Thứ tư, Tháng Một 1, 2025
* Email: bbt.dongnama@gmail.com *Tòa soạn: 0989011688 - 0768908888
spot_img

Cấm nhập dầu Nga, EU mất luôn 1.000 tỷ USD vào tay Mỹ



ĐNA -

Theo Bloomberg (Mỹ), các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) phải chi thêm khoảng 1.000 tỷ USD do giá năng lượng tăng cao sau cuộc xung đột Ukraine. Con số hao hụt này được cho mới chỉ là sự khởi đầu của cuộc khủng hoảng sâu sắc nhất trong nhiều thập kỷ của khối. Việc tiêu hao này được cho mới chỉ là sự khởi đầu của cuộc khủng hoảng sâu sắc nhất trong nhiều thập kỷ của khối. Sau mùa đông này, khu vực đồng euro sẽ phải nhập thêm khí đốt dự trữ mà gần như không có hoặc có rất ít nguồn cung từ Nga. Trong khi thị trường khí đốt hóa lỏng tự nhiên (LNG) dự kiến sẽ vẫn khan hiếm cho đến năm 2026, tới thời điểm Mỹ và Qatar tăng cường sản lượng khai thác.

Cấm nhập dầu Nga, EU mất luôn 1.000 tỷ USD vào tay Mỹ

Theo tổ chức tư vấn Bruegel (Bỉ), dù chính phủ các nước châu Âu đã chi hơn 700 tỷ USD hỗ trợ doanh nghiệp và người dân bù đắp thiệt hại khi giá năng lượng tăng thì tình trạng này vẫn có thể kéo dài trong nhiều năm. Đặc biệt trong bối cảnh lãi suất tăng và các nền kinh tế rơi vào suy thoái, biện pháp hỗ trợ này ngày càng trở nên khó khăn hơn.

” Nếu cộng tất cả các biện pháp lại – gói cứu trợ, trợ cấp – thì đó là một số tiền vô cùng lớn “, Giám đốc công ty tư vấn S-RM Martin Devenish cho biết. ” Các chính phủ sẽ gặp khó khăn hơn khi xử lý cuộc khủng hoảng này vào năm tới” .Theo Bloomberg, khoảng một nửa quốc gia EU đang gánh khoản nợ vượt quá giới hạn 60% GDP của khối.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), EU đã cố gắng hạn chế nhu cầu khí đốt thêm 50 tỷ mét khối trong năm nay nhưng khu vực này vẫn phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt 27 tỷ mét khối vào năm 2023. Điều này xảy ra trong tình huống nguồn cung của Nga giảm xuống bằng 0 và nhập khẩu LNG Trung Quốc trở lại mức năm 2021.

” Việc mua khí đốt là điều vô cùng cần thiết và chúng ta có thể sẽ chứng kiến tình trạng tích trữ tràn lan ở châu Âu “, Trưởng bộ phận phân tích hàng hóa tại ngân hàng Thụy Điển SEB AB Bjarne Schieldrop cho rằng, cuộc đua lấp đầy kho khí đốt tự nhiên của EU trước mùa đông tới đang diễn ra gay cấn.

Nhiều quốc gia châu Á tăng cường nhập thêm nhiên liệu. Ảnh: Bloomberg.

Đối thủ cạnh tranh gay gắt
Để tránh tình trạng thiếu hụt, Ủy ban Châu Âu đã đặt ra các mục tiêu tối thiểu cho các bể chứa. Ước tính đến ngày 1/2/2023, các bể chứa phải đầy ít nhất 45% để tránh cạn kiệt vào cuối mùa nóng và đạt mức lưu trữ 55% sau đó nếu mùa đông ôn hòa.

Nhập khẩu LNG vào châu Âu đang ở mức kỷ lục. Ở Đức, các cảng nổi mới đang mở để tiếp nhận nhiên liệu.

Hoạt động mua hàng do chính phủ hỗ trợ đã giúp châu Âu thu hút hàng hóa từ Trung Quốc nhưng thời tiết lạnh hơn ở châu Á và khả năng phục hồi kinh tế mạnh mẽ sau khi Bắc Kinh nới lỏng các hạn chế do Covid-19 có thể khiến điều đó trở nên khó khăn hơn.

Theo Viện Kinh tế Năng lượng, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc, nhập khẩu khí đốt của Trung Quốc có thể sẽ cao hơn 7% vào năm 2023 so với năm 2022.

Doanh nghiệp Trung Quốc đã bắt đầu đảm bảo nguồn cung cấp LNG cho năm tới dẫn tới cuộc cạnh tranh trực tiếp với châu Âu về các lô hàng dự trữ. Sự sụt giảm lịch sử về nhu cầu của Trung Quốc trong năm nay tương đương với khoảng 5% nguồn cung toàn cầu.

Trung Quốc không phải là vấn đề duy nhất của châu Âu. Các nước châu Á khác đang cố gắng mua thêm khí đốt. Nhật Bản, nhà nhập khẩu LNG hàng đầu thế giới trong năm nay, thậm chí đang xem xét thiết lập một kho dự trữ chiến lược.

