhật, Tháng mười hai 22, 2024
* Email: bbt.dongnama@gmail.com *Tòa soạn: 0989011688 - 0768908888
spot_img

ATCESD IV – 2024: Hợp tác, chia sẻ kiến thức và ứng dụng công nghệ tiên tiến, giải quyết những thách thức của thời đại

ĐNA -

(Đà Nẵng). Ngày 9/11/2024, đã diễn ra hội thảo công nghệ xây dựng tiên tiến hướng đến phát triển bền vững lần IV (The 4th Conference on Advanced Technology in Civil Engineering towards Sustainable Development/ ATCESD 2024). ATCESD 2024 do Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng chủ trì và là sự kiện nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng kỷ niệm 30 năm xây dựng và phát triển Đại học Đà Nẵng (1994-2024).

4 diễn giả chính nhận lời mời đến với ATCESD IV năm 2024. Ảnh: T.Ngọc.

ATCESD 2024 kế thừa thành tựu các phiên 2015, 2016 và 2017, tiếp tục đánh giá và nghiên cứu chuyên sâu vấn đề công nghệ và kỹ thuật xây dựng đang phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt là ứng dụng công nghệ số, hướng tới phát triển xanh và bền vững. ATCESD IV năm 2024 được tổ chức với quy mô lớn hơn và được công nhận là hội thảo quốc tế.

Các diễn giả chính nhận lời mời đến với sự kiện có GS.TS.Nobuaki Ohmori – Đại học Utsunomiya Nhật Bản ; GS.TS Akira Hosoda – Đại học Quốc gia Yokohama ; PGS.TS. Nguyễn Hoàng Giang – Phó Hiệu trưởng, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội và GS.TS.KTS – Doãn Minh Khôi – Viện Quy hoạch và Kiến trúc Đô thị, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội.

Hợp tác, chia sẻ kiến thức và ứng dụng công nghệ tiên tiến, giải quyết những thách thức của thời đại
«Hội thảo là nơi gặp gỡ, giao lưu trao đổi học thuật, tăng cường hợp tác và đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao và giới thiệu công nghệ, các giải pháp thiết kế và xây dựng tiến góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển bền vững của đất nước. Hội thảo cũng khuyến khích hợp tác, chia sẻ kiến thức và ứng dụng công nghệ tiên tiến để giải quyết những thách thức mà chúng ta đang đối mặt ngày nay.

PGS.TS Lê Tiến Dũng – Phó Hiệu trưởng, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng: Hội thảo này đã thể hiện cam kết của Nhà trường đối với phát triển bền vững. Ảnh: T.Ngọc.

Với vai trò là một trong những trường đại học chuyên sâu về các lĩnh vực kỹ thuật hàng đầu tại Việt Nam, Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng cam kết thúc đẩy giáo dục và nghiên cứu về khoa học và công nghệ. Nhà trường tự hào đã tạo ra một môi trường, nơi sinh viên và giảng viên làm việc cùng nhau để giải quyết những thách thức trong thế giới thực.

Hội thảo này đã thể hiện cam kết của Nhà trường đối với phát triển bền vững và sử dụng công nghệ một cách có trách nhiệm, trong các lĩnh vực kỹ thuật xây xựng, kiến trúc và môi trường. Hội thảo cũng đã góp phần mở rộng quan hệ hợp tác giữa Nhà trường chúng tôi với các trường Đại học, Viện nghiên cứu và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên », PGS.TS Lê Tiến Dũng – Phó Hiệu trưởng nhà trường, Trưởng ban tổ chức Hội thảo nhấn mạnh.

Hội thảo quốc tế ATCESD 2024 gồm 1 phiên toàn thể với 4 báo cáo chính (Keynotes) của các chuyên gia, nhà khoa học đến từ Nhật Bản và Việt Nam. 51 báo cáo được trình bày ở 8 phiên làm việc song song. ATCESD 2024 có 44 bài báo tiếng Anh được tổ chức phản biện kín và lựa chọn đăng vào số đặc biệt trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ – Đại học Đà Nẵng.

