Từ ngày 5-8/6/2024, Diễn đàn Kinh tế Quốc tế Saint-Petersburg lần thứ 27 diễn ra với sự tham dự của Tổng thống V.Putin, lãnh đạo cấp cao từ châu Á, châu Phi, Trung Đông, Mỹ Latin và Đông Âu, cùng khoảng 15.000 đại biểu đến từ hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Diễn đàn.
Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg (SPIEF) 2024
Trước đó, trong thông điệp chào mừng gửi tới Diễn đàn, Tổng thống Nga Putin nhấn mạnh nước Nga sẵn sàng đối thoại và hợp tác cùng các nước để giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, khoa học và công nghệ mà thế giới đang đối mặt, cùng xây dựng một hệ thống quan hệ quốc tế công bằng, bình đẳng, tôn trọng lợi ích chính đáng và đa dạng văn hoá của các quốc gia. Tổng thống Putin cũng bày tỏ tin tưởng Diễn đàn sẽ thúc đẩy hợp tác cùng có lợi giữa các quốc gia và khởi động nhiều sáng kiến và dự án mới.
SPIEF – 2024 đón tiếp phái đoàn từ 95 quốc gia
Theo nội dung bản thuyết trình, các phái đoàn nước ngoài từ 95 quốc gia, trong đó có 63 người đứng đầu phái bộ ngoại giao và 48 bộ trưởng ngoại giao, đã tham gia diễn đàn”.
Diễn đàn đã trở thành một tổ chức chính thức cho sự phát triển của quốc gia. SPIEF hoạt động như một trong những trung tâm phát triển toàn cầu có chủ quyền và hoàn thành sứ mệnh độc đáo về mặt lịch sử là duy trì sự cân bằng quyền lực toàn cầu, xây dựng một hệ thống quốc tế đa cực, tạo điều kiện cho sự phát triển dựa trên chương trình nghị sự thống nhất và mang tính xây dựng theo lợi ích quốc gia của Liên bang Nga.
982 thỏa thuận trị giá 6 nghìn tỷ rúp đã được ký kết tại diễn đàn SPIEF-2024
Tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg (SPIEF) năm nay, 982 thỏa thuận đã được ký kết với tổng trị giá hơn 6,4 nghìn tỷ rúp, Cố vấn của Tổng thống Liên bang Nga, Thư ký điều hành Ban tổ chức diễn đàn Anton Kobykov cho biết.
“Tại diễn đàn, 982 thỏa thuận đã được ký kết với tổng số tiền là 6 nghìn tỷ 430 tỷ rúp. Đây chỉ là những con số không phải là bí mật thương mại”, – Kobykov nói tại cuộc họp báo tổng kết của diễn đàn.
Ông Putin cảnh báo NATO tại SPIEF.
Tổng thống Nga cho biết, phương Tây cuối cùng sẽ muốn thảo luận về các đảm bảo an ninh mà họ từng bác bỏ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin xuất hiện tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg (SPIEF) hôm 17/6. Ông đã có một bài phát biểu dài và tham gia một phiên hỏi đáp. Bên cạnh các chủ đề kinh tế, Tổng thống Nga đã đưa ra nhiều tuyên bố về các vấn đề chính sách quốc tế, chủ yếu xoay quanh cuộc xung đột đang diễn ra với Ukraine và một cuộc đối đầu rộng lớn hơn với tập thể phương Tây.
Cuộc phản công của Ukraine mang lại tổn thất nặng nề và không có lợi
Tổng thống Nga đã đưa ra thông tin cập nhật về cuộc phản công đã được báo trước từ lâu của Ukraine từ đầu tháng 6 và đang diễn ra. Theo ông Putin, đến nay, lực lượng của Kiev đã mất khoảng 186 xe tăng và 418 xe bọc thép các loại.
“Tổn thất của họ rất nặng nề – khoảng hơn 1/10 so với quân đội Nga. Đó là một thực tế. Về phần cứng, thiệt hại về thiết bị đang tăng lên mỗi ngày” – ông nói, đồng thời cho biết Kiev đến nay vẫn chưa đạt được mục tiêu của mình, lãng phí nguồn dự trữ chiến lược trong cuộc chiến chống lại các lực lượng của Nga.
