Thứ Bảy, Tháng Năm 4, 2024
* Email: bbt.dongnama@gmail.com *Tòa soạn: 0989011688 - 0768908888
spot_img

Cần một giải pháp tổng thể để làm sạch không gian mạng

ĐNA -

Với đặc tính không biên giới, tốc độ truyền thông tin nhanh, phạm vi chia sẻ rộng rãi, khả năng tương tác cao, không gian mạng ngày càng có ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu. Vì vậy, vấn đề bảo vệ an ninh mạng được đặt ra vô cùng quan trọng với mỗi quốc gia. Thực tế đã cho thấy ngày càng phát sinh hiện tượng thiếu lành mạnh trên không gian mạng, nên rất cần một giải pháp tổng thể.

 Tính hai mặt của không gian mạng
Ngày nay, nhu cầu truy cập Internet, dùng mạng xã hội đã trở nên cần thiết, không thể thiếu trong đời sống con người. Đó là các nhu cầu như giao lưu, kết nối, trao đổi, giải trí, truy cập để bắt nắm thông tin, tiếp cận thị trường, sử dụng trong nghiên cứu, làm việc. Có người lấy đó để biết thông tin kinh tế – đời sống, nắm bắt thị trường để phát triển kinh tế xã hội. Về ý nghĩa quốc gia, không gian mạng còn được ví như “lãnh thổ đặc biệt” trong việc bày tỏ quan điểm, “tự do thông tin”, bảo vệ dân tộc.

Ngày 5/1/2021, Phạm Chí Dũng bị Tòa án thành phố Hồ Chí Minh phạt 15 năm tù vì vi phạm điều 117 Bộ luật hình sự.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập 4.0 với sự bùng nổ nhanh mạnh của công nghệ số, không gian mạng cũng đa dạng và đối tượng tham gia cũng ngày càng phức tạp hơn, đã đưa đến tình trạng “lợi bất cập hại”. Thời gian qua, các thế lực thù địch lợi dụng Internet và mạng xã hội để xuyên tạc cương lĩnh, đường lối, quan điểm, nền tảng tư tưởng của Đảng; lôi kéo, kích động các phần tử bất mãn, tập hợp lực lượng, thành lập các tổ chức chống đối; phát tán tài liệu, kêu gọi tuần hành, biểu tình, gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Chuẩn bị cho Đại hội XIII của Đảng và ngay từ khi diễn ra Đại hội Đảng các cấp, các thế lực thù địch, đối tượng phản động chống đối, trong đó có các tổ chức phản động lưu vong như “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”; “Việt Tân”…, gia tăng hoạt động chống phá, với phương thức và thủ đoạn hoạt động tinh vi, lập nên cả hệ thống chuyên trang để tập trung công kích, tấn công vào Đại hội Đảng. Ngoài các trang mạng, blog, kênh yotube, trang fanpage, tài khoản cá nhân còn là hội nhóm chống đối. Thời gian qua, các đối tượng thường đăng tải các bài viết, thông tin có nội dung xấu, độc; tập trung công kích, chỉ trích các nội dung, báo cáo chính trị, các văn kiện, nghị quyết trình Đại hội lần thứ XIII và việc lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với các văn kiện, nghị quyết.

Ngày 14/12/2021, Bị cáo Phạm Đoan Trang bị Tòa án thành phố Hà Nội xử phạt 9 năm tù giam do vi phạm Khoản 1, Điều 88, Bộ luật hình sự.

