Thứ tư, Tháng mười hai 11, 2024
* Email: bbt.dongnama@gmail.com *Tòa soạn: 0989011688 - 0768908888
spot_img

Đà Nẵng hoàn toàn bị động trước cơn bão số 5.

ĐNA -

Do ảnh hưởng của bão số 5 gây mưa lớn, đến tối 14/10/2022, gần như toàn bộ thành phố Đà Nẵng đã bị ngập úng, nhiều nơi nước sâu hàng mét, nhiều khu vực nước chảy siết cuốn theo nhiều xe máy, đồ đạc. Trên các trang mạng xã hội đã xuất hiện nhiều lời kêu cứu của người dân đang bị kẹt tại các khu vực ngập sâu. Nhiều người dân hình như không được báo trước vẫn lưu thông ngay khi có bão, dẫn đến nhiều phương tiện bị chết máy trên đường.

I. Tình hình thời tiết, thủy văn.
1. Thông tin thời tiết, thiên tai
Trưa ngày 14/10 ATNĐ đã mạnh lên thành bão số 5 (SONCA), tối ngày 14/10, bão đã suy yếu thành ATNĐ. Do ảnh hưởng của hoàn lưu ATNĐ và không khí lạnh, trên địa bàn thành phố từ ngày 13 đến ngày 14/10 đã có mưa rất to, lượng mưa phổ biến từ 400-700mm, cao nhất tại Sơn Trà 775 mm. Thời điểm mưa lớn nhất từ 19h – 21h ngày 14/10.

Dự báo: từ hôm nay 15/10 đến 16/10 trên địa bàn thành phố tiếp tục có mưa phổ biến 80-150mm, có nơi trên 220mm; trên sông Vu Gia và các sông thuộc thành phố Đà Nẵng tiếp tục xuất hiện một đợt lũ. Đỉnh lũ trên sông Vu Gia ở mức BĐ3 đến trên BĐ3. Các sông tại thành phố Đà Nẵng ở mức BĐ2 đến trên BĐ2. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng cục bộ tại các vùng trũng, thấp ven sông và khu đô thị tại khu vực TP Đà Nẵng.

b) Các hồ chứa nhỏ: các hồ nhỏ đã đầy và qua tràn.
4. Mực nước các hồ thủy điện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Hiện nay các nhà máy thủy điện đang vận hành về mực nước đón lũ.
5. Tình hình tàu thuyền
5.1 Tàu cá: Tổng phương tiện địa phương 1.230 tàu/8.365 lao động
– Tàu thuyền đang hoạt động trên biển: 01 tàu/11 lao động.
– Tàu thuyên neo đậu tại các bến: 1.229 tàu/8.354 lao động.
– Tàu thuyền ở các khu neo đậu: Tàu cá: 1.663PT ( u Thuyền Thọ Quang: 801 tàu; còn lại các khu neo đậu khác); tàu hàng các cảng: 36 chiếc/249 thuyền viên; tàu du lịch:24 chiếc; tàu dầu: 23 chiếc; còn lại các khu neo đậu khác).
– Khu vực Trường Sa: 01 tàu/11 lao động
Các phương tiện trên đã nắm được thông tin về vùng ATNĐ và thường xuyên giữ liên lạc với cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và gia đình.