Viện trợ quân sự của phương Tây sẽ không giúp Ukraine
Ông Putin cho biết, hành động quân sự tăng cường đã gây ra sự cạn kiệt nhanh chóng kho dự trữ vật liệu chiến tranh của chính Ukraine. Ông dự đoán các lực lượng vũ trang Ukraine sẽ trở nên hoàn toàn phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài trong tương lai gần nhất.
“Họ sẽ không thể trả lương chiến tranh lâu như vậy. Trong khi đó, ngành công nghiệp quốc phòng của chúng tôi đang phát triển từng ngày” – Tổng thống Nga khẳng định và cảnh báo bất kỳ vũ khí nào Kiev nhận được từ tập thể phương Tây đều sẽ bị phá hủy.
Sự tham gia của NATO vào cuộc xung đột ngày càng sâu sắc
Ông Putin cho rằng khả năng chuyển giao máy bay chiến đấu F-16 sẽ khiến khối NATO do Mỹ đứng đầu can dự sâu hơn vào cuộc xung đột. Hơn nữa, máy bay có thể sẽ đóng quân ở nước ngoài, trong khi chỉ hoạt động trong không phận Ukraine khi thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu.
Trong trường hợp như vậy, “chúng tôi sẽ cần xem xét cách thức và vị trí chúng tôi có thể tấn công những phương tiện được sử dụng trong các hoạt động chiến đấu chống lại mình” – ông Putin nói – “Đây là một nguy cơ nghiêm trọng kéo NATO vào cuộc xung đột vũ trang này”.
Phương Tây sẽ muốn nói chuyện với Nga về đảm bảo an ninh
Ông Putin nói Moscow chưa bao giờ từ chối tham gia đối thoại với tập thể phương Tây, đưa ra một đề xuất thỏa thuận an ninh toàn diện ngay trước khi các hành động thù địch đang diễn ra bắt đầu. Tuy nhiên, phương Tây đã từ chối đối thoại, nhưng cuối cùng họ sẽ buộc phải từ bỏ lập trường đối đầu.
“Về việc có cần tiến hành đối thoại với họ hay không, tôi nhắc lại một lần nữa, chúng tôi không bác bỏ cuộc đối thoại này” – ông Putin nói – “Chính họ đã quyết định cắt đứt cuộc đối thoại này với chúng tôi”.
Lập trường của Nga về sử dụng vũ khí hạt nhân
Tổng thống Nga cũng cảnh báo đối với việc bình thường hóa các cuộc nói chuyện về sử dụng vũ khí hạt nhân. Ông cho rằng “thực tế là việc thảo luận về chủ đề này đã hạ thấp ngưỡng sử dụng chúng”.
Nhà lãnh đạo Nga cũng bác bỏ ý tưởng tham gia vào bất kỳ cuộc đàm phán giải trừ vũ khí hạt nhân nào với phương Tây.
“Chúng tôi sở hữu nhiều loại vũ khí này hơn các nước NATO. Họ biết điều đó và luôn cố gắng thuyết phục chúng tôi bắt đầu đàm phán cắt giảm” – ông Putin cho hay.
Bộ trưởng Tài chính Syria: SPIEF 2024 cung cấp giải pháp hướng tới trật tự thế giới công bằng hơn
“Diễn đàn được coi là sàn hoạt động quan trọng dành cho các nhà kinh tế, chính trị; tại đây họ có thể thảo luận những vấn đề toàn cầu và đề xuất những giải pháp cần thiết để cải biến thế giới này từ đơn cực thành đa cực.
Trong những năm gần đây, Syria đã bắt đầu tích cực tìm kiếm các động lực tăng trưởng nội địa để khôi phục cân bằng kinh tế cũng như cải thiện quan hệ với các nước Ả Rập và châu Âu. Những ngày tới tại Diễn đàn SPIEF sẽ chứng minh rằng kế hoạch của các thành viên BRICS và Liên minh Á-Âu sẽ trở thành giải pháp thay thế quan trọng dành cho các nước đang phát triển điều tiết giao dịch thương mại và kết cấu vào hệ thống kinh tế đa cực.