Một số đối tượng còn sử dụng các thông tin liên quan đến công tác tổ chức, bố trí nhân sự; kết quả bầu cử Đại hội Đảng; việc sai phạm của cán bộ cấp cao để xử lý, tổng hợp lên các bài viết, video, bình luận xuyên tạc, bịa đặt, đồn đoán về tình hình nhân sự cao cấp Đại hội XIII, quy chụp là nội bộ lãnh đạo Đảng “chia rẽ bè phái, tranh giành quyền lực. Cùng với đó là các tài liệu nhạy cảm, phản động; lợi dụng các sự kiện chính trị, vụ việc phức tạp, nhạy cảm, các vụ đại án tham nhũng, việc xử lý các đối tượng chống đối…, được phát tán để phá hoại nội bộ, công kích, hạ uy tín lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền, lực lượng vũ trang. ”. Gần đây nhất, có những kẻ đã sa lưới pháp luật như Lê Dũng Vova (Hà Nội), Phạm Thị Đoan Trang (Hà Nội), Trương Duy Nhất (Đà Nẵng), Phạm Chí Dũng (TPHCM), Phan Mai Lợi ( Thái Bình) Trương Châu Hữu Danh (Long An), Trần Thị Tuyết Diệu (Phú Yên), Phan Bùi Bảo Thi (Đà Nẵng) Lê Anh Dũng (TPHCM), Bích Thủy TV (TPHCM)… Điều đáng nói, trong số này có những kẻ bị bắt khi còn đương chức như Phan Bùi Bảo Thi, trưởng Văn phòng Thường trú Báo Giáo dục và Thời đại tại Đà Nẵng. Còn rất nhiều kiểu làm báo kiểu “hai mặt”; chỉ núp danh nghĩa nhà báo, phóng viên để lấy địa vị dễ bề thực hiện mưu đồ cá nhân, nhằm vào các doanh nghiệp để moi tiền hay “đánh hội đồng”, làm công cụ cho phe nhóm, ekip muốn loại trừ nhau. Hiện tượng Dương Hằng Nga, nguyên phóng viên Tạp chí Giao thông vận tải là một dẫn chứng khá điển hình. Nhiều lãnh đạo tại các tỉnh thành miền Trung và thậm chí cả ở Trung ương bị Nga điểm mặt, đặt tên, lớn giọng “dạy việc” bằng một giọng “rác mạng” lượm lặt lộn xộn. Mới đây, Dương Hằng Nga đã bị Sở Thông tin và Truyền thông TP Đà Nẵng phạt hành chính 10 triệu đồng về tội “xúc phạm uy tín, nhân phẩm, danh dự cá nhân” và vẫn còn đang thuộc “đối tượng” của cơ quan điều tra. Phóng viên Đặng Thanh Hải (bút danh Hải Châu), hiện là phóng viên tạp chí Doanh nghiệp có nhiều bài viết về Đà Nẵng đăng trên Tạp chí Doanh nghiệp và MXH thông tin không được chính xác. Ngày 28.10.2021, Sở TTTT TP Đà Nẵng ra công văn gửi các Ban, Ngành, Quận, Huyện thông báo phóng viên Hải Châu không đủ điều kiện làm phóng viên thường trú tại Đà Nẵng. Trong công văn nêu rõ: ” Đề nghị các cơ quan, đơn vị khi tiếp nhận yêu cầu làm việc của phóng viên Đặng Thanh Hải, cần đề nghị phóng viên xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan báo chí đang công tác. Giấy giới thiệu phải còn thời hạn và ghi rõ các thông tin: làm việc với cơ quan, tổ chức nào, nội dung gì, thời gian cụ thể… Bảo đảm quyền được thông tin của cơ quan báo chí và đảm bảo các cơ quan báo chí hoạt động đúng pháp luật, đúng tôn chỉ mục đích”.

Sáng 29.10.2021. Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị xét xử Phan Bùi Bảo Thi và đồng bọn can tội ” Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân” – Theo điều 331 Bộ luật hình sự.

Hiện tượng lợi dụng không gian mạng để “bóc phốt” nói xấu, công kích nhau thời gian gần đây cũng khá phổ biến làm ảnh hưởng tới thuần phong mỹ tục. Những livestream xuất hiện với tần suất dày đặc của một nữ doanh nhân ở TP Hồ Chí Minh cũng giới nghệ sĩ, showbiz và có cả hai nhà báo, luật sư đã tạo hiệu ứng xấu trong dư luận xã hội. Trước tình hình đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phải ban hành công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác quản lý, xử lý thông tin vi phạm trên mạng xã hội, trong đó có nội dung: “Chủ động rà soát, kiên quyết xử lý các kênh livestream và nhóm chat có nội dung phản cảm, phạm pháp”. 

Trương Châu Hữu Danh vi phạm điều 331 Bộ luật hình sự. Lĩnh án 4 năm 6 tháng tù

Cần sự chung tay của toàn xã hội
Từ thực trạng đáng báo động nêu trên, có thể nhận thấy bảo vệ an ninh mạng càng quan trọng hơn bao giờ hết, đây không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước, các cơ quan chức năng, mà còn là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi công dân.

Có thể nói, thời gian qua Cục An ninh mạng-Bộ Công An đã đạt được nhiều thành tích trong phòng chống xâm hại không gian mạng. Cùng với việc chủ động nắm tình hình trên không gian mạng, các đơn vị nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao còn triển khai các kế hoạch bảo đảm an ninh hệ thống thông tin, trang, cổng thông tin điện tử của các cơ quan Đảng, Nhà nước, tập đoàn kinh tế, tài chính trọng yếu… Chủ động phát hiện và phối hợp khắc phục các lỗ hổng bảo mật, virus, mã độc xâm nhập, chiếm đoạt thông tin bí mật Nhà nước, thông tin bộ qua môi trường mạng, ảnh hưởng đến lợi ích và an ninh quốc gia Việt Nam; quan hệ hợp tác giữa các quốc gia. Vào đầu năm 2019, khi Luật An ninh mạng với 7 chương, 43 điều chính thức có hiệu lực, một số tổ chức, cá nhân đã xuyên tạc, công kích tính pháp lý của luật này nhưng đến nay, luật đã thực sự đi vào đời sống.