II. Công tác chỉ huy, ứng phó
1. Thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai, UBND thành phố.
2. Ban Chỉ huy PCTT, TKCN và PTDS thành phố đã ban hành các văn bản chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị về việc triển khai ứng phó với thiên tai, trong đó chỉ đạo các sở, ban, ngành, quận, huyện và các đơn vị tập trung triển khai các nội dung sau: Đảm bảo an toàn cho tàu thuyền đang hoạt động trên biển; triển khai phương án sơ tán đảm bảo an toàn cho Nhân dân nhất là tại các khu vực dân cư đang sống ở những vùng vùng trũng thấp, vùng ven sông suối, vùng có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét,…; triển khai các lực lượng, phương tiện, trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn; tổ chức lực lượng canh gác, chốt chặn tại các khu vực ngập sâu, ngầm, cầu tràn qua suối khi có nước chảy xiết; chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, vật tư trang thiết bị, nhu yếu phẩm cần thiết theo phương châm “04 tại chỗ”; tổ chức chốt chặn ở những vị trí nguy hiểm, ngập sâu trên các tuyến giao thông chính; triển khai các biện pháp phòng chống ngập úng do mưa lớn; sẵn sàng triển khai phương án đảm bảo vệ sinh môi trường sau bão, lũ; đảm bảo an toàn hồ đập, đê, kè, điện lực, viễn thông; chủ động theo dõi thời tiết để cho học sinh nghỉ học…(Công điện số 08/CĐ-PCTT ngày 12/10/2022; Công điện 09/CĐ-PCTT ngày 14/10/2022).
3. Thường xuyên tuyên truyền về diễn biến tình hình bão, mưa lũ, kịp thời thông tin đến người dân trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng biết để chủ động phòng tránh.
4. Bộ Chỉ huy BĐBP thành phố chỉ đạo 03 Đài Thông tin liên lạc biển ở các đồn Biên phòng thường xuyên thông báo, kêu gọi hướng dẫn tàu thuyền đang hoạt động trên các khu vực biển biết vị trí, hướng di chuyển của ATNĐ để chủ động vòng tránh, không đi vào khu vực nguy hiểm.
5. Các đơn vị địa phương thực hiện nghiêm túc việc theo dõi tình hình thời tiết để kịp thời triển khai các phương án, các kế hoạch ứng phó và khắc phục thiên tai, các chỉ đạo của các cấp, các ngành. Tổ chức thống kê thiệt hại và khắc phục ban đầu các thiệt hại do đợt mưa lớn từ ngày 09/10 – 12/10/2022 (Theo Báo cáo số 160/BC-PCTT ngày 12/10/2022 của Ban Chỉ huy).
6. Huyện Hòa Vang cho học sinh nghỉ học từ chiều ngày 14/10; Sở Giáo dục và Đào tạo cho trẻ mầm non, học sinh,…nghỉ học từ sáng ngày 15/10.
7. Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT, TKCN và PTDS thành phố tổ chức trực ban 24/24 để tham mưu kịp thời công tác cảnh báo và ứng phó với thiên tai; thường xuyên tổng hợp tình hình thời tiết, tình hình triển khai, kết quả thực hiện và tình hình ảnh hưởng do thiên tai từ báo cáo của các sở ngành quận huyện.

III. Tình hình thiệt hại (Theo báo cáo của các quận, huyện đến 07h00 ngày 15/10/2022)
1. Về người: 01 người chết do đuối nước (nữ 16 tuổi, Hòa Khánh Nam, Liên Chiểu)
2. Ngập lụt và triển khai ứng phó của địa phương
2.1. Tại các quận trung tâm thành phố:
Cụ thể:
a) Hải Châu: Các tuyến đường bị ngập nặng, nhiều nhà dân nước vô cao, nặng nhất thuận phước, thanh bình…. Các lực lượng hỗ trợ để đưa 1 số người dân đến nơi cao hơn. Biên phòng cửa khẩu cảng đã cắt cử lực giúp dân phường Thuận Phước, 14 đồng chí giúp phường Thanh Bình để giúp hỗ trợ các hộ dân đang bi ngâp nước.
b) Cẩm Lệ: 6/6 phường mưa lớn ngập cục bộ sâu từ 0,6m đến1,5m có nơi trên 2m.

