Thứ ba, Tháng mười hai 10, 2024
* Email: bbt.dongnama@gmail.com *Tòa soạn: 0989011688 - 0768908888
spot_img

Cần giải pháp cắt giảm chi phí vận tải trong chi phí Logistics tại Việt Nam

ĐNA -

Chi phí vận tải trong logistics bao gồm các loại chi phí chuyên chở hàng hóa, thông qua các phương thức vận tải, cũng như các các chi phí giao nhận, phụ phí các chi phí liên quan đến người gửi hàng.
Trong đó, chi phí chuyên chở bao gồm chi phí vận tải (ban đầu, tiếp theo sau) cùng các loại chi phí liên quan. Chi phí vận tải chiếm tỷ trọng cao nhất (từ 1/3 đến 2/3) của chi phí logistics. Và trong chi phí logistics tại Việt Nam, thì chi phí vận tải quá cao, (chiếm tỷ lệ) tương đương 30-40% giá thành sản phẩm. Ở các quốc gia khác, tỷ lệ này chỉ khoảng 15%. Chi phí Logistics nói chung và chi phí vận tải nói riêng của Việt Nam đang ở mức rất cao, tạo gánh nặng cho nền kinh tế và giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.

Hội thảo khoa học quốc gia về Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng Việt Nam lần thứ 2 (CLSCM-2022) vừa diễn ra tại trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng. Ảnh trong bài: Trung Đức/Asean News

Việc giảm chi phí Logistics, với trọng tâm là giảm chi phí vận tải phải có sự tham gia của nhiều ngành, nhiều địa phương, nhiều lĩnh vực với giải pháp đồng bộ, phù hợp cả trước mắt, và căn cơ lâu dài trên cả 3 phương diện: Tổ chức quản lý; (ứng dụng mạnh) Khoa học – Công nghệ và đặc biệt là sẵn sàng Nguồn nhân lực Logistics”, GS. TS. Nguyễn Trường Sơn – Trưởng Khoa Quản trị Kinh doanh, trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng, trăn trở chia sẻ.

Ngày 14/10/2022, trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng phối hợp cùng trường Đại học Ngoại thương và Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam (VALOMA), đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia về Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng Việt Nam lần thứ 2 (CLSCM-2022) với chủ đề “Giải pháp phát triển Logistics và Chuỗi cung ứng bền vững của Việt Nam”.

CLSCM-2022 đã nhận được 40 bài tham luận từ các nhà khoa học, các học giả và đội ngũ giảng viên chuyên ngành trên cả nước. Tham luận, các báo cáo khoa học rất đa dạng về chủ đề: Giải pháp và chính sách đặc thù hỗ trợ và thúc đẩy phát triển logistics và quản lý chuỗi cung ứng tại Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung; Phát triển bền vững các chuỗi cung ứng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam; Phát triển bền vững hệ thống cơ sở hạ tầng logistics cho Việt Nam; Kinh nghiệm của các nước về chuỗi cung ứng xanh và bài học cho Việt Nam; Đo lường hiệu quả chuỗi cung ứng; Sự dịch chuyển chuỗi cung ứng sau các biến động kinh tế toàn cầu; Mô hình kinh doanh dịch vụ logistics và quản lý chuỗi cung ứng trong bối cảnh mới; Ứng dụng công nghệ 4.0 nhằm phát triển hoạt động logistics và tối ưu hóa chuỗi cung ứng; Tăng cường hội nhập kinh tế, xây dựng thương hiệu và thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp logistics và quản lý chuỗi cung ứng; Phát triển nguồn nhân lực logistics chất lượng cao đáp ứng yêu cầu ngành logistics trong bối cảnh mới; …

“Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đã và đang tạo ra những thay đổi lớn về cách thức vận hành và cung ứng dịch vụ hàng hóa và quản lý chuỗi cung ứng” – PGS.TS. Võ Thị Thúy Anh – Phó Hiệu trưởng, trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng.