Bảo vệ trật tự an toàn ngoài xã hội đã khó bảo vệ an toàn không gian mạng càng khó hơn. Tuy nhiên, do lượng người dùng MXH ngày càng đông, đối tượng lợi dụng chức vụ, địa vị hay ẩn danh, nặc danh để thực hiện hành vi phạm tội ngày càng nhiều nên việc phát hiện cũng rất khó khăn, dễ để lọt tội phạm.

Để giám sát không gian mạng hiệu quả, đã đến lúc cần một giải pháp đồng bộ. Trước hết là vai trò của Bộ, ngành Thông tin và Truyền thông trong việc quán triệt nhận thức, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ quản lý báo chí và xuất bản. Cán bộ thanh tra ngoài trau dồi kỹ năng nhận diện âm mưu, thủ đoạn tạo vỏ bọc “xã hội dân sự”, “diễn đàn dân chủ”,… để chống phá; các website giả mạo, các trang mạng có nhiều nội dung thông tin xấu, độc, còn cần nắm chắc các thủ đoạn tấn công mạng như đánh sập các website; cài gắm vào máy tính cá nhân hoặc lấy tài khoản và mật khẩu; đánh cắp dữ liệu cá nhân (hình ảnh, video); tấn công bằng mã độc (theo tệp đính kèm trong email hoặc ẩn trong quảng cáo Skype); tấn công ẩn danh bằng những phần mềm độc hại (phần mềm diệt virus, các trình duyệt); tấn công qua USB, đĩa CD… Song song với đó là việc tăng cường phổ biến, tuyên truyền trong gia đình, người thân, bạn bè và nhân dân nơi cư trú các quy định của Luật An ninh mạng để mọi người nắm, hiểu và không thực hiện các hành vi vi phạm liên quan đến an ninh mạng, góp phần xây dựng “không gian mạng lành mạnh từ cơ sở”.

Để chấm dứt hiện tượng phóng viên “hai mặt” dùng MXH để xâm phạm lợi ích của các tổ chức, cá nhân, Vừa qua, lãnh đạo thành ủy thành phố Đà Nẵng đã chỉ đạo các Ban, Ngành và Sở Thông tin Truyền thông TP Đà Nẵng tăng cường kiểm tra, đi sâu vào các trang mạng, trang thông tin điện tử của các tổ chức xã hội nghề nghiệp, chống tình trạng báo chí hóa tạp chí, báo chí hoạt đông không đúng tôn chỉ, mục đích để lập lại trật tự kỷ cương. Sở TTTT đã mời một số phóng viên vi phạm làm việc và xử phạt. Theo đó, các trưởng Cơ quan, Văn phòng đại diện báo chí, phóng viên thường trú tác nghiệp trên địa bàn đều phải có thẻ Nhà báo (theo khoản 1, 2 điều 22 Luật báo chí). Chỉ còn trở ngại chút là lãnh đạo cấp phòng và thanh tra của Sở TTTT năng lực còn hạn chế, chưa hỗ trợ lãnh đạo Sở trong công tác xử lý phóng viên, tòa soạn vi phạm.

Bộ truyền thông cũng cần có một chế tài đủ mạnh, nâng mức phạt nặng đối với tội vu khống, xúc phạm nhân phẩm danh dự cá nhân, tổ chức. Đối với những người làm báo, không chỉ thu hồi thẻ nhà báo mà còn bổ sung hình thức cấm hoạt động báo chí trong 3 năm. Như thế mới đủ sức răn đe.

Cần hàng rào kỹ thuật để ngăn thông tin tiêu cực
Lý giải hiện tượng thông tin tiêu cực tràn lan trên mạng, Thượng tá Huỳnh Nhân, Cục An ninh nội địa (Bộ Công an), cho rằng còn nhiều vấn đề phải hoàn thiện.

Phóng viên: Hiện tượng nói xấu, bôi nhọ, tiêu cực trên mạng đang tràn lan, liệu luật pháp của chúng ta đã đủ để xử lý vấn đề “rác bẩn” trên mạng, thưa ông?

Thượng tá Huỳnh Nhân: Luật hiện nay tương đối đầy đủ, phủ kín nhưng hiện tượng này vẫn còn tồn tại vì những lý do sau:

Thứ nhất, các đơn vị cung cấp Facebook, Zalo, các mạng khác, kể cả các mạng viễn thông vì lợi nhuận và các lý do khác nên xảy ra hiện tượng này.