+ Phường Hòa An: toàn phường trên 50% các hộ dân bị ngập, (khu vực ngập nặng Yên Thế, Bắc Sơn, Tôn Đức Thắng, dọc mương Khe Cạn), ngập sau khoảng 1m đến 1,5 cm có khu vực ngập sâu gần 2m; Trong đó có hơn 200 hộ ngập sâu trên 1m, 04 trường hợp người dân đi đường bị nước cuốn đã được cứu hộ kịp thời.
+ Phường Hòa Phát ngập úng cục bộ sâu 1,5m có nơi ngập đến 2m, (dọc tuyến mương Khe Cạn), khu dân cư Phước Lý. Từ đêm ngày 14/10 tình hình mưa lớn phức tạp, nước lên nhanh các KDC đã chủ động hỗ trợ di dời dân các vùng thấp trũng, gần ruộng (KDC số 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 12, 13, 14, 15) đến nơi cao hơn và hỗ trợ thức ăn nước uống cho người dân. Lực lượng cứu nạn phường triển khai cứu hộ các hộ dân ngập sâu tại khu vực KDC số 3,4,6, tổ 10 ,tổ 22, tổ 44.đoạn đường Vũ Lăng.Tôn Đản được 36 người dân ra khỏi vùng ngập sâu.
+ Hòa Thọ Đông ngập úng cục bộ ngập sâu từ 0,5 đến 1,5 m trên tất cả các tuyến đường trong đó ngập sâu trên 1m tại các tuyến đường CMT8 ( đoạn từ Công an quận đến chân cầu vượt Hòa Cầm), Nguyễn Nhàn, Đinh Châu, đường Thăng Long, khu vực Đông Nam nút giao thông Hòa Cầm. Khoảng 3.000 hộ ngập nước, trong đó có khoảng 500 hộ ngập trên 1m. Có 4 trường hợp người dân đi đường bị nạn tại 25 đường Nguyễn Nhàn do nước dâng cao chảy xiết đã được lực lượng cứu hộ giải cứu kịp thời, đã di dời 9 người dân tại khu vực Đông Nam nút giao thông Hòa Cầm.
+ Hoà Thọ Tây có 185 hộ bị nước vào nhà từ 0,4 – 1m; nước ngập từ tổ 5 đến tổ 7 dọc tuyến đường Cầu Đỏ – Túy Loan, ngập úng cục bộ tại tổ 9 do nước từ khu CN Hòa Cầm đổ ra, tổ15, 16 ngập sâu gần 1m, tổ 25( chân đài tưởng niệm liệt sỹ Hòa Vang) ngập sâu từ 0.5 m, sông Cầu Đỏ dâng cao băng ngang đường Thăng Long nối dài đoạn dưới chân Cầu Đỏ. Tại chợ Hòa Thọ Tây nước lớn làm ngập 60 quầy hàng của tiểu thương; Phường đã di dời 22 hộ (100 khẩu); phường đã kiểm tra rào chắn điểm ngập không cho phương tiện và người dân qua lại.
+ Khuê Trung toàn địa bàn phường các tuyến đường đều ngập gây ách tắc giao thông; Có 4 khu dân cư nước vào nhà dân: Bình Hoà, khu chỉnh trang trước Phường, Khu vực đường Trình Hoài Đức (gần khu chung cư thu nhập thấp), Đường Phước Hoà 4. Tổng số nhà ngập nước khoản từ 0.5-1 m: 50 nhà.
+ Phường Hòa Xuân các tuyến đường tại khu đô thị sinh thái như: Phạm Xuân n, Vũ Xuân Thiêu, Bùi Trang Chước. 29/3 bị ngập sâu từ 0.3 đến 0.5m nước tràn vào nhà dân khoảng 35 hộ dân, Tại tổ 89 nước vào nhà dân là 03 hộ, nhân dân đã chủ động di dời đến nới cao ráo
c) Sơn Trà:
– 14 tuyến đường ngập lụt chính trên địa bàn quận, rất nhiều xe chết máy nằm trên các tuyến đường, số người đi trong xe qua thông tin đường dây nóng UBND quận đã chỉ đạo UBND các phường ứng cứu kịp thời.
– Riêng các tuyến đường lên bán đảo Sơn Trà, một số xe ô tô bị chết máy, và một số điểm bị sạt lỡ, UBND quận hướng dẫn du khách đến chùa Linh Ứng để trú ẩn.
– Đất, đá, bùn trên bán đảo Sơn Trà tràn xuống mặt đường Lê Văn Lương trên diện rộng nên khó khăn trong việc tham gia giao thông.
– Nhiều tầng hầm công trình khách sạn, nhà dân bị ngập
– Có 3 chung cư tầng hầm ngập nước gồm12T1, 12T2, Sunhome, tuy nhiên do chung cư Sunhome có máy bơm nước nên sáng nay đã bơm xong. Hiên nay tầng hầm tại 12T1 và 12T2 vẫn còn nước vì ko có máy bơm, cả toà nhà đến nay vẫn chưa có điện do tụ điện tổng nằm tại tầng hầm, hổ trợ 1 gia đình bị mắc kẹt do nước lớn gồm 1 người lớn, 2 trẻ nhỏ từ đường Bùi Dương Lịch về đường Nguyễn Đình Hoàn an toàn.
