Thứ Bảy, Tháng Tư 27, 2024
* Email: bbt.dongnama@gmail.com *Tòa soạn: 0989011688 - 0768908888
spot_img

Bulgaria ngừng trừng phạt nhiên liệu Nga-rạn nứt trong khối EU.

ĐNA -

Ngày 5/10/2022, sau cuộc họp của nội các BulgariaBulgaria sẽ tạm thời ngừng thực thi các lệnh trừng phạt của EU đối với nhiên liệu của Nga để đảm bảo hoạt động của các tổ chức chính phủ.

Các nước châu Âu gặp khó khi phụ thuộc vào nguồn cung dầu và khí đốt từ Nga. (Ảnh TASS)

Theo thông cáo báo chí sau cuộc họp của nội các Bulgaria, những công ty Nga cung cấp nhiên liệu ô tô sẽ được miễn lệnh cấm vận cho đến hết năm 2024, do tình trạng khan hiếm nguồn hàng trong nước.

Các công ty Bulgaria cũng sẽ “được phép ký kết hợp đồng mới và thỏa thuận khung với nhà cung cấp nhiên liệu ô tô từ Liên bang Nga sau ngày 10/10/2022… , để bảo vệ trật tự công cộng, cuộc sống và sức khỏe của công dân Bulgaria, và an ninh quốc gia”. Lệnh cấm đối với nhiên liệu Nga sẽ tái hiệu lực vào ngày 31/12/2024.

Một nửa nguồn cung dầu của Bulgaria đến từ Nga. Hồi đầu tháng 9, người đứng đầu Bộ Tài chính Bulgaria Rositsa Velkova đề xuất EU cho phép nước này tiếp tục mua nhiên liệu từ Nga cho đến ít nhất là cuối năm 2024.

Chính phủ Bulgaria cũng đang xem xét tổ chức các cuộc đàm phán với tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom để nối lại việc nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Nga. Sofia đang tìm cách gia hạn thời hạn cung cấp khối lượng khí đốt còn lại theo hợp đồng đến năm 2023.

Hồi tháng 4, Gazprom đã khóa van khí đốt cấp cho Bulgaria vì Sofia không thanh toán bằng đồng rúp. Trước đó, Bulgaria nhập khẩu hơn 90% nguồn cung cấp khí đốt từ Nga trong nhiều thập niên.

Bulgaria đã từ chối phương thức thanh toán bằng đồng rúp để thực thi các lệnh trừng phạt của phương Tây. Theo quy định mới Nga đưa ra, khách mua hàng từ các quốc gia áp đặt hạn chế đối với Moskva có nghĩa vụ thanh toán khí đốt tự nhiên của Nga bằng đồng rúp.

Do phụ thuộc chủ yếu vào nguồn cung năng lượng từ Nga, nền kinh tế Bulgaria đã đối mặt với hàng loạt khó khăn khi Moskva cắt nguồn cung khí đốt.

Nhiều quốc gia tại châu Âu cũng đối mặt với khủng hoảng năng lượng khi Nga bắt đầu giảm nguồn cung khí đốt. Giá cả dầu, khí đốt tăng vọt, gây ra lạm phát ở nhiều nước. Nga cũng nhấn mạnh, các biện pháp trừng phạt của phương Tây là lý do khiến giá khí đốt tăng cao.
Hoàng Hạnh/theo TASS