Sáng 10/5/2024, Tổ Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP.HCM đơn vị số 2 gồm ông Đỗ Đức Hiển, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc Hội; bà Trần Kim Yến, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM có buổi tiếp xúc với cử tri Quận 3 trước thềm Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Tiếp xúc cử tri quận 3, các cử tri đã nêu nhiều ý kiến về vấn đề cải cách hành chính, tinh giản các cơ quan và đơn vị sự nghiệp công lập, góp ý một số điều của dự án Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Quảng cáo (sửa đổi)…
Cử tri Quận 3 được thông tin về hoạt động của Đoàn đại biểu quốc hội thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua, một số nội dung chính dự kiến thực hiện tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Cử tri ghi nhận và đánh giá cao Quốc hội đã có nhiều đổi mới trong tổ chức các kỳ họp đồng thời có các ý kiến kiến nghị gửi đến đại biệt quốc hội về cách tính giá điện hiện, nay kiến nghị ngành bảo hiểm xã hội nên có hương thức đa tầng cho người tham gia bảo hiểm y tế trong việc khám chữa bệnh chuyên sâu, gợi ý về công tác phòng chống tham nhũng…
Bà Văn Thị Bạch Tuyết, Phó trưởng Đoàn ĐBQH TP.HCM có văn bản số 602/ĐĐBQH-VP ngày 26/12/2023 gửi Bộ Nội Vụ để được hướng dẫn việc thực thi NĐ số 33/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; Thường trực đoàn ĐBQH TP.HCM kính chuyển nội dung kiến nghị của cử tri (trong đó có cử tri Nguyễn Hữu Châu) đến Bộ Nội Vụ để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
Trong văn bản phúc đáp của Bộ Nội Vụ số 531/BNV-CQĐP ngày 29/01/2024 về việc trả lời kiền nghị của cử tri gửi tới sau Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV gửi Đoàn ĐBQH TP.HCM, Bộ trưởng Bộ Nội Vụ Phạm Thị Thanh Trà có ý kiến như sau: Thực hiện theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên trong đó có NĐ số 33/2023/NĐ-CP của Chính phủ. Quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc, khó khăn thì đề nghị Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ánh về Bộ Nội vụ để hướng dẫn, trả lời theo thẩm quyền. Trên đây là trả lời của Bộ Nội Vụ đối với các kiến nghị của cử tri TP.HCM, trân trọng gửi đến Đoàn ĐBQH TP.HCM để trả lời cử tri.
Trong khi đó, cử tri Vương Đình Bích Thuỷ (Phường 10) đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Quảng cáo cụ thể và chi tiết hơn. Theo ông Thủy, cần quản lý chặt chẽ hơn việc quảng cáo trên mạng xã hội, đồng thời có những văn bản dưới luật rõ ràng, chi tiết từng điều khoản để khi thực hiện Luật Quảng cáo hạn chế sai sót, tiêu cực.
Theo cử tri Nguyễn Hữu Châu , P. Võ Thị Sáu, Q.3 việc hình thành Ban Mặt trận Khu phố ở Khu phố và tổ Mặt trận ở tổ dân phố là yêu cầu bức thiết”. Thực tế, tổ dân phố là nơi mà mọi người dù làm việc ở dân, giữ cương vị gì cũng về đây sinh sống trong một gia đình.
Thế nhưng, theo Nghị quyết số 131 của Quốc hội Khóa XIV, trong khi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng ghi: “Tiến hành tổng kết thí điểm Chính quyền đô thị”. Thí điểm tức làm thử ở 1 điểm, khi tìm được mô hình tức là hình mẫu được người dân chấp thuận thì mới nhân ra diện rộng, thì ở TP. HCM lại bỏ HĐND ở 16 quận và ở 239 phường.
Mong các ĐBQH đơn vị 2 TP. HCM phản ánh đầy đủ kiến nghị của cử tri lên Quốc hội theo yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo sơ kết việc thực thi NĐ số 33 của Chính phủ ở 63 tỉnh thành và công khai minh bạch cho nhân dân cả nước biết nơi làm tốt nơi làm chưa tốt. Tôi có lưu ý với Bộ trưởng Bộ Công An Tô Lâm: Ngành Công An đã xác định vai trò quan trọng của tổ dân phố, do đó đã xây dựng “ô khu vực” của Công An ở 1 số tổ dân phố để bảo đảm trật tự an ninh cho người dân.
Cử tri kiến nghị tinh giản biên chế phải bảo đảm hoạt động của bộ máy chính quyền
Tại buổi tiếp xúc, cử tri Lâm Ngọc Mạnh (Phường 12) cho rằng thời gian qua, việc tinh giản biên chế tuy đã đạt kết quả đáng kể nhưng chưa vững chắc. Tinh giản biên chế nhưng “giảm đầu nọ thì phiền đầu kia”, lẽ ra giảm được nhiều lao động nhưng lại khiến nhiều nơi lại bị thiếu lao động. Từ đó, cử tri này đề nghị có phương án khắc phục để bộ máy chính quyền thực sự hiệu quả, gần dân, sát dân. Việc bỏ tổ dân phố theo Nghị quyết số 11 của HĐND TP.HCM làm cho Đảng và Chính quyền ngày càng xa dân.
Trả lời các cử tri, đối với vấn đề tinh giản biên chế, sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập, ông Đỗ Đức Hiển khẳng định đây là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước. Tại TPHCM, ngoài đạt chỉ tiêu giảm số lượng người hưởng lương từ ngân sách nhà nước, Thành phố cũng đạt chỉ tiêu liên quan là tăng mức độ tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, qua đó giảm chi rất nhiều từ ngân sách cho các đơn vị này.
Tại các địa phương, việc giảm đầu mỗi theo chỉ tiêu Nghị quyết 19/2017 về cơ bản đã hoàn thành; việc giảm số lượng người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước cũng đạt nhiều kết quả.
Ông Hiển thông tin, thời gian tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ có kiến nghị để tiếp tục thực hiện chủ trương giảm đầu mối, tăng tính tự chủ, tăng xã hội hóa tại các địa phương, quan trọng nhất là đảm bảo chất lượng phục vụ người dân.
Về việc sắp xếp các đơn vị hành chính, ông Đỗ Đức Hiển cho biết các địa phương đang xây dựng phương án đảm bảo sự linh hoạt, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, điều kiện tự nhiên về lịch sử, văn hóa, xã hội… trên địa bàn. Qua đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét và đảm bảo thực hiện nội dung này trong năm 2024.
Về sửa đổi Luật Quảng cáo, ông Hiển nhận định việc này rất quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh nước ta đang đẩy mạnh công nghệ thông tin.”Bên cạnh sửa đổi luật này, chúng tôi sẽ tiếp tục theo sát quá trình xây dựng các văn bản tiêu chuẩn thống nhất để cụ thể hóa các nội dung cử tri đề nghị”, ông Hiển nói.
Về việc đổi tên một số dự thảo luật, đại biểu Đỗ Đức Hiển khẳng định sẽ ghi nhận ý kiến đại biểu cũng như góp ý của cử tri để đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất, khả thi so với nội dung của luật.
Tin, ảnh Ngọc Vương