– Nhiều tầng hầm công trình khách sạn, nhà dân bị ngập (nhất là khu Euro Village).
– Có 3 chung cư tầng hầm ngập nước gồm12T1, 12T2, Sunhome, tuy nhiên do chung cư Sunhome có máy bơm nước nên sáng nay đã bơm xong. Hiên nay tầng hầm tại 12T1 và 12T2 vẫn còn nước vì ko có máy bơm, cả toà nhà đến nay vẫn chưa có điện do tụ điện tổng nằm tại tầng hầm, hổ trợ 1 gia đình bị mắc kẹt do nước lớn gồm 1 người lớn, 2 trẻ nhỏ từ đường Bùi Dương Lịch về đường Nguyễn Đình Hoàn an toàn.
d) Thanh Khê: Hầu hết các tuyến đường bị ngập nặng, nhiều khu vực nước tràn vào nhà dân, từ 0,2 m trở lên, khu vực Khe Cạn ngập hoàn toàn. Tất cả các phường đã huy động lực lượng dân quân bộ đội để hỗ trợ người dân sơ tán. Quân sự quận đang phối hợp với lực lượng Bộ đội Biên phòng, phường Thanh Khê Tây đưa thuyền thúng, thuyền phao vào hỗ trợ đưa người dân khu vực Khe Cạn ra ngoài.
đ) Liên Chiểu: Gần như ngập toàn bộ, có chỗ ngập cao nhất gần 2m, thấp nhất 0,5 m. Đặc biệt các trục đường chính: Hoàng Thị Loan, Tôn Đức Thắng. Nguyễn Lương Bằng ùn ứ xe ôtô. Nhiều khu dân cư ngập sâu, nước chảy xiết.
Các phường ngập nặng: Nhiều nhất là Hoà Khánh Nam (Khu vực Cầu Đa Cô, Khu dân cư Đường Hoàng Văn Thái, Đường Mẹ Suối, Khu vực các kiệt đường Phạm Như Xương- đoạn từ K107 đến k119); Phường Hoà Minh (Các khu vực chỉnh trang, dự án đường vành đai Tây 2- Tổ 113 đén 130); Phường Hoà Hiệp Bắc- đoạn ven sông Cu Đê.
e) Ngũ Hành Sơn: Ngập một số tuyến đường như khu phố chợ Non nước, đường Trần Đại Nghĩa khoảng 30cm.
2.2. Hòa Vang: Ngập cục bộ tất cả tuyến đường trên địa bàn huyện.
– Xã Hòa Bắc: 05/07 thôn (Nam Yên, Lộc Mỹ và An Định, Phò Nam ngập nặng).
– Xã Hoà Liên: 13/13 thôn
– Xã Hòa Sơn: 07/10 thôn
– Xã Hòa Nhơn: 14/14 thôn
– Xã Hòa Ninh: 08/08 thôn
– Xã Hòa Phong: 13/13 thôn
– Xã Hòa Phú: 08/08 thôn
– Xã Hòa Phước: 01/10 thôn (Cồn Mong)
– Xã Hòa Châu: 01/08 thôn (Tây An)
– Xã Hòa Tiến: 10/12 thôn.
– Đoạn đường quốc lộ 14B ngập sâu từ 1m – 1,5m.
Ghi chú: Thời gian ngập nặng nhất lúc 22h00 ngày 14/10/2022.
Hiện nay, trên các tuyến đường, một số khu dân cư ở các quận nước đã rút.
3. Các thiệt hại lĩnh vực khác:
a) Nông nghiệp, thủy lợi:
– 7,5ha rau màu vùng rau La Hường (Cẩm Lệ)
– Hồ Hố Dư (trường Quân chính) bị sạt lở
b) Điện lực
– Tổng số vụ sự cố lũy kế do ảnh hưởng của bão: 91 vụ. (Đã khôi phục: 24 vụ, chưa khôi phục: 67 vụ).
– Luỹ kế tổng số TBA bị mất điện: 2524 trạm (Đã khôi phục: 1032 trạm; chưa khôi phục: 1492 trạm)
– Luỹ kế tổng số khách hàng bị mất điện: 206.225 khách hàng (Đã khôi phục: 71.840 khách hàng; chưa khôi phục: 134.385 khách hàng.)
– Các khu vực còn mất điện: phần lớn quận Sơn Trà, dọc ven biển đường Trường Sa; một phần quận Hải Châu gồm các tuyến đường: Nguyễn Tri Phương, Phan Đăng Lưu…; dọc trục Tôn Đức Thắng – Nguyễn Văn Cừ; một phần KCN Hòa Khánh, KĐT Phước Lý, Nguyễn Nhàn…; một số khu vực quận Thanh Khê như: Nguyễn Văn Huề, khu vực Yên Khê 2, Dệt may 29/3…và các xã Hòa Liên, Hòa Bắc, Hòa Ninh, Hòa Nhơn (huyện Hòa Vang) đang mất điện.
c) Cống thoát nước đường Lê Văn Lương ra biển gần Miếu Đôi bị sụp 02 bên mố tạo thành hố sâu; có 02 người tham gia giao thông bị tai nạn thiệt hại 02 xe máy nằm dưới cầu,…

