Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024
* Email: bbt.dongnama@gmail.com *Tòa soạn: 0989011688 - 0768908888
spot_img

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã buộc Mỹ và châu Âu phải tìm kiếm một thỏa hiệp với Nga.

ĐNA -
Hãng truyền thông kỹ thuật số The Hill của Mỹ nhận định: cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã buộc Mỹ và châu Âu phải tìm kiếm một thỏa hiệp với Nga.
Trong một bài báo cho The Hill, tác giả William Moloney viết rằng các nước phương Tây đã nhận ra là các biện pháp trừng phạt và cô lập Nga không mang lại hiệu quả như mong muốn, thậm chí còn gây hiệu ứng ngược.
Tổng thống Nga Vladimir Putin

William Moloney cho biết: “Các biện pháp trừng phạt Nga đang làm tổn thương nền kinh tế phương Tây nhiều hơn. Đồng rúp đạt mức cao nhất trong hai năm vào tháng 5, đồng thời xuất khẩu nông sản và năng lượng của Nga mang lại doanh thu kỷ lục cho Moscow”.

Theo tác giả, Washington đã thất bại trong việc tập hợp toàn thế giới chống lại Moscow. Như vậy, trong số 195 quốc gia, chỉ có 65 quốc gia đồng ý tham gia chế độ trừng phạt của Mỹ. Trong khi đó, những gã khổng lồ như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Mexico và Indonesia đã từ chối tham gia cuộc chiến kinh tế này.
Nhà quan sát kết luận: “Tất cả những điều này cho thấy siêu cường bị cô lập nhất trên thế giới không phải Nga mà chính là Hoa Kỳ”.
Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga đã ngừng cung cấp khí đốt tự nhiên cho một số nước không thân thiện với Nga trong cộng đồng EU.

Sau khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraine, phương Tây đã tăng cường áp lực trừng phạt đối với Moscow. Các biện pháp hạn chế chủ yếu nhắm vào lĩnh vực ngân hàng và việc cung cấp các sản phẩm công nghệ cao; châu Âu ra sức kêu gọi giảm sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng của Nga. Nhưng tất cả điều này đã trở thành các vấn đề kinh tế đối với Hoa Kỳ và các đồng minh, khiến giá nhiên liệu và lương thực thực phẩm ngày càng tăng.

Như Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lập luận, chính sách kiềm chế và làm suy yếu nước Nga là một chiến lược lâu dài của phương Tây, nhưng các lệnh trừng phạt đã giáng một đòn mạnh vào toàn bộ nền kinh tế toàn cầu và cuối cùng sẽ làm cuộc sống của trăm hàng triệu người trên thế giới trở nên tồi tệ hơn.
Trong một diễn biến khác, Tổng thống Phap Emmanuel Macron lên tiếng phản đối mọi hành vi “sỉ nhục” Nga. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Ouest France, ông nói rằng mọi cố gắng làm cho Nga bẽ mặt là dại dột, “vì một ngày nào đó chúng ta sẽ phải nối lại quan hệ hợp tác với cường quốc này”.
Điện lực cũng là vũ khí chiến lược của Nga thách thức EU

Ông Macron nhấn mạnh: “Chúng ta không thể làm bẽ mặt Nga để đến ngày mà các hành động thù địch chấm dứt, chúng ta có thể tìm ra lối thoát với sự trợ giúp của mặt trận ngoại giao”.

Nhà lãnh đạo Pháp nói thêm rằng ông không che giấu thực tế về các cuộc đàm phán với Tổng thống Nga Putin và duy trì liên lạc với nhà lãnh đạo Nga theo yêu cầu của người đứng đầu Ukraine, Vladimir Zelensky.
The Cuong (tổng hợp)