Thứ hai, Tháng mười 21, 2024
* Email: bbt.dongnama@gmail.com *Tòa soạn: 0989011688 - 0768908888
spot_img

Bảo tàng tư nhân Đỗ Hùng – nơi lưu giữ hàng ngàn cổ vật mang đậm dấu ấn văn hóa lịch sử dân tộc

ĐNA -

Chiều nay, vào lúc 17 giờ 15/6/2024, tại số 68 Nguyễn Huế, Quận I, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ khai trương hai bảo tàng tư nhân là Bảo tàng trang sức 54 dân tộc Việt Nam và Bảo tàng Hoàng cung triều Nguyễn. Đây là 2 bảo tàng nằm trong hệ thống Bảo tàng Đỗ Hùng của doanh nhân Đỗ Hùng, Chủ tịch hội đồng quản trị Kim Group, người được mệnh danh là một trong những “Ông trùm cổ vật” ở đất miền Nam…

Doanh nhân Đỗ Hùng sinh năm 1968, nguyên quán ở Phong Điền, Thừa Thiên Huế được nhiều người biết đến với vị thế là một “Ông trùm cổ vật” với hàng chục ngàn hiện vật, cổ vật, tư liệu hết sức đa dạng, phong phú, trong đó có nhiều món thuộc hàng “độc nhất vô nhị”.

Bảo tàng Triều Nguyễn – nơi lưu giữ dấu ấn của triều đại phong kiến cuối cùng Việt Nam
Hàng ngàn cổ vật quý giá trưng bày tại Bảo tàng Hoàng cung triều Nguyễn. Tại đây, bộ sưu tập cổ vật được chia theo các chủ đề tương ứng với mỗi triều đại theo dòng chảy lịch sử: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân, Khải Định, Bảo Đại… tại khu vực nghệ thuật và đời sống hoàng cung sẽ có các bộ sưu tập bạc – ngọc – ngà, sứ, xà cừ, tranh thêu, các môn vui chơi của vua chúa… Và du khách khi đến bảo tàng có thể hóa thân thành vua, hoàng hậu checkin miễn phí.

Với bảo tàng về trang sức 54 dân tộc Việt Nam
Trưng bày hàng trăm bộ sưu tập của 54 dân tộc về trang sức, trang phục và phụ kiện. Tại đây trưng bày các bộ trang sức, trang phục thể hiện quan niệm thẩm mỹ, tín ngưỡng, phong tục tập quán… của 54 dân tộc anh em. Mỗi bộ trang sức đều rất phong phú, được lựa chọn công phu từ bộ sưu tập khổng lồ mà ông Đỗ Hùng đã kỳ công sưu tầm trong hơn 30 năm qua. Có thể nói đây là bộ sưu tập trang sức 54 dân tộc đầy đủ, phong phú và đẹp nhất ở Việt Nam hiện nay.

Doanh nhân Đỗ Hùng sinh năm 1968, nguyên quán ở Phong Điền, Thừa Thiên Huế nhưng trưởng thành và lập nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh. Không chỉ nổi tiếng với vai trò là CEO của tập đoàn Kim Group với nhiều lĩnh vực kinh doanh mà ông còn được nhiều người biết đến với vị thế là một “Ông trùm cổ vật” với hàng chục ngàn hiện vật, cổ vật, tư liệu hết sức đa dạng, phong phú, trong đó có nhiều món thuộc hàng “độc nhất vô nhị”.

Với hơn 30 năm sưu tập và nghiên cứu cổ vật, ông Đỗ Hùng cảm nhận được mỗi cổ vật đều chứa đựng nhiều yếu tố về nghệ thuật, lịch sử cùng những câu chuyện thú vị gắn liền.

Trao đổi với Tạp chí Đông Nam Á, ông Đỗ Hùng chia sẻ: “Đến thời điểm này, tôi không còn là một nhà sưu tầm, hay một người thưởng thức cổ vật nữa. Tôi đặt mình là một người có sứ mệnh phải giữ gìn, phát huy bằng cách giới thiệu các cổ vật ra công chúng. Chính vì vậy, tôi thành lập Bảo tàng Trang sức 54 dân tộc Việt Nam và Bảo tàng Hoàng cung triều Nguyễn”.

Bảo tàng Trang sức 54 dân tộc Việt Nam và Bảo tàng Hoàng cung triều Nguyễn là hai bảo tàng tư nhân nằm trong hệ thống Bảo tàng Đỗ Hùng, tọa lạc tại số 68 Nguyễn Huệ, quận 1, TP.HCM với tổng diện tích không gian trưng bày khoảng 1.000m2 ở tầng trệt và hai tầng 8 và 9 của tòa nhà. Hai bảo tàng này đi vào hoạt động từ ngày 6/6/2024, mở cửa phục vụ từ 9h đến 22h, với giá vé 250 ngàn đồng/vé.