Với mục tiêu đưa CLSCM trở thành một trong những hội thảo quốc gia thường niên chuyên sâu, một hội thảo uy tín thường niên tại Việt Nam, đóng góp cho sự phát triển chung của ngành dịch vụ logistics; các đơn vị tổ chức CLSCM đã và đang đẩy mạnh, nâng cao chất lượng các bài báo được chấp nhận, thông qua một quy trình chặt chẽ từ khâu bình duyệt, lựa chọn chủ đề. Các diễn giả, nhà khoa học, nhà quản lý kinh tế có uy tín được mời giữ vai trò phản biện và chủ trì hội thảo.

Vì vậy, CLSCM-2022 trở thành điểm hội tụ, một diễn đàn mở nhưng lại chuyên sâu (về Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng Việt Nam), để giới chuyên gia, các nhà quản lý, nhà khoa học trao đổi, thảo luận, phân tích, đánh giá về những hạn chế, trở ngại hiện nay cũng như những cơ hội và thách thức sắp tới. Đặc biệt, nêu rõ các kiến nghị, đề xuất cơ chế, chính sách đột phá, với kỳ vong sẽ đưa ngành Logistics và Quản trị chuỗi cung ứng Việt Nam phát triển nhanh và bền vững trong những năm tới.

“Với vị trí địa lý đặc biệt nằm trong khu vực phát triển năng động của thế giới, nơi luồng hàng tập trung giao lưu rất mạnh, Việt Nam được đánh giá là có thế mạnh về địa kinh tế, rất thuận lợi để đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu và dịch vụ logistics. Chính phủ Việt Nam cũng đã xác định logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của cả nước cũng như từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

ảng Đà Nẵng – cửa ngõ biển Đông của hành lang kinh tế Đông – Tây

Hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam phát triển mạnh giúp gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, mở rộng thị trường đa dạng các loại hàng hóa tham gia xuất nhập khẩu. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước trong 6 tháng đầu năm 2022 đạt hơn 371 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm 2021. Kết quả tích cực nêu trên không thể không kể đến đóng góp của ngành dịch vụ logistics.

Tuy nhiên thế giới đang trong giai đoạn cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đã và đang tạo ra những thay đổi lớn về cách thức vận hành và cung ứng dịch vụ hàng hóa và quản lý chuỗi cung ứng. Đây là câu hỏi lớn, là vấn đề đặt ra trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động khó lường.

Đó cũng chính là lý do của hội thảo hôm nay. Quan trọng hơn, hội thảo tổ chức tại thành phố Đà Nẵng, nơi có một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi và là một trong những cửa ngõ hướng ra biển của Hành lang kinh tế Đông – Tây, có tiềm năng trở thành một phần trong mạng lưới chuỗi cung ứng và sản xuất toàn cầu…”, PGS.TS. Võ Thị Thúy Anh – Phó Hiệu trưởng, trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng phân tích.

Không gian giới thiệu các bài báo về LSMC của sinh viên trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng. BTC cho biết cho biết sẽ gửi dự thi Young Logistics Talents 2022.

Theo dại diện Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam, với kịch bản tất cả các bài viết đều qua phản biện độc lập, và tác giả phải trình bày trước hội thảo, hội thảo CLSCM góp phần cải thiện năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ Giảng viên chuyên ngành (trong lĩnh vực Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng- LSMC), bên cạnh đó, Ban tổ chức luôn kỳ vọng các nghiên cứu có thể được ứng dụng vào thực tiễn, là cơ sở cho các cơ quan quản lý nhà nước trong việc ra quyết định, hàm ý chính sách; hoặc được doanh nghiệp đưa vào áp dụng thực tiễn tại đơn vị doanh nghiệp mình.

Năm nay CLSCM 2022 nhận được hơn 40 bài viết, có 32 bài viết được tuyển chọn, trong đó, một số bài viết xuất sắc được hội đồng biên tập chọn và vinh danh “Best paper”, trân trọng ghi nhận tinh thần nghiên cứu của các tác giả, các thầy cô.

CLSCM lần 1 được tổ chức tại Hà Nội, năm 2023 sẽ diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh. năm sẽ được tổ chức tại TP HCM. BTC vừa có phiên trực tiếp vừa linh hoạt duy trì kênh sinh hoạt học thuật on-ofline, như vậy các diễn giả đều có điều kiện trình bày kết quả nghiên cứu của mình hội thảo.
Trung Đức