IV. Công tác khắc phục thiệt hại (Theo báo cáo của các quận, huyện đến 06h00 ngày 15/10/2022)
1. Quận Liên Chiểu: Đã chỉ đạo Quận đội huy động xe đặc chủng và xe múc chuyên dụng để tiếp cận hỗ trợ các phường ứng cứu những khu vực ngập sâu để sơ tán khoảng 100 hộ dân đến nơi an toàn, tập trung tại phường Hòa Khánh Nam trục Đà Sơn, Hoàng Văn Thái, Mẹ Suốt, Phạm Như Xương, Hoàng Minh Thảo (gần ĐH Duy Tân); khu vực Hòa Hiệp Nam, Hòa Hiệp Bắc hạ lưu sông Cu Đê; Trục Tôn Đức Thắng, Nguyễn Lương Bằng,…
2. UBND quận Sơn Trà: Sơ tán 28 hộ với 114 người, trong đó 03 người cấp cứu tại Trung tâm Y tế quận, 01 phụ nữ có thai được di chuyển an toàn đến UBND phường Thọ Quang.
3. UBND quận Thanh Khê: Sơ tán 30 người tại khu vực Khe Cạn lên trường Lê Văn Tám.
4. Cẩm Lệ: Sơ tán khoảng 345 người tới nơi an toàn; 08 trường hợp người dân đi đường bị nước cuốn đã được cứu hộ kịp thời (04 phường Hòa An, 04 đường Nguyễn Nhàn, phường Hòa Thọ Đông).
5. UBND huyện Hòa Vang đã sơ tán 382 hộ/1.440 khẩu (các xã: Hòa Ninh, Nhơn, Hòa Phú, Hòa Ninh, Hòa Bắc. Hòa Sơn). Xã Hòa Bắc đã đưa người làm rừng xuống nơi an toàn (khoảng 58 người), ứu nạn người dân ở khu vực Hội Yên. Xã Hòa Nhơn điều Ca nô đặc chủng cứu nạn người dân ở khu vực Túy Loan Tây 1 Hòa Phong; các hộ dân ở thôn Phước Hưng Nam,…
IV. CÁC NỘI DUNG THỰC HIỆN TRONG THỜI GIAN TỚI
1. Giao Chủ tịch UBND các quận, huyện theo địa bàn quản lý trực tiếp chỉ đạo công tác khắc phục thiệt hại trên địa bàn do bão số 5 và mưa lớn gây ra (gọi chung là thiệt hại do thiên tai); vận động các hộ gia đình, cá nhân, các tổ chức trên địa bàn tham gia dọn dẹp vệ sinh môi trường sau bão, lũ; chủ động thăm hỏi, động viên gia đình có người bị nạn (nếu có); quan tâm hỗ trợ các gia đình khó khăn, tuyệt đối không để người dân thiếu lương thực, thực phẩm.
2. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, các tổ chức hội, đoàn thể tự tổ chức khắc phục thiệt hại tại cơ quan, đơn vị, đảm bảo mọi hoạt động trở lại bình thường.
3. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai phương án tổ chức dọn dẹp, xử lý vệ sinh môi trường, rác thải cây xanh, hoàn thành trước ngày 17/10/2022.
4. Giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan:
a) Chỉ đạo khắc phục hệ thống cấp nước sinh hoạt, đảm bảo sinh hoạt và phục vụ sản xuất trên địa bàn, hoàn thành trước 17h00 ngày 15/10/2022;
b) Chỉ đạo khắc phục thiệt hại hệ thống điện chiếu sáng công cộng trên toàn địa bàn thành phố, hoàn thành trước 17h00 ngày 16/10/2022;
c) Chỉ đạo xử lý hệ thống thoát nước không để ngập úng.
5. Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra xử lý, khắc phục thiệt hại trong ngành y tế, đảm bảo việc khám và điều trị bệnh nhân, không để dịch bệnh bùng phát.
6. Giao Sở Công Thương:
