Thứ tư, Tháng Một 15, 2025
* Email: bbt.dongnama@gmail.com *Tòa soạn: 0989011688 - 0768908888
spot_img

Doanh nghiệp phải có trách nhiệm thanh toán đầy đủ và thực hiện các cam kết với nhà đầu tư về mua, bán trái phiếu



ĐNA -

Ngày 15/11/2022, Bộ Tài chính đã có báo cáo về tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại buổi Giao ban báo chí hàng tuần của Bộ Thông tin – Truyền thông. Bộ Tài chính cho biết, khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong 10 tháng của năm 2022 đạt 328,9 nghìn tỷ đồng, giảm 25,2% so với cùng kỳ năm 2021 và có xu hướng giảm dần qua các Quý.

Doanh nghiệp phải có trách nhiệm thanh toán đầy đủ, đúng hạn lãi, gốc trái phiếu và thực hiện các cam kết với nhà đầu tư

Theo đó, quý I là đạt 134,8 nghìn tỷ đồng, quý II là 122,4 nghìn tỷ đồng, Quý III là 65,9 nghìn tỷ đồng, tháng 10/2022 là 5,8 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, 46,48% trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ phát hành có tài sản đảm bảo; 53,52% không có tài sản đảm bảo, chủ yếu là trái phiếu của tổ chức tín dụng.

Bộ Tài chính cũng cho biết, các trái phiếu doanh nghiệp là nhóm phát hành lớn nhất, chiếm 41,34% tổng khối lượng phát hành; các doanh nghiệp bất động sản, xây dựng chiếm lần lượt 28,87% và 7,8%; khối lượng trái phiếu mua lại trước hạn là 152,5 nghìn tỷ đồng, tăng 49,6% so với cùng kỳ năm 2021.

Theo Bộ Tài chính, sau vụ việc sai phạm của Tân Hoàng Minh và Vạn Thịnh Phát, thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiện đang gặp khó khăn, khối lượng phát hành mới sụt giảm, nhà đầu tư bán lại trước hạn nhiều, khối lượng mua trái phiếu trước hạn lớn. Ngoài nguyên nhân từ những vụ việc nêu trên, những tin đồn trên thị trường tài chính liên quan đến một số tập đoàn, khó khăn của thị trường bất động sản cũng tác động đến niềm tin của người gửi tiền và nhà đầu tư đối với thị trường ngân hàng và trái phiếu doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Ngoài ra, khi lãi suất tiền gửi ngân hàng lên cao, nhà đầu tư cá nhân có xu hướng bán lại trái phiếu doanh nghiệp để chuyển sang gửi tiết kiệm.

Về quản lý giám sát, từ năm 2021 đến nay, Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã tiến hành kiểm tra tổng cộng 30 đoàn thanh, kiểm tra, chuyển cơ quan điều tra các vụ việc vi phạm lớn và sẽ tiếp tục thanh, kiểm tra từ nay đến cuối năm. Bộ Tài chính cũng đã có công văn đề nghị Ngân hàng Nhà nước, Bộ Xây dựng phối hợp về tăng cường giám sát hoạt động phát hành, cung cấp dịch vụ về trái phiếu doanh nghiệp đối với các tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp bất động sản, xây dựng.

Bộ Tài chính cho biết, trái phiếu doanh nghiệp là một loại sản phẩm chứng khoán xác nhận nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi của doanh nghiệp đối với nhà đầu tư sở hữu trái phiếu. Pháp luật Việt Nam đều quy định trái phiếu doanh nghiệp do doanh nghiệp phát hành theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm. Theo đó, doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải có trách nhiệm đảm bảo thực hiện cam kết với người mua trái phiếu.

Theo Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, từ năm 2021, 2 phương thức phát hành trái phiếu được phân biệt. Cụ thể, trái phiếu phát hành ra công chúng được chào bán cho mọi nhà đầu tư và chỉ được chào bán sau khi Ủy ban chứng khoán Nhà nước cấp phép; trái phiếu phát hành riêng lẻ chỉ được chào bán và giao dịch giữa các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, là các nhà đầu tư có kiến thức, kinh nghiệm và tài sản để đầu tư vào sản phảm có rủi ro cao hơn trái phiếu phát hành ra công chúng.