Báo cáo của GS.TS.KTS – Doãn Minh Khôi – Viện Quy hoạch và Kiến trúc Đô thị, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội.Ảnh: Xuân Tươi.

Nội dung báo cáo gắn với 5 chủ đề (của ATCESD 2024) gồm: Kỹ thuật xây dựng và địa kỹ thuật (Civil and Geotechnical Engineering) ; Vật liệu và kết cấu tiên tiến (Innovative Materials and Structures) ; Quy hoạch và quản lý xây dựng (Construction Planning and Management); Kiến trúc (Architecture) và Thủy lực, thủy văn và môi trường (Hydraulics, Hydrology and Environmental Engineering).

Thích ứng với biến đổi khí hậu đang là thách thức.
Hướng tới phát triển xanh, bền vững ; chọn đề tài chọn  Quy hoạch và quản lý xây dựng ThS.KTS Lê Thị Kim Anh, giảng viên Khoa Kỹ thuật Xây dựng, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, Đại học Đà Nẵng, tác giả bài báo “Phân tích hình thái đô thị du lịch ven biển bền vững tầm nhìn 2045, cho biết: Du lịch Hội An và ngành công nghiệp (Chu Lai_Núi Thành) là hai ngành nổi trội trong phát triển kinh tế Quảng Nam chiếm 7.9% giai đoạn 2011-2020 ( theo Tổng hợp từ các Niên giám thống kê của tỉnh Quảng Nam).

 Trong đó, đô thị cổ Hội An – nơi giao thoa văn hoá của người Trung Hoa, người Nhật Bản, phương Tây và thương cảng Faifo (Hội An) – sầm uất nhất ở Thừa tuyên Quảng Nam từ thế kỷ XVI, khiến Hội An rất nổi tiếng về điểm du lịch văn hoá trong và ngoài nước, nhất là sau khi Hội An được nhận di sản văn hoá thế giới năm 1999.

ThS.KTS Lê Thị Kim Anh – Giảng viên Khoa Kỹ thuật Xây dựng, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, Đại học Đà Nẵng và bài báo khoa học của Cô (dạng poster) được giới thiệu tại ATCESD 2024. Ảnh: T.Ngọc.

Việc phát triển, nâng cấp và mở rộng đô thị (cổ Hội An) là xu thế tất yếu nhằm khai thác hiệu quả kinh tế du lịch ở Hội An, tuy nhiên quy hoạch đô thị du lịch Hội An theo xu hướng phát triển bền vững, đồng thời thích ứng với biến đổi khí hậu đang là một vấn đề thách thức. Hội An cần các nghiên cứu sâu về phân tích hình thái đô thị nhằm đề xuất các giải pháp/phương án quy hoạch đô thị bền vững như là ứng phó rủi ro thiên tai, xói mòn và thay đổi cấu trúc bờ sông/biển, giữ được hình thái đô thị đặc trưng của Hội An ” làng trong phố và phố trong làng”, trong định hướng phát triển du lịch bền vững nhưng vẫn cân bằng lợi ích cho dân cư Hội An”.

ATCESD đã là một hoạt động mang tính thường niên của nhóm ngành Xây dựng Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng. Ảnh: T.Ngọc.

ATCESD đã là một hoạt động mang tính thường niên của nhóm ngành Xây dựng Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng, thu hút sự quan tâm rộng rãi của gưới chuyên môn, chuyên ngành, giới quản lý và chuyên gia. ATCESD là dịp để trình bà và chia sẻ những khám phá về giải pháp và công nghệ mới đang định hình tương lai của kỹ thuật xây dựng, kiến trúc và môi trường. Do các yếu tố khách quan, nhất là sự ảnh hưởng đại dịch COVID 19, từ phiên ATCESD 2017, đến 2024, mới tổ chức trở lại, chấm dứt sự gián đoạn khá dài thời gian qua./.

Trần Ngọc