Thứ sáu, Tháng mười hai 27, 2024
* Email: bbt.dongnama@gmail.com *Tòa soạn: 0989011688 - 0768908888
spot_img

Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF 2023) với chủ đề “ASEAN: Hành trình tới những điểm đến tuyệt vời”



ĐNA -

Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF 2023) được tổ chức từ ngày 2 đến 5/2/2023 tại Yogyakarta, Indonesia. ATF 2023 là sự kiện thường niên lớn nhất được tổ chức luân phiên giữa 10 thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tạo không gian hợp tác để thúc đẩy khu vực này trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn trên toàn cầu. Đây là sự kiện thường niên lớn nhất được tổ chức luân phiên giữa các thành viên ASEAN trong khuôn khổ hợp tác du lịch ASEAN.

Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF 2023) với chủ đề “ASEAN: Hành trình tới những điểm đến tuyệt vời”

ASEAN là một trong những khu vực phát triển du lịch năng động nhất trong khu vực châu Á và Thái Bình Dương. Hầu hết các nước thành viên ASEAN đều chú trọng phát triển du lịch, coi du lịch là ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.

Theo kế hoạch, ATF 2023 có nhiều hoạt động quan trọng như: Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN 3 lần thứ 22; Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN-Ấn Độ lần thứ 9; Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN-Nga lần thứ 2; Hội nghị Cơ quan Du lịch Quốc gia ASEAN lần thứ 57; Hội nghị Cơ quan Du lịch Quốc gia ASEAN 3 lần thứ 42; Hội nghị Cơ quan Du lịch Quốc gia ASEAN Ấn Độ lần thứ 29; Họp Tham vấn Du lịch ASEAN-Nga lần thứ 13; Lễ trao Giải thưởng Du lịch ASEAN; Họp báo các Bộ trưởng Du lịch ASEAN cùng nhiều hoạt động bên lề.

Đối với du lịch Việt Nam, ASEAN là một trong những thị trường, đối tác quan trọng nhất. Trong năm 2019, khách từ ASEAN tới Việt Nam đạt gần 2,1 triệu lượt, chiếm khoảng 11,6% tổng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Hợp tác đa phương trong khuôn khổ ASEAN đóng vai trò quan trọng trong hợp tác quốc tế về du lịch của Việt Nam.

Tại đây, đoàn Việt Nam tổ chức chương trình họp báo giới thiệu về tình hình phát triển, cơ chế chính sách, sản phẩm, dịch vụ du lịch Việt Nam sau COVID-19; định hướng thị trường, sản phẩm phù hợp với tình hình mới. Nâng cao nhận biết về hình ảnh, định vị và thông điệp của Du lịch Việt Nam thông qua biểu tượng và tiêu đề “Viet Nam – Timeless Charm”” (Việt Nam – Vẻ đẹp bất tận) và chiến dịch quảng bá “Live fully in Viet Nam”. Đây là dịp để ngành du lịch quảng bá điểm đến Việt Nam hấp dẫn, mở cửa hoàn toàn, sẵn sàng chào đón khách du lịch quay trở lại sau dịch COVID-19; hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch kết nối lại với các đối tác và thị trường, góp phần thúc đẩy phục hồi du lịch.

Tại Diễn đàn này, Hội chợ du lịch quốc tế TRAVEX là một trong những hoạt động quan trọng nhất trong khuôn khổ ATF 2023, thu hút sự quan tâm của các đối tác, doanh nghiệp và du khách quốc tế. Hội chợ sẽ là nơi diễn ra các hoạt động sôi động của ngành du lịch như triển lãm, giới thiệu sản phẩm, gặp gỡ người mua và người bán, hội thảo chuyên đề…

Việt Nam tham dự Hội chợ TRAVEX với Gian hàng Du lịch Việt Nam có diện tích 54m2 truyền tải thông điệp mời gọi du khách đến Việt Nam để có những trải nghiệm trọn vẹn và hấp dẫn. Hình ảnh xuất hiện tại gian hàng sẽ được thể hiện một cách nhất quán trong toàn bộ các sự kiện của du lịch Việt Nam tại Hội chợ. Đặc biệt, điểm nhấn tại gian hàng sẽ là những hoạt động truyền thông về Năm Du lịch quốc gia Bình Thuận 2023.

Du lịch Việt Nam vinh dự có 14 đơn vị đạt giải thưởng Du lịch ASEAN 2023.

Chiều 5/2/2023, kết thúc Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF), Ban tổ chức ATF 2023 đã trao các Giải thưởng Du lịch ASEAN năm 2023.
Giải thưởng du lịch ASEAN là sự kiện thường niên nhằm tôn vinh các địa phương, đơn vị có sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch chất lượng cao, góp phần phát triển bền vững các điểm đến du lịch của khu vực ASEAN. Đây cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp du lịch cũng như các tổ chức du lịch địa phương tiếp thị hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch và góp phần quảng bá thương hiệu du lịch quốc gia.