a) Làm việc với Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng khắc phục sự cố hệ thống điện bị hư hỏng, hoàn thành trước 17h00 ngày 15/10/2022, trong đó ưu tiên các khu vực quan trọng;
b) Chủ động làm việc với Cục Quản lý thị trường Đà Nẵng, Sở Tài chính kiểm tra, xử lý bình ổn giá cả thị trường; không để xảy ra trường hợp găm hàng trục lợi do thiên tai.
7. Giao Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, khắc phục thiệt hại sạt lở các tuyến đường giao thông theo phân cấp quản lý, đảm bảo giao thông được thông suốt.
8. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với UBND các quận, huyện, các đơn vị liên quan khắc phục thiệt hại trong ngành giáo dục – đào tạo, đảm bảo việc dạy và học trở lại bình thường.
9. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan:
a) Khắc phục thiệt hại trong ngành nông nghiệp; hỗ trợ Nhân dân khôi phục sản xuất đúng thời vụ;
b) Tiếp tục tổng hợp tình hình thiệt hại để báo cáo UBND thành phố.
c) Làm việc với Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Đà Nẵng quản lý, vận hành các hồ đập an toàn; tuyệt đối không để sự cố xảy ra.
10. Giao Sở Thông tin và Truyền thông làm việc với các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông khắc phục sự cố viễn thông và hoàn thành trước 17h00 ngày 15/10/2022.
11. Đề nghị Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, hỗ trợ ngư dân cứu hộ, trục vớt tàu cá bị chìm (nếu có).
12. Đề nghị Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố chủ trì, phối hợp với Công an thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng thành phố và các đơn vị liên quan triển khai lực lượng hỗ trợ UBND các quận, huyện khắc phục hậu quả do bão và mưa lớn gây ra.
13. Các Ban quản lý dự án, các chủ đầu tư xây dựng các công trình làm việc với các đơn vị thi công để tổ chức thi công công trình, đảm bảo tiến độ đề ra.
14. Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu, đề xuất UBND thành phố nguồn kinh phí để các sở, ngành, địa phương khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra.
15. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và giao Sở Lao động – Thương binh và Xã hội theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan thực hiện tốt công tác hỗ trợ thiệt hại cho Nhân dân kịp thời, đúng đối tượng.
16. Đề nghị Thành đoàn Đà Nẵng, Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố thực hiện công tác dân vận giúp dân khắc phục thiệt hại, dọn dẹp vệ sinh môi trường sau thiên tai.
17. Chủ tịch UBND các quận, huyện; thủ trưởng các sở, ban, ngành tổng hợp, báo cáo đầy đủ tình hình thiệt hại, tiến độ khắc phục thiên tai theo các văn bản yêu cầu của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự thành phố; mọi sự chậm trễ, thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm trước lãnh đạo thành phố./.
Ban Chỉ huy PCTT, TKCN & PTDS TP kính báo cáo.