Ông Đỗ Hùng cho biết, ông và ê kíp mất hơn 6 tháng để thi công thực hiện hai bảo tàng này. Chi phí đầu tư ban đầu hơn 15 tỉ đồng chưa kể đến giá trị cổ vật mà ông sưu tập được.

Hiện vật trưng bày tại bảo tàng Hoàng gia triều Nguyễn

Bảo tàng Trang sức 54 dân tộc Việt Nam nằm ở tầng trệt, trưng bày các bộ trang sức, trang phục thể hiện quan niệm thẩm mỹ, tín ngưỡng, phong tục tập quán… của 54 dân tộc anh em. Mỗi bộ trang sức đều rất phong phú, được lựa chọn công phu từ bộ sưu tập khổng lồ mà ông Đỗ Hùng đã kỳ công sưu tầm trong hơn 30 năm qua. Có thể nói đây là bộ sưu tập trang sức 54 dân tộc đầy đủ, phong phú và đẹp nhất ở Việt Nam hiện nay.

Theo ông Đỗ Hùng, việc ra mắt trưng bày bộ sưu tập trang sức 54 dân tộc này không chỉ là việc giới thiệu văn hóa trang sức thẩm mỹ của 54 dân tộc sống trên mảnh đất Việt Nam mà xa hơn là mong muốn khơi dậy ý thức bình đẳng, đoàn kết và tương trợ lẫn nhau của 54 dân tộc anh em để cùng phát triển, bảo vệ và giữ gìn bản sắc văn hóa đa dạng trước tác động của toàn cầu hóa.

Ông Đỗ Hùng còn trải lòng: “Hơn 100 năm qua, đã có nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước thực hiện các công trình nghiên cứu về sự đa dạng văn hóa dân tộc ở Việt Nam. Mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa riêng biệt như tín ngưỡng, tập quán, sinh hoạt, nhà ở, lễ hội, ẩm thực và nghệ thuật đặc trưng. Chính vì sự đa dạng phong phú ấy, Bảo tàng Trang sức 54 dân tộc Việt Nam ra đời với các hiện vật gốc và trang sức có niên đại từ hơn 2.500 năm trước đến thế kỷ 20 của 54 dân tộc Việt Nam. Mục đích là giới thiệu, phản ánh 54 sắc thái văn hóa đan xen, sống động, mỹ lệ và đa dạng hội tụ của các dân tộc Việt Nam với bạn bè quốc tế”.

Theo các chuyên gia, văn hóa thẩm mỹ của các giai tầng trong xã hội của mấy ngàn năm qua đều được thể hiện rõ nét qua trang sức. Trang sức là kết tinh cụ thể của tư duy thẩm mỹ và tài năng chế tác của nghệ nhân, thể hiện cá tính, nghệ thuật, đẳng cấp, phản chiếu cho giai đoạn lịch sử đó. Nó là một thứ “siêu ngôn ngữ” mà tất cả các dân tộc đều có thể hiểu và cảm thụ được, không cần diễn tả bằng ngôn ngữ.

Còn Bảo tàng Hoàng cung triều Nguyễn nằm ở tầng 8 và tầng 9 của tòa nhà, trưng bày những hiện vật của hoàng tộc nhà Nguyễn và tầng lớp quan lại quý tộc cao cấp. Các bộ sưu tập này được trưng bày liền mạch như một câu chuyện kể về lịch sử, văn hóa và đời sống của vương triều nhà Nguyễn, từ những món đồ trang sức, thú vui của hoàng tử, công chúa thường nhật cho đến những món đồ giá trị hơn phục vụ cho việc vận hành triều chính của Hoàng đế, thân vương, đại thần… Có cả những sưu tập về đời sống nghi lễ, thờ cúng tổ tiên, ngọc phả của Hoàng tộc, các tặng phẩm ngoại giao sang trọng đẳng cấp…

Hiện vật trưng bày tại Bảo tàng trang sức 54 dân tộc

Nhà Nguyễn là triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam, tồn tại trong 143 năm, được thành lập sau khi Nguyễn Ánh (vua Gia Long) lên ngôi hoàng đế năm 1802 và kết thúc khi vua Bảo Đại thoái vị năm 1945. Đây là triều đại đánh dấu một giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội Việt Nam, đặc biệt là cuộc xâm lược của người Pháp vào giữa thế kỷ 19.