ATF 2023 bao gồm giải thưởng homestay ASEAN lần thứ 4; giải thưởng du lịch cộng đồng ASEAN lần thứ 3; giải thưởng nhà vệ sinh công cộng ASEAN lần thứ 2; giải thưởng dịch vụ spa ASEAN lần thứ 2.

Du lịch Nghĩa Đô trở thành điểm du lịch của du khách mọi miền

Các đơn vị của Việt Nam đã đạt nhiều giải thưởng tại nhiều hạng mục của ATF 2023. Hai đơn vị gồm ; cụm homestay xã Nghĩa Đô, tỉnh Lào Cai (quy tụ 5 đơn vị homestay liên kết gồm homestay số 1 – bản Hón, homestay số 2 – bản Mường Kem, homestay số 4 – bản Hón, homestay số 5 – bản Nà Khương và homestay số 6 – bản Thâm Mạ); cụm homestay ở xã An Bình, tỉnh Vĩnh Long (quy tụ 6 đơn vị homestay liên kết gồm Út Thủy, Sáu Thành, Năm Thành, Ba Lình, Ngọc Phượng và Ngọc Sang) đã đạt giải thưởng homestay ASEAN.

Ở hạng mục giải thưởng du lịch cộng đồng ASEAN, 4 đơn vị của Việt Nam đạt giải gồm Hợp tác xã dịch vụ du lịch cộng đồng Quản Bạ, tỉnh Hà Giang; điểm bản du lịch cộng đồng Sin Suối Hồ, tỉnh Lai Châu; cộng đồng du lịch làng chài Tân Thành, tỉnh Quảng Nam; khu bảo tồn làng nhà sàn dân tộc sinh thái Thái Hải, tỉnh Thái Nguyên..

Ở hạng mục giải thưởng dịch vụ spa ASEAN, 5 đơn vị đạt giải gồm Cham Spa & Massage – TP. Đà Nẵng; cơ sở Sen Tài Thu Vincom Mega Mall Smart City – TP. Hà Nội; Sol Spa (khách sạn nghỉ dưỡng Minera Resort), tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; Chi Spa (khách sạn nghỉ dưỡng Silk Path Grand Resort & Spa Sa Pa), tỉnh Lào Cai; Thala Spa (khách sạn Best Western Premier Sonasea Phú Quốc), tỉnh Kiên Giang.

Tại buổi lễ, Bộ trưởng Du lịch và Kinh tế sáng tạo Indonesia Sandiaga Uno đã trao búa chủ tịch cho Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Suanesavanh Vignaket, đại diện của nước chủ nhà ATF 2024. Phát biểu tiếp nhận quyền đăng cai ATF 2024, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Suanesavanh Vignaket thông báo rằng ATF 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 15 đến 20-1-2024 tại thủ đô Vientiane; đồng thời cam kết sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các quốc gia thành viên ASEAN và các đối tác đối thoại, Ban Thư ký ASEAN, các tổ chức quốc tế và các ngành liên quan để tổ chức thành công sự kiện rất có ý nghĩa và quan trọng này đối với ngành du lịch LàoSức hấp dẫn của điểm du lịch đạt giải thưởng Homestay ASEAN

Việt Nam vinh dự có hai điểm du lịch cộng đồng của đạt giải thưởng hai điểm du lịch cộng đồng của Việt Nam đạt giải thưởng Homestay ASEAN năm 2023. Trong đó, điểm du lịch xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã và đang khẳng định thương hiệu du lịch, trở thành điểm đến lý tưởng của du khách.

Nơi hội tụ những tiềm năng du lịch.
Thung lũng Nghĩa Đô thuộc xã Nghĩa Đô, cách trung tâm huyện Bảo Yên khoảng 30 km, đây là nơi quần tụ, sinh sống của những bản làng người dân tộc Tày từ lâu đời, nằm bên dòng Nặm Luông hiền hoà và núi Khau Ái, Khau Rịa, Khau Choong cao sừng sững, trập trùng. Nơi đây, trải qua hàng thế kỷ, con người vùng đất này đã tích lũy cho mình vốn sống, phong tục, tập quán, văn hóa dân gian để hình thành, lưu giữ kho tàng văn hoá mang đậm bản sắc của dân tộc. Vùng đất này, từ lâu được biết đến là nơi hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng.