EU mất thêm chi phí do giá năng lượng tăng cao. Ảnh: Bloomberg.

Mỹ sẽ trở thành “ông lớn” xuất khẩu khí đốt năm 2023
Nhiều ý kiến cho rằng, Mỹ đang hưởng lợi đằng sau cuộc khủng hoảng năng lượng sâu sắc của châu Âu.

Theo hãng phân tích thị trường hàng hóa Kpler, tổng xuất khẩu LNG của Mỹ trong 10 tháng đầu năm 2022 tăng gần 11% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó xuất khẩu sang châu Âu tăng gần 150%.

Mỹ đã trở thành quốc gia cung cấp khí đốt chính cho châu Âu. Theo Business Insider, ở khu vực Đại Tây Dương, các công ty năng lượng Mỹ có thể kiếm được hơn 100 triệu USD cho mỗi chuyến vận chuyển 174.000 mét khối LNG đến châu Âu sau khi trừ đi chi phí vận chuyển và chi phí nhân công.

Mặc dù Mỹ đã trở thành nước xuất khẩu dầu thô lớn trong vài năm qua nhưng kể từ Thế chiến II, lượng dầu thô xuất khẩu của nước này đã không thể vượt quá lượng nhập khẩu. Một số nhà phân tích dự đoán, tình hình này có thể thay đổi vào năm tới.

Dữ liệu do Nhà Trắng công bố vào tháng trước cho thấy, nhập khẩu ròng dầu thô của Mỹ đã giảm xuống 1,1 triệu thùng/ngày, mức thấp nhất kể từ năm 2001, giảm mạnh so với mức nhập khẩu ròng hơn 7 triệu thùng dầu thô/ngày của 5 năm trước.

Sự thay đổi này là do các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với dầu của Nga và việc chính quyền Tổng thống Joe Biden giải phóng một lượng lớn dầu từ kho dự trữ khẩn cấp.

Rohit Rathod, nhà phân tích thị trường tại công ty nghiên cứu năng lượng Vortexa, cho biết xung đột Nga-Ukraine đã thúc đẩy nhu cầu mới đối với năng lượng của Mỹ.

Nếu sản lượng dầu đá phiến tăng trưởng mạnh, thì đến cuối năm tới sản lượng dầu thô xuất khẩu của Mỹ sẽ lớn hơn sản lượng nhập khẩu.

Nếu Mỹ muốn trở thành nhà xuất khẩu dầu thô ròng, thì nước này phải đẩy mạnh năng lực sản xuất hoặc giảm tiêu thụ.

Nhu cầu dầu thô của Mỹ trong năm tới sẽ tăng 0,7% lên 20,51 triệu thùng/ngày, nghĩa là Mỹ phải tăng năng lực sản xuất để đạt được lượng dầu thô nhiều hơn lượng dầu nhập khẩu.

Năng lực sản xuất dầu của Mỹ đã đứng đầu thế giới, vượt qua các nhà cung cấp dầu thô lớn như Ả Rập Saudi và Nga. Tuy nhiên, các mỏ dầu đá phiến của Mỹ đang già đi và tăng trưởng sản xuất mờ nhạt trong năm nay.

Nếu giá dầu đủ sinh lãi để lôi kéo các công ty khai thác bơm thêm dầu thì tổng sản lượng của Mỹ sẽ đạt mức kỷ lục 12,34 triệu thùng/ngày vào năm tới.

Hãng phân tích thị trường hàng hóa Kpler cho biết trong bối cảnh EU ngừng nhập khẩu dầu thô của Nga, các nhà máy lọc dầu châu Âu đã mua dầu thô của Mỹ để bù đắp khoảng trống do dầu thô của Nga để lại.

Mỹ củng cố vị thế nhà cung cấp dầu trên thế giới. Ảnh: DW.

Sean Strawbridge, Giám đốc điều hành của cơ sở xuất khẩu dầu lớn nhất của Mỹ, Port of Corpus Christi cho biết, điều này thực sự tạo ra cơ hội lớn cho các nhà sản xuất Mỹ và năng lượng Mỹ.

Xuất khẩu từ Corpus Christi ước tính tăng thêm 100.000 thùng/ngày vào năm tới, dựa trên mức kỷ lục 2,2 triệu thùng/ngày của tháng 10 vừa qua.

Ngoài ra, dữ liệu của Kpler cho thấy, xuất khẩu dầu diesel của Mỹ đã tăng lên mức cao nhất trong 3 năm là 1,3 triệu thùng/ngày trong tháng 7.

Trong bối cảnh lệnh cấp nhập khẩu các sản phẩm dầu Nga sắp có hiệu lực, các chuyến hàng diesel của Mỹ đến châu Âu đạt trung bình 330.000 thùng/ngày trong 15 ngày đầu tháng 12, gấp hơn 5 lần mức trung bình hàng tháng từ đầu năm đến nay.

Huy Quang