(Đà Nẵng). Sáng nay (6/8/2024), UBND thành phố Đà Nẵng đã tổ chức họp báo 6 tháng đầu năm 2024. Phó Chủ tịch UBND thành phố Trần Chí Cường chủ trì buổi họp báo.
Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2024 của UBND thành phố cho biết, tập trung thực hiện 4 nhiệm vụ chính (trong Chủ đề hành động của năm) bao gồm: Đẩy mạnh cải cách hành chính; Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, rút ngắn thời gian thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, nhất là trong những lĩnh vực quy hoạch, đất đai; Tiếp tục khơi thông các nguồn lực đầu tư (đất đai, quy hoạch, đầu tư, xây dựng, xúc tiến đầu tư, khu công nghiệp, cụm công nghiệp…); Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội, qua 6 tháng, UBND thành phố đã rà soát lại tổng số nhiệm vụ đã giao cho các sở, ngành, ban, UBND các Quận, huyện, … (tổng cộng có 124 nhiệm vụ), kết quả ghi nhận:
Về “Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương” có 8/26 nhiệm vụ hoàn thành 100% theo nội dung đăng ký; 1/26 nhiệm vụ gia hạn tiến độ hoàn thành; 17/26 nhiệm vụ đang triển khai theo tiến độ. Về “Đảm bảo an sinh xã hội”, có 1/25 nhiệm vụ hoàn thành 100% theo nội dung đăng ký; 24/25 nhiệm vụ đang triển khai theo tiến độ.
Khơi thông nhiều nguồn lực cho phát triển
Đối với triển khai thực hiện “Tiếp tục khơi thông các nguồn lực đầu tư”, có 3/54 nhiệm vụ hoàn thành 100% theo nội dung đăng ký; 1/54 nhiệm vụ gia hạn tiến độ hoàn thành; 50/54 nhiệm vụ đang triên khai. Các đầu việc thuộc nhiệm vụ “Thúc đẩy tăng trưởng kinh tê”, hoàn thành 100% theo nội dung đăng ký: 6/19 nhiệm vụ; đang tiếp tục triển khai: 13/19 nhiệm vụ.
Nhờ đó các hoạt động kinh tể – xã hội tiếp tục phát triển ổn định, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 5% so với cùng kỳ 2023. Quy mô nền kinh tế thành phổ trong 6 tháng theo giá hiện hành ước đạt hơn 72.303 tỷ đồng, mở rộng hơn 7.050 tỷ đồng so với cùng kỳ. Trong đó, quy mô VA khu vực dịch vụ mở rộng nhiều nhất với hơn 5.837 tỷ đồng; khu vực công nghiệp – xây dựng mở rộng hơn 525 tỷ đồng; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 690 tỷ đông.
Xét trên phạm vi cả nước, quy mô GRDP của Đà Năng trong 6 tháng đầu năm 2024 tiếp tục duy trì vị trí thứ 17/63 tỉnh, thành phố và dẫn đầu các tỉnh, thành phố khu vực duyên hải Nam Trung bộ.
Trong chủ trương tiếp tục khơi thông các nguồn lực đầu tư, theo ông Võ Nguyên Chương – Phó Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường thành phố, giai đoạn 2022-2004, thành phố đã tổ chức đấu giá 33 khu đất lớn, trong đó có khu đất , mức giá “chốt” cuối cùng (đấu giá thành công) có giá trị gấp 6,6 lần so với mức khởi điểm. Chủ trương khai thác tốt hạ tầng này góp phần giảm thiểu tình trạng bỏ hoang tài nguyên, tạo nguồn thu cho ngân sách, tác động làm ấm dần hoạt động bất động sản của Đà Nẵng
Ông Võ Nguyên Chương cũng khẳng định chủ trương của thành phố trong ưu tiên bố trí đất làm công viên, vườn dạo, phục vụ người dân và du khách.
Được biết, 6 tháng qua, chính quyền và ngành chức năng thành phố Đà Nẵng đã tiếp tục chủ động tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về đất đai, quy hoạch, thủ tục đầu tư và được sự hỗ tích cực, có kết quả từ các cơ quan trung ương trong tháo gỡ đối với các dự án có các khó khăn, vướng mắc từ kết luận thanh tra, các bản án có hiệu lực phải thi hành.
Về tình hình phát triển dân doanh, doanh nghiệp và thu hút đầu tư, theo báo cáo của chính quyền thành phố Đà Nẵng, lũy kế đến tháng 6/2024, trên địa bàn thành phố có 40.577 doanh nghiệp và chi nhánh, văn phòng đại diện đang hoạt động với tổng số vốn đăng ký đạt 256,3 ngàn tỷ đồng; có 377 dự án đầu tư trong nước (ngoài Khu Công nghiệp), tổng vốn đầu tư là 210.817,441 tỷ đồng; 399 dự án đầu tư trong nước trong các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, tổng vốn đầu tư lên đến trên 34.458,99 tỷ đồng) và 1.011 dự án FDI, tổng vốn đầu tư hơn 4,35 tỷ USD.