Chúng ta vẫn hay nhận các cuộc gọi rác, các quảng cáo, các thông tin “bậy bạ” không hữu ích khác từ mạng viễn thông… Đó không thể đổ lỗi cho kỹ thuật đơn thuần mà có khả năng là thông tin bị cá nhân thu thập, rao bán.

Còn các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội trên Internet có máy chủ đặt ở nước ngoài cũng có nhiều vấn đề. Ví như quan điểm của người ta khác mình về chính trị, xã hội, văn hóa, đời tư… và có những vấn đề chúng ta cấm nhưng họ lại cho là bình thường và có nhiều vấn đề tế nhị khác, đôi khi họ dùng nó vào ý đồ của họ. Mặt khác, các nhà cung cấp mạng chưa thực hiện tốt việc ngăn chặn thông tin tiêu cực.

Vấn đề thứ hai, ở góc độ cơ quan quản lý nhà nước, vai trò còn hạn chế, còn ít phát huy. Ví như các phòng, Sở TT&TT chưa quan tâm đến vấn đề văn hóa “đen” trên mạng. Thực tế là khi có vi phạm, đa phần các vụ xử lý, xử phạt đều có vai trò của cơ quan công an trong việc thúc đẩy, tác động. Có rất nhiều lý do xảy ra việc này và cần phân tích sâu để thống nhất về quan điểm nhằm vận hành tốt hơn.

Về phía các cơ quan bảo vệ pháp luật, vấn đề quyết tâm xử lý văn hóa “đen”, “rác bẩn” cũng quan trọng. Địa phương nào quyết liệt, chú trọng trong việc thu thập, chuyển hóa, xử lý tới nơi tới chốn sẽ giảm thiểu hiện tượng này. Thực tế có những trường hợp tương tự nhau nhưng có địa phương thì xử lý, có địa phương ngần ngừ, không xử lý. Tức chúng ta có công cụ, luật pháp để xử lý nhưng vận dụng đôi khi, có lúc, có nơi chưa triệt để.

Những vấn đề khách quan, chủ quan trên, khi làm quyết liệt thì dần dần sẽ đi vào quy củ.

PV: Có thực tế khác là hiện tượng chống phá, chửi bới trên mạng, cắt xén, lan truyền văn hóa “đen” trên mạng tràn lan, chúng ta có biện pháp nào ngăn chặn?

Thượng tá Huỳnh Nhân: Ở góc độ tổng thể, vấn đề giáo dục là vấn đề quan trọng. Cục An ninh nội địa và các đơn vị vẫn đi giảng, tuyên truyền ở các trường học, các cơ quan, xí nghiệp để giúp mọi người nhận thức sâu hơn về việc này, giáo dục vẫn là căn cơ.

Còn vấn đề xử lý, các cơ quan vẫn liên tục thực hiện từ giáo dục, nhắc nhở, xử phạt hành chính, thậm chí xử lý hình sự các cá nhân vi phạm.

Chỉ trong năm 2021, có hơn 20 trường hợp bị xử lý hình sự và hàng trăm trường hợp cơ quan chức năng xử lý hành chính, nhắc nhở, răn đe vì các vi phạm trên không gian mạng.

Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng việc ngăn chặn triệt để rất khó.

PV: Như ông nói thì luật pháp điều chỉnh các hành vi lệch lạc trên không gian mạng tương đối đầy đủ, phủ kín nhưng hiện tượng chống phá, chửi bới vẫn xảy ra, thậm chí tràn lan. Vậy cần biện pháp gì để xử lý triệt để vấn nạn này?

Thượng tá Huỳnh Nhân: Phải thừa nhận vấn đề là đa phần đơn vị cung cấp Internet, viễn thông vì lợi ích nên nuông chiều khách hàng. Vì vậy, việc yêu cầu các nhà mạng nước ngoài phải tuân thủ, vận dụng luật pháp quốc tế phù hợp với luật pháp Việt Nam là điều rất quan trọng. Các cơ quan quản lý nhà nước cần buộc nhà cung cấp tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật Việt Nam, buộc họ chủ động trong việc xây dựng các hàng rào kỹ thuật để các thông tin độc hại không phát tán, lan truyền.
Về phía cơ quan quản lý nhà nước, chúng ta cần chủ động, phát huy vai trò quản lý, thường xuyên cảnh báo, vì nếu chỉ dừng ở việc xử lý, giáo dục đơn thuần sẽ rất khó dẹp bỏ triệt để hiện tượng này.

PV: Xin cám ơn Ông.

Thế Cương/thực hiện