Đến thăm Bảo tàng trang sức 54 dân tộc Việt Nam và Bảo tàng Hoàng cung triều Nguyễn, người ta có thể nhìn ngắm, thưởng thức hàng ngàn cổ vật được trưng bày trong những không gian sang trọng, được dẫn dắt, chú giải khá tỉ mỉ và khoa học. Đây là số hiện vật tiêu biểu nhất vốn được ông Đỗ Hùng sưu tầm và mua lại từ nhiều nguồn sưu tầm khác nhau trong suốt hơn 30 năm qua.

Những hiện vật quý giá thường được người nước ngoài sở hữu, ông phải mua đấu giá chủ yếu từ Pháp. Đặc biệt, trong lần ra mắt bảo tàng này, có những cổ vật của vua Kiến Phúc (trị vì năm 1883-1884) vừa được ông Hùng đấu giá từ Pháp về mới được trưng bày lần đầu tiên trong bảo tàng Hoàng cung Triều Nguyễn.

Ông Đỗ Hùng chia sẻ, để sưu tầm những cổ vật quý hiếm là điều không hề dễ dàng: “Có những cổ vật cha truyền con nối, đồ gia truyền, có những cổ vật được truyền mấy đời nên chủ sở hữu cương quyết không bán, nhưng tôi vẫn kiên trì thuyết phục bằng nhiều cách. Rồi thì mưa dầm thấm đất, hiểu được món đồ của mình đã tìm được đúng chủ nhân- món đồ đem đến giá trị thật sự cho công chúng nên gia chủ đã nhượng lại với tấm lòng hoan hỉ”

Hiện vật trưng bày tại bảo tàng Hoàng gia triều Nguyễn

Để thành lập hai bảo tàng này với không gian trưng bày đẳng cấp, độc đáo, ông Đỗ Hùng đã bỏ ra rất nhiều tâm sức. Từ những kinh nghiệm học hỏi trong suốt 8 năm qua đi đến nhiều quốc gia trên thế giới, ông đã tự tay lên bố trí mặt bằng, triển khai với kiến trúc sư để bảo tàng có nhiều phong cách. “Tại vị trí đất vàng của thành phố, không gian bị giới hạn khá nhiều, để xây dựng được một bảo tàng vừa có tính sáng tạo vừa đáp ứng nhu cầu cho du khách thuận tiện khi tham quan trong một không gian nghệ thuật và tìm hiểu văn hoá là điều mà ekip đã dày công nghiên cứu. Cùng với thời gian triển khai ngắn, đây cũng là một trong những khó khăn khi hình thành nên bảo tàng này”- ông Hùng tâm sự.

Hiện vật trưng bày tại bảo tàng Hoàng gia triều Nguyễn

Một điểm cộng của hai bảo tàng mới thành lập này là tính chuyên nghiệp và sự quan tâm đến nhu cầu của du khách, nhất là giới trẻ. Trong không gian Bảo tàng Hoàng cung triều Nguyễn có bố trí khu vực chụp ảnh check-in miễn phí cùng ngai vàng của vua, kiệu hoàng hậu, xe kéo hoàng hậu. Du khách có thể mặc trang phục mô phỏng của vua và hoàng hậu để chụp ảnh. Ngoài ra, trong tất cả các không gian của bảo tàng không hạn chế việc cho du khách chụp ảnh hay quay phim mà không ảnh hưởng đến cổ vật trưng bày.

Hiện vật trưng bày tại bảo tàng Hoàng gia triều Nguyễn

Việc ra mắt hai bảo tàng tư nhân của ông Đỗ Hùng thực sự là tin vui cho công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa và xu hướng xã hội hóa trong lĩnh vực này của thành phố lớn nhất nước. Ông Đỗ Hùng chia sẻ:

Hiện vật trưng bày tại bảo tàng Hoàng gia triều Nguyễn và khách đến tham quan

Thông qua việc thành lập và đưa vào hoạt động hai bảo tàng này, tôi không chỉ muốn đóng góp sức mình vào việc phát triển văn hóa của thành phố mình sống và gắn bó, mà còn mong muốn nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể và di sản vật thể trong cuộc sống đương đại. Bởi giá trị tinh thần mới là giá trị cao nhất mà con người hướng đến.

Hiện vật trưng bày tại Bảo tàng trang sức 54 dân tộc: https://drive.google.com/drive/folders/1n71V_jp85VETKPQEXcDveCy42rSu0MUA?usp=sharing

Thế Cương- Thanh Hải.