Tính từ tháng 1/2024 đến tháng 6/2024, đã cấp mới Quyết định chủ trương đầu tư, Giây chứng nhận đăng ký đầu tư và điều chỉnh tăng thêm vốn trong nước trong khu công nghiệp là 1.487,4 tỷ đồng (tăng 38,7% so với cùng ky 2023), trong đó, 2 dự án cấp mới với tổng vốn đau tư 810 tỷ đồng, 3 dự án điều chỉnh tăng thêm vốn (717,4 tỷ đồng); … ; cấp mới Quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đãng ký đầu tư và điều chỉnh tăng thêm dự án trong nước (ngoài khu công nghiệp) là 13.917,9 tỷ đồng, trong đó, cấp mới Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư cho 3 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 7.600 tỷ đồng, tăng 128,7%.
Tổng số hồ sơ liên quan đến đăng ký doanh nghiệp tiếp nhận và xử lý trong 6 tháng là 12.008 hồ sơ, trong đó có đến 9.126 hồ sơ trực tuyến (chiếm tỷ lệ 76%).
Báo cáo cũng cho thấy nhiều khó khăn và tác động khách quan đến kinh tế và phát triển của Đà Nẵng.
Đó là các vấn đề cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, tình hình thế giới còn nhiều bất ổn, kinh tế thế giới phục hồi chậm; thiên tai, hạn hán, bão lũ, biến đổi khí hậu ngày càng gây hậu quả nghiêm trọng; các nguy cơ về an ninh năng lượng, an ninh lương thực, an toàn hàng hải, an ninh mạng gia tăng…dẫn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, khối lượng đơn đặt hàng giảm; trong khi đó giá nguyên liệu, chi phí vận chuyển lại tăng… khiến cho sản xuất công nghiệp, xuất khẩu chậm phục hồi.
Đà Nẵng là thành phố du lịch, tinh trạng suy thoái kinh tế toàn cầu và những tác động khác cũng đã dần ảnh hưởng đến hoạt động du lịch, dịch vụ như đà sụt giảm khả năng chi tiêu của khách du lịch. Hoặc tình trạng thiếu máy bay, giá vé máy bay tăng cao so với các nước, do vậy người dân trong nước, đã lựa chọn du lịch đến các điểm gần, hoặc du lịch ra nước ngoài. Điều này sẽ gây khó khăn cho Đà Nẵng trong thu hút cả khách nội địa lẫn quốc tế. Trong khi đó, doanh nghiệp du lịch gặp khó khăn về nguồn vốn tái đầu tư, tiền thuê đất… dẫn đến khó khăn trong đầu tư nâng cấp sản phẩm dịch vụ hiện có và dịch vụ mới.
Báo cáo 6 tháng của UBND thành phố cũng nhìn nhận các chỉ số giảm do tác động từ tình hình trên : số dự án FDI thu hút được 24,175 triệu USD, giảm 4,14% ; thực hiện cấp mới giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho 1.798 doanh nghiệp, chi nhánh và văn phòng đại diện, tổng vốn điều lệ đăng ký đạt 5.591,2 tỷ đồng; giảm 12,5% về số doanh nghiệp và giảm 36,9% về vốn. Ngành chức năng đã tiến hành thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và xóa tên đối với 459 doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc với số vốn giảm là 3.038 tỷ đồng.
Trong khi đó, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động dù có tăng 4,8% so với cùng kỳ 2023 (tương đương với 1.096 doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc); tuy nhiên, số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng vẫn tăng 11,73% so với cùng kỳ (tương đương với 3.200 doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc). Cơ quan chức năng đã hoàn tất thủ tục giải thể cho 321 doanh nghiệp, chi nhánh và văn phòng đại diện.
Đại diện Sở Xây dựng (ảnh bên trái) và Sở Công thương thành phố Đà Nẵng trả lời các vấn đề được cơ quan báo chí nêu câu hỏi làm rõ. Ảnh: T.Ngọc
Tại buổi họp báo, đại diện lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Công thương, … đã trả lời các vấn đề được cơ quan báo chí nêu câu hỏi làm rõ, đồng thời, cũng là các vấn đề được cử tri quan tâm: Các biện pháp xử lý tình trạng ngập kéo dài, ảnh hưởng đến giao thông, sinh hoạt của người dân ở một số điểm được xác định là điểm đen ngập lụt mỗi khi có mưa lũ ; Các biện pháp tháo gỡ để tạo nguồn lực phát triển, giai đoạn “hậu kết luận” của cơ quan Thanh tra nhà nước, các bản án đã tuyên, liên quan đến sai phạm về đất đai của những năm trước, trên địa bàn thành phố ; Đà Nẵng có bảo đảm được nhu cầu về đất phục vụ các công trình (cát xây , đất san nền, …) ; Đà Nẵng chuẩn bị gì cho đề án thành lập Khu Thương mại tự do ? ; …/.
T.Ngọc