Thứ hai, Tháng mười hai 23, 2024
* Email: bbt.dongnama@gmail.com *Tòa soạn: 0989011688 - 0768908888
spot_img

Châu Âu nắng nóng khốc liệt, các con sông cạn nước không thể phát thủy điện.



ĐNA -

Theo Time, giá điện châu Âu tăng lên mức kỷ lục mới vào thứ năm tuần trước do đợt nắng nóng hạn chế nguồn cung cấp năng lượng và cháy rừng hoành hành trên khắp nước Pháp. Châu Âu đang tiết kiệm năng lượng thì nắng nóng khốc liệt lại đẩy nhu cầu sử dụng năng lượng trong khi các con sông lại cạn nước không thể phát thủy điện.

Nắng nóng kỷ lục khiến người dân Pháp phải đổ ra các công viên giải nhiệt

Hiện nay, thị trường khan hiếm đối với khí đốt tự nhiên – được sử dụng để cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy điện – khi Nga cắt giảm nguồn cungcấp do bị châu Âu cấm vận trong lúc châu Âu đang nỗ lực bổ sung kho dự trữ cho mùa đông. Sản lượng lò phản ứng hạt nhân giảm, cũng như lượng điện gió và thủy điện thấp, đã làm trầm trọng thêm tình trạng siết chặt sử dụng năng lượng, đồng thời làm dấy lên e ngại về sự can thiệp nhằm giảm nhu cầu.

Annegret Groebel, chủ tịch Hội đồng các cơ quan quản lý năng lượng châu Âu, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg: “Nếu Nga cắt giảm khí đốt và có thể không có đủ khí đốt cho toàn bộ nhu cầu. Chuyện cúp điện “có thể tránh được, nhưng tất nhiên nó đòi hỏi rất nhiều công việc chuẩn bị mà chúng tôi hiện đang thực hiện”.

Giá điện tiêu chuẩn của Đức cho năm tới đã tăng 6,6% lên mức kỷ lục 455 euro cho một megawatt trên Sàn giao dịch năng lượng châu Âu AG. Giá của Pháp đã tăng tới 7,8%, lên 622 euro cho một megawat.

Các đợt nắng nóng vào mùa hè này đã làm tăng nhu cầu trong khi nguồn cung lại gián đoạn mạnh, với các tuyến thủy lưu chính cạn kiệt. Đây là các dòng chảy được sử dụng để tạo ra thủy điện, làm mát các nhà máy hạt nhân và vận chuyển hàng hóa .

Pháp đang ở trong một tình huống đặc biệt nghiêm trọng, vì hơn một nửa nhà máy điện hạt nhân của nước này không để bảo trì. Thông thường quốc gia này sẽ xuất khẩu điện, nhưng năm nay nước này đã trở thành nhà nhập khẩu ròng, khiến các nước láng giềng phải đốt nhiều khí hơn để duy trì hoạt động phát triển. Cháy rừng đang hoành hành ở nước này, khiến Tổng thống Emmanuel Macron phải tranh thủ sự giúp đỡ từ khắp châu Âu để cùng 10.000 lính cứu hỏa Pháp chiến đấu với hỏa hoạn.

Patricio Alvarez, một nhà phân tích của Bloomberg Intelligence, cho biết: “Sản lượng điện hạt nhân thấp trong lịch sử và các hồ chứa thủy điện thấp trên khắp châu Âu đang gây ra sự thiếu hụt nguồn cung chỉ có thể đáp ứng với các nguồn có thể thay thế được như than và khí đốt. Điều này làm tăng thêm nhu cầu khí đốt trong bối cảnh nguồn cung từ Nga đang giảm dần”.

Theo Wall Street Journal, Đức đang phải lên kế hoạch hoãn việc đóng cửa ba nhà máy điện hạt nhân cuối cùng của mình trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng ngày càng trầm trọng.

Mặc dù động thái này vẫn chưa được các quan chức chính phủ xác nhận vì một số chi tiết vẫn đang được xem xét, nhưng nó sẽ đánh dấu sự xoay chuyển khỏi mục tiêu chính sách lâu dài của quốc gia là loại bỏ dần năng lượng hạt nhân.

Người Pháp bất lực trước cháy rừng

Quyết định này đang chờ nội các của Thủ tướng Đức Olaf Scholz thông qua cũng như một cuộc bỏ phiếu trong quốc hội. Ba nhà máy dự kiến sẽ đóng cửa vào ngày 31/12/2022, nhưng việc cắt giảm nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên của Nga đã khiến chúng được gia hạn. Trong những tháng gần đây, việc cung cấp khí đốt qua đường ống Nord Stream 1 của Nga đã giảm xuống chỉ còn 20% công suất.

Giá khí đốt tự nhiên của châu Âu đã tăng vọt trong năm nay trong bối cảnh nguồn cung cắt giảm trong khi nhu cầu tăng đột biến do đợt nắng nóng kỷ lục thúc đẩy tiêu thụ nhiều năng lượng hơn để làm mát. Trong khi đó, các quốc gia cũng đang tranh nhau tích trữ khí đốt để đảm bảo cung cấp đủ cho mùa đông.

Hậu qua việc cấm vận Nga và biết đổi thời tiết khiến châu Âu đi vào ngõ cụt. Châu Âu chỉ còn cách tự cứu lấy mình là buông bỏ Ucraina, gỡ bỏ cấm vận, thỏa hiệp với Nga và ký hợp đồng muâ năng lượng bằng Rube với Nga mới có khả năng xoay chuyển được tình thế. Dự kiến, kinh tế châu Âu muốn hồi phục được thì mốc thời gian được tính từ sau khi Ukraina sụp đổ thể chế phát xít.

Chy Lê/tổng hợp