V. Cảnh báo mưa lớn sẽ tiếp tục ở miền Trung
Một dải mây đậm đặc đang tiến vào đất liền theo hướng Tây – Tây Bắc vào khu vực Bắc Trung Bộ và sau đó là Trung Bộ sẽ gây mưa lớn trong ngày nay 15/10 và ngày mai 16/10.
– Ngày hôm nay tâm mưa sẽ tập trung ở Quảng Trị và Quảng Bình. Mưa kéo dài tại hai tỉnh này tới chiều ngày 16/10. Mưa cũng lan sang một phần Hà Tĩnh.
– Tối hôm nay mưa lớn quay trở lại Huế và từ đêm về sáng ngày mai 16/10 mưa lớn sẽ quay lại Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi.
Đợt mưa này sẽ mang theo một lượng mưa rất lớn dội xuống các khu vực đang còn ngập trong lũ nên mực nước lũ sẽ lên cao hơn, hình thái thiên tai nguy hiểm.
Nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét và sạt lở đất ở các huyện miền núi và trung du, ngập lũ sâu ở đồng bằng.

Có một cơn bão ngoài khơi phía đông của đảo Luzon, Phippines và nó có khả năng đi vào phía Bắc biển Đông của Việt Nam từ ngày 17/10

Khuyến cáo:
– Hãy sơ tán sang nhà cao tầng nếu nhà mình ở không có tầng 2. Lưu ý chỉ sơ tán khi nước ở đường di chuyển thấp hơn bụng và không có dòng nước chảy. Khi sơ tán lưu ý phải làm các phao bơi tự chế tạm thời. Có thể ghép nhiều vỏ chai nhựa, bè chuối, ván gỗ đặt lên vỏ thùng xốp thành các phao tự chế tạm thời. Nên tìm nơi trú ẩn khi trời còn sáng.
– Hãy sạc đầy pin điện thoại, đèn pin nếu khu vực của mọi người còn điện.
– Hãy hứng nước mưa và tích trữ trong các chai nhựa nếu chưa kịp chuẩn bị nước uống.
– Hãy giữ liên lạc với người thân và tìm các đường dây nóng cứu hộ để lưu sẵn đề phòng cần dùng đến.
Có một cơn bão ngoài khơi phía đông của đảo Luzon, Phippines và nó có khả năng đi vào phía Bắc biển Đông của Việt Nam từ ngày 17/10.

VI. Những hình ảnh tại Đà Nẵng từ 13 đêan 15/10.
1.Mưa lớn, ngập sâu tại Đà Nẵng

Những hình ảnh sạt lở trên đèo Hải Vân và ngập, sạt lở tuyến ống số 1 hầm Hải Vân

Bộ đội, Công an giúp dân chống lux.

Hậu quả sau cơn bão

CQĐDMT&TN