Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024
* Email: bbt.dongnama@gmail.com *Tòa soạn: 0989011688 - 0768908888
spot_img

Chiến sự tại Ukraina: thành công của Nga trong chiến dịch đặc biệt ở Donbass được đảm bảo bởi ba phương án chiến thuật được hoạch định rất tốt.

ĐNA -

Ngày 4/6/2022, Đại tá Markus Reisner, chuyên gia quân sự của Bộ Quốc phòng Áo, trong một cuộc phỏng vấn với tờ Welt cho rằng, thành công của Nga trong chiến dịch đặc biệt ở Donbass được đảm bảo bởi ba phương án chiến thuật được hoạch định rất tốt.

Đầu tiên, quân đội Nga kết hợp nhuần nhuyễn các cuộc tấn công bằng pháo lớn vào ban đêm và các cuộc tấn công bằng bộ binh vào ban ngày. Vị sĩ quan này lưu ý rằng các chiến thuật như vậy dẫn đến việc thường xuyên đột phá các vị trí của các đội quân Ucraina ở mặt trận, và kết thúc bằng các cuộc tấn công lớn của các lực lượng quân Nga và sự thất bại của lực lượng quân Ucraina.

Tổ hợp tên lửa Iskander

Reisner nói: “Các bằng chứng cho thấy những người lính Ucraina ở Donbass đang phải trải qua tâm lý căng thẳng tột độ và mệt mỏi vì chiến tranh. Họ phàn nàn về việc thiếu vũ khí”.

Theo ông, một bí quyết thành công khác của quân đội Nga là việc sử dụng cực kỳ hiệu quả các tổ hợp tên lửa chiến lược Iskander. “Tên lửa bay khoảng cách lên tới 500 km và phá hủy các kho vũ khí và nhiên liệu, cũng như các doanh trại và sở chỉ huy của Ucraina. Các cuộc tấn công vô cùng tàn khốc”.

Ông Reisner nói thêm rằng quy mô và hiệu quả của việc sử dụng các tổ hợp tên lửa Iskander đã làm gia tăng sự quan tâm của các nhà chiến lược NATO.

Ngoài ra, quân đội Nga sử dụng quyền áp đảo trên không. “Đồng thời, các chiến thuật như sau: Máy bay hoặc trực thăng Nga bay thấp trên mặt đất và xuất hiện hoàn toàn bất ngờ trên mục tiêu, vì vậy quân Ucraina nhận thấy chúng quá muộn”. Viên đại tá này giải thích rằng chiến thuật tấn công như vậy giúp quân Nga tránh được tổn thất về người và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiến đấu.

“Sự kết hợp của cả ba phương án tác chiến cho phép Moscow giành được những thắng lợi trên chiến trường và sẽ giành chiến thắng trong trận chiến Donbass”, – Reisner kết luận.

Đại diện của Mỹ, Anh và Liên minh châu Âu đang tổ chức các cuộc họp thường kỳ để thảo luận về các điều khoản Thỏa thuận ngừng bắn và giải quyết xung đột Ucraina bằng phương thức ngoại giao mà không có sự tham gia của chính quyền Kiev.

Theo kênh CNN, trích dẫn các nguồn tin, các chính trị gia đang xem xét một kế hoạch của Ý ám chỉ sự trung lập của Ucraina để đổi lấy sự đảm bảo an ninh và khởi động các cuộc đàm phán Ucraina-Nga về tương lai của Crimea và Donbass.

Kênh CNN cho biết: “Ucraina không trực tiếp tham gia vào các cuộc thảo luận này, mặc dù Mỹ đã hứa sẽ không có gì về Ucraina nếu không có Ucraina”.

CNN dẫn lời một số quan chức Mỹ và phương Tây nêu rõ sự lo ngại về xung đột quân sự tại Ucraina ngày càng căng thẳng và có thể kéo dài trong nhiều năm, nếu các bên không quay lại bàn đàm phán.

Cựu Thủ tướng Ý Silvio Berlusconi viết bài phân tích trên tờ Giornale: Tình hình ở Ucraina đã chứng tỏ sự cô lập của phương Tây với phần còn lại của thế giới. “Phản ứng từ phương Tây là đồng tâm nhất trí, nhưng ý của chúng ta như thế nào thì được gọi là phương Tây? – Mỹ, châu Âu và một số nước trong khu vực Thái Bình Dương có quan hệ truyền thống với Mỹ, trong đó có Úc và Nhật Bản. Thế còn các quốc gia khác trên thế giới? – Gần như không có gì cả”.

Vị chính trị gia lưu ý rằng không phải quốc gia nào cũng ủng hộ quan điểm lên án chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ucraina. Ông cũng chỉ ra rằng Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia có vai trò quan trọng trong NATO, đã từ chối tham gia các lệnh trừng phạt chống Nga.

“Những gì mà cuộc khủng hoảng Ucraina đã cho chúng ta thấy là một dấu hiệu đáng báo động cho hiện tại và đặc biệt là cho tương lai. Nga bị cô lập với phương Tây, nhưng phương Tây cũng bị cô lập với các phần còn lại của thế giới ”, – cựu Thủ tướng Italy kết luận.

Trước đó, Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ, ông Mevlut Cavusoglu, cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên kênh Anadolu rằng Ankara dự định tuân thủ quan điểm nguyên tắc của mình về vấn đề trừng phạt chống Nga, bất chấp việc phương Tây và cộng đồng quốc tế đặt câu hỏi về việc Thổ Nhĩ Kỳ không tham gia chính sách trừng phạt này.

Người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu Brueghel (Brussels, Bỉ), ông Guntram Wolf, đã liệt kê những hậu quả thực sự của việc áp đặt lệnh cấm vận đối với việc cung cấp dầu từ Nga. Ông đã chia sẻ ý kiến của mình trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Spiegel.

Ông Wolf nhận định, từ chối nhập khẩu dầu của Nga có thể là “kịch bản xấu nhất có thể xảy ra” vì các công ty và người tiêu dùng sẽ sớm phải chịu giá cao đối với nguồn tài nguyên này, vốn đang và sẽ tiếp tục tăng.

“Chính phủ các nước châu Âu có thể cố gắng giảm bớt cú sốc giá bằng việc giảm giá tại các trạm xăng, cắt giảm thuế và hỗ trợ, như họ đã làm trong những tháng gần đây. Điều này có thể làm tăng nợ quốc gia”, – chuyên gia này nói.

Đổi lại, nhà phân tích Steffen Bukold dự đoán sự hợp tác của Moscow với những khách hàng mới, chủ yếu ở châu Á để điều chỉnh nguồn cung cầu này.

“Đối với bà Ursula von der Leyen, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, đây là một“ bước tiến quan trọng ”, còn đối với Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habek, thì đó là“ nỗi kinh hoàng thầm lặng ”.

Trước đó, Liên minh châu Âu đã chính thức đưa ra gói trừng phạt chống Nga thứ sáu, trong đó biện pháp chính là cấm vận một phần đối với nguồn cung dầu từ Nga. Lệnh cấm sẽ không bao gồm các nguyên liệu thô được cung cấp thông qua đường ống dẫn dầu “Druzhba” từ Nga sang châu Âu. Theo kế hoạch, việc từ chối cung cấp dầu sẽ diễn ra trong vòng 6 tháng, đối với các sản phẩm dầu – trong vòng 8 tháng. Mặt hàng này trở nên nóng hổi nhất và là vấn đề nan giải nhất khi thảo luận về gói trừng phạt mới, vì một số quốc gia châu Âu phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ của Nga đã lên tiếng phản đối gay gắt.

The Cuong – tổng hợp