Kể từ cuối năm 2022, Chính phủ Syria đã xây dựng kế hoạch toàn diện về chuyển đổi kỹ thuật số ở cấp độ nền kinh tế và dịch vụ, ứng nghiệm trí tuệ nhân tạo và công nghệ hiện đại vào khối công nghiệp, và đây chính xác là những gì dự kiến thảo luận trong khuôn khổ Diễn đàn. Ngoài ra, Damascus đang nỗ lực thực hiện thỏa thuận thương mại với các nước thân thiện bằng đồng bản tệ quốc gia nhằm giảm thiểu các lệnh trừng phạt từ phía phương Tây”, Bộ trưởng Tài chính Syria lưu ý trong cuộc phỏng vấn.
Ba đề xuất của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tại SPIEF 2024
Với chủ đề “Nền tảng đa cực – hình thành các trung tâm tăng trưởng mới”, Diễn đàn tập trung vào 4 nhóm vấn đề chính: quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thế giới đa cực; các mục tiêu và nhiệm vụ trong chu kỳ kinh tế mới của nước Nga; xây dựng xã hội lành mạnh, gìn giữ giá trị truyền thống; và ứng dụng công nghệ phục vụ các mục tiêu phát triển.
Các đại biểu đã thảo luận về nhiều vấn đề then chốt như ứng phó biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh nước, lương thực, năng lượng, số hóa nền kinh tế, chủ quyền công nghệ của các quốc gia…
Trong thông điệp gửi tới Diễn đàn, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh yêu cầu đoàn kết, hợp tác và hành xử có trách nhiệm của tất cả các quốc gia để cùng vượt qua những thách thức chung. Phó Thủ tướng khẳng định đường lối đối ngoại nhất quán của Việt Nam và việc Việt Nam hoan nghênh, tham gia tích cực vào các khuôn khổ, sáng kiến hợp tác và liên kết kinh tế quốc tế vì hoà bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên toàn thế giới.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác dựa trên các nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau, tuân thủ Hiến chương Liên Hiệp Quốc và luật pháp quốc tế; và hợp tác cần là cơ chế mở, bao trùm, khuyến khích sự tham gia của các nước; tính đến trình độ phát triển, đặc thù của mỗi bên; bảo đảm bền vững về môi trường, hài hoà về xã hội và hiệu quả về kinh tế.
Phó Thủ tướng đánh giá cao sáng kiến “Đối tác Đại Á – Âu” của Tổng thống Putin về kết nối các tiến trình liên kết kinh tế khu vực, trong đó có Liên minh kinh tế Á – Âu và ASEAN, nhằm tạo sự cộng hưởng, lan toả lợi ích tới tất cả các bên.
Nhằm gia tăng kết nối và liên kết kinh tế giữa các quốc gia khu vực Á – Âu, Phó Thủ tướng đưa ra ba đề xuất gồm:
Một là, phát triển các hành lang giao thông liên quốc gia từ Đông sang Tây và từ Bắc tới Nam, gắn kết các dự án giao thông đang được triển khai trên các vùng, miền của nước Nga cùng với kế hoạch kết nối của ASEAN và các khuôn khổ hợp tác khu vực khác để hình thành nên các tuyến hành lang mới kết nối các trung tâm kinh tế trên toàn châu lục.
Hai là, tăng cường hợp tác thương mại và đầu tư nhằm tiếp tục mở cửa thị trường, mở rộng đầu tư, tháo gỡ rào cản, tạo thuận lợi cho thương mại và đi lại của người dân và doanh nghiệp. Việt Nam sẵn sàng là cầu nối thúc đẩy hợp tác giữa Liên minh kinh tế Á – Âu với ASEAN, và mong hai bên sớm nghiên cứu khả năng xây dựng một hiệp định thương mại tự do.
Ba là, đẩy mạnh hợp tác về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, bởi đây là xu thế tất yếu của thế giới và là lựa chọn chiến lược để bảo đảm tương lai của các nước. Phó Thủ tướng đã đề xuất các quốc gia đi trước trong tiến trình này chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam xây dựng cơ chế chính sách, thu hút nguồn lực, ứng dụng công nghệ, phát triển hạ tầng số, hạ tầng xanh và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Phó Thủ tướng khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp Việt – Nga tăng cường giao lưu, đẩy mạnh hơn nữa các lĩnh vực ưu tiên như thương mại hàng hóa, các sản phẩm nghiên cứu khoa học công nghệ cao, năng lượng tái tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, giáo dục; đồng thời khẳng định Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm, đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp. Đây cũng là những nội dung được nhiều diễn giả đề cập và được thảo luận ở các chuyên đề của Hội nghị.
Thế Cương/tổng hợp