Nhà sàn, dịch vụ homestay ở Nghĩa Đô

Tiềm năng du lịch ở Nghĩa Đô khá độc đáo và phong phú. Ở đây, có sự hội tụ của cảnh sắc tự nhiên, văn hóa bản làng, ẩm thực, phong tục, tập quán và văn hóa dân gian. Bản Tày Nghĩa Đô đẹp và ấn tượng bởi những căn nhà sàn truyền thống lưng tựa vào núi đồi, mặt hướng nhìn ra cánh đồng và dòng Nặm Luông, đã tạo nên một khung cảnh hữu tình, thơ mộng. Vẻ đẹp sinh thái ở Nghĩa Đô là một yếu tố góp phần tạo nên sức hút cho vùng đất này. Nơi đây hội tụ những dòng thác tuyệt đẹp, kỳ vĩ chảy từ trên núi cao xuống tựa như những dải lụa đang buông mình giữa bạt ngàn rừng xanh. Điển hình là thác Bản Hốc, thác Phạ Phuân, thác Vằng Kheo.

Nghĩa Đô là một lòng chảo rộng lớn, tuyệt đẹp bởi cánh đồng lúa bát ngát, xen giữa là những con đường nhỏ xinh đi vào các bản, dòng suối Nặm Luông trong mát uốn lượn quanh các bản làng. Giàn cọn nước truyền thống của người Tày được dựng lên với nhịp quay đều đều đã tạo nên một bức tranh vừa truyền thống vừa độc đáo. Xung quanh là những triền núi nhấp nhô với thảm thực vật xanh thẳm đã tạo nên một không gian tươi mát và thanh bình.

Vùng đất Nghĩa Đô là nơi lưu giữ các di tích lịch sử, văn hóa như phế tích Thành cổ Nghị Lang, di tích Đồn Nghĩa Đô, di tích Đền Nghĩa Đô. Vẻ đẹp của con người, của thiên nhiên nơi đây là vô cùng độc đáo và đặc sắc, là một khu văn hóa du lịch điển hình của huyện Bảo Yên dành cho du khách và là cơ hội cho phát triển du lịch của huyện.

Ngày 08/7/2019, Ban Thường vụ Huyện ủy Bảo Yên đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/HU “Về xây dựng và phát triển du lịch cộng đồng xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên giai đoạn 2019-2025 và định hướng đến năm 2030”. Trên cơ sở định hướng chung trong chủ trương và đường lối phát triển du lịch cộng đồng của huyện Bảo Yên, Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc xã Nghĩa Đô đã và đang bắt tay vào lộ trình xây dựng và phát triển du lịch cộng đồng trên cơ sở khai thác những tiềm năng vốn có, nhằm “biến di sản thành tài sản”. Đó là hướng đi đúng đắn và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Hấp dẫn các dịch vụ du lịch
Ngày 09/9/2021, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành Quyết định số 3281/QĐ-UBND công nhận xã Nghĩa Đô là điểm du lịch. Nơi đây đã và đang sẵn sàng chào đón du khách mọi miền, là điểm du lịch cộng đồng lý tưởng để du khách lựa chọn khám phá.

Một trong những thành công bước đầu trong phát triển du lịch cộng đồng ở Nghĩa Đô là dịch vụ homesaty. Với sự hướng dẫn về nghiệp vụ du lịch cộng đồng, người dân trong các bản làng đã nhanh chóng bắt tay vào thiết kế và phát triển dịch vụ homestay ngay tại ngôi nhà sàn của gia đình. Hiện tại, cả xã có 28 hộ dân đăng kí làm dịch vụ homestay, trong đó, có 17 hộ với 17 căn nhà đi vào hoạt động hiệu quả. Để có được không gian du lịch homestay sạch đẹp, thân thiện, mang đậm bản sắc văn hoá bản địa, đồng bào Nghĩa Đô đã thường xuyên làm những công việc như vệ sinh đường làng ngõ xóm, nhà ở, trang trí nhà sàn cho sạch đẹp, chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, cơ sở vật chất để phục vụ nhu cầu ăn nghỉ của du khách, tăng cường quảng bá các sản phẩm du lịch địa phương.

Để tạo nên sức hấp dẫn cho du khách khi tiếp cận và sử dụng dịch vụ homestay, nhiều mô hình do người dân tham gia thực hiện đã được hình thành như Hợp tác xã bảo tồn và phát huy nghề truyền thống, Câu lạc bộ hát Then đàn tính, phong trào “Nghĩa Đô suối sạch, đồng xanh”, những con đường hoa, cổng chào, biểu tượng cây đàn tính, con đường trồng cọ, những điểm tham quan tại cánh đồng lúa, chợ đêm…Cùng với đó là việc khôi phục, duy trì và phát huy những nghề truyền, lễ hội truyền thống như nghề dệt thổ cẩm, đan lát, lễ hội cốm, trò chơi đánh yến, nghi lễ lấy nước thiêng đầu năm mới đã góp phần tạo nên sự hoà kết linh hoạt và độc đáo của các loại hình văn hoá với phát triển du lịch cộng đồng.

Điểm mới trong giới thiệu, quảng bá dịch vụ du lịch cộng đồng ở Nghĩa Đô là sự chuyển đổi số của chính quyền và người dân nơi đây. Trong sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin và các trang mạng xã hội như hiện nay, các trang Fapage được lập nên thu hút hàng ngàn lượt theo dõi, chia sẻ như “Nghĩa Đô xanh”, “Nghĩa Đô suối sạch, đồng xanh”, “Nghĩa Đô hôm nay”…Người dân còn giới thiệu dịch vụ homestay và các sản phẩm du lịch trên trang cá nhân để góp phần tạo nên hiệu quả truyền thông du lịch trên không gian mạng.

Giới thiệu sản phẩm thổ cẩm truyền thống

Ngay từ giai đoạn đầu phát triển du lịch homestay, Nghĩa Đô đã thu hút khá đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước. Hầu hết du khách đến Nghĩa Đô đều có chung cảm nhận khí hậu nơi đây trong lành, mát mẻ, cảnh sắc thơ mộng, hữu tình, con người hồn hậu, cởi mở và mến khách, món ăn đậm đà dư vị. Những sản phẩm du lịch của Nghĩa Đô đã để lại ấn tượng đậm sâu trong lòng du khách mọi miền.

Trong không gian nhà sàn truyền thống ở những bản làng Nghĩa Đô, các gia đình người Tày vừa tạo nơi thoáng mát, thân thiện để du khách nghỉ ngơi, vừa tham gia biểu diễn cho du khách xem những tiết mục hát then, hát yếu, hát cọi truyền thống, kể cho khách nghe về văn hóa bản địa, phong tục, tập quán. Nhờ thế, không chỉ được nghỉ ngơi thư giãn mà du khách còn được khám phá vốn văn hóa mỗi khi đến Nghĩa Đô.

Khung cảnh Homestay Vĩnh Long – Mekong Riverside

Cụm homestay ở xã An Bình, tỉnh Vĩnh Long vinh dự được Ban Tổ chức ATF 2023 trao Giải thưởng Du lịch ASEAN năm 2023
Cụm homestay An Bình có hơn 61 phòng nghỉ, trang bị đầy đủ, tiện nghi phục vụ du khách. Kiến trúc nhà theo phong cách truyền thống Nam Bộ Việt Nam, có khu nhà ăn, khu thư giãn, khu câu cá giải trí, khu vui chơi trẻ em, bãi tắm tự nhiên (tắm sông) và các phương tiện như: xe đạp, thuyền chèo,… phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn và khám phá đời sống của cư dân địa phương. Tính đến năm 2022, cụm homestay An Bình được chào đón hơn 60.000 lượt khách đến tham quan và nghỉ lại.

Vườn đầy cây xanh ở homestay Vĩnh Long – Út Trinh

Tại các homestay, các hoạt động mang tính trải nghiệm, rèn luyện các kỹ năng sống cũng thường xuyên được tổ chức, mang lại cho khách những khám phá thú vị về phong tục tập quán của đời sống địa phương: vào bếp học nấu ăn cùng gia đình, làm bánh dân gian, làm vườn, trồng rau, câu cá… Chủ nhà hiền hòa, thân thiện, tận tình chỉ dẫn du khách cách hòa mình vào cuộc sống miền sông nước, nói chuyện, chia sẻ về cách sống của người dân nơi này.

Út Thủy – Homestay Vĩnh Long nhìn từ trên cao

Bên cạnh những hoạt động du lịch thuần túy, cụm homestay An Bình cũng đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa du lịch, kết hợp làm du lịch cộng đồng, tạo việc làm và dịch vụ thường xuyên cho người dân địa phương nhằm cải thiện thu nhập.

Khung cảnh thơ mộng của homestay Vĩnh Long Út Trinh

Thời gian qua, du lịch chuyên đề phát triển rất nhiều tại Vĩnh Long, Út Thủy homestay cũng sớm thông qua hội chữ thập đỏ và chính quyền địa phương, kết hợp với các công ty lữ hành và người dân địa phương xây dựng nhiều nhà tình thương; tu sửa nhiều trường học, tặng quà cho học sinh nghèo; vớt rác trên sông thí điểm bảo vệ mội trường; mở các khóa dạy bơi chống đuối nước cho trẻ em nông thôn; kết hợp các y bác sỹ từ Úc, mở các đợt khám bệnh phát thuốc cho người nghèo địa phương, được chính quyền địa phương và các tổ chức ghi nhận, khen thưởng.

Hồng Sơn-Nguyễn Trâm