Bộ Tài chính cho biết, trái phiếu doanh nghiệp không phải là sản phẩm tiền gửi tiết kiệm ngân hàng. Trái phiếu thường có độ rủi ro cao hơn các sản phẩm tiết kiệm ngân hàng và phần chênh lệch cao hơn so với lãi suất tiết kiệm chính là rủi ro mà nhà đầu tư chấp nhận khi mua trái phiếu doanh nghiệp. Với đặc điểm trên, nhà đầu tư có trách nhiệm tự đánh giá mức độ rủi ro trong việc đầu tư trái phiếu, hạn chế về giao dịch trái phiếu được đầu tư và tự chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư của mình.

Bộ Tài chính nhấn mạnh,Các doanh nghiệp huy động trái phiếu doanh nghiệp phải đảm bảo tuân thủ các quy định về điều kiện và hồ sơ khi phát hành trái phiếu, thực hiện công bố thông tin cho nhà đầu tư và công bố thông tin tại Sở Giao dịch chứng khoán; tính toán kỹ phương án huy động, có biện pháp đảm bảo an toàn tài chính để thực hiện đầy đủ các cam kết đối với nhà đầu tư, quán triệt nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm, doanh nghiệp phát hành phải có trách nhiệm đảm bảo các cam kết với nhà đầu tư và chủ động đàm phán với nhà đầu tư về việc thanh toán gốc, lãi trái phiếu đến hạn trường hợp có khó khăn. Nhà nước ban hành khung pháp lý điều chỉnh để các bên giao kết đầu tư, kinh doanh và đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư trên cơ sở giám sát và yêu cầu các doanh nghiệp phát hành thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết theo hợp đồng phát hành trái phiếu; các trường hợp doanh nghiệp vi phạm sẽ được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Bộ Tài chính đã chỉ đạo Ủy ban chứng khoán Nhà nước chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan làm việc với các doanh nghiệp có dư nơ trái phiếu lớn, đặc biệt là dư nợ có tỷ trọng nhà đầu tư cá nhân nắm giữ lớn để yêu cầu các doanh nghiệp có phương án thanh toán đầy đủ trái phiếu đến hạn theo quy định của pháp luật.

Thời gian tới, cơ quan quản lý sẽ tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện khung pháp lý và tăng cường hiệu quả kiểm tra, giám sát để xử lý các sai phạm theo quy định của pháp luật. Bộ Tài chính hiện đang phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hiện đang kiến nghị Thủ tướng Chính phủ các giải pháp cụ thể để ổn định và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Các địa phương rà soát, tạo kiện xử lý nhanh các thủ tục

Trước các vi phạm của doanh nghiệp phát hành thời gian qua, trên thị trường xảy ra hiện tượng doanh nghiệp tăng mua lại trái phiếu, các nhà đầu tư cá nhân bán lại trái phiếu trước hạn do quan ngại doanh nghiệp không trả được nợ. Trước tình hình này, cơ quan quản lý yêu cầu các chủ thể tham gia trên thị trường cần tuân thủ quy định của pháp luật.

Theo đó, doanh nghiệp phải có trách nhiệm thanh toán đầy đủ, đúng hạn lãi, gốc trái phiếu và thực hiện các cam kết với nhà đầu tư. Khi doanh nghiệp phát hành có khó khăn về thanh toán, nhà đầu tư có thể chủ động làm việc với doanh nghiệp và tổ chức cung cấp dịch vụ để thỏa thuận thống nhất phương án xử lý phù hợp, đảm bảo quyền lợi của cả nhà đầu tư và doanh nghiệp phát hành. Trường hợp có khó khăn về tình hình tài chính thì phải chủ động xây dựng phương án trả nợ cụ thể và làm việc với các nhà đầu tư để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư và uy tín của doanh nghiệp. Phải có phương án trả nợ của doanh nghiệp phát hành như cơ cấu lại nợ, đàm phán hoán đổi trái phiếu, xử lý tài sản đảm bảo, thỏa thuận thanh toán gốc, lãi trái phiếu bằng tài sản khác của doanh nghiệp. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được sẽ xử lý theo quyết định của tòa án.

Nhà đầu tư cần đọc, hiểu và nắm rõ các quy định này tại văn kiện trái phiếu và các bản công bố thông tin của doanh nghiệp. Đồng thời, phải hết sức lưu ý về trách nhiệm và cam kết của các tổ chức cung cấp dịch vụ.

Với các nhà đầu tư, Bộ Tài chính cho rằng khi doanh nghiệp phát hành có khó khăn về thanh toán, nhà đầu tư có thể chủ động làm việc với doanh nghiệp và tổ chức cung cấp dịch vụ để thỏa thuận thống nhất phương án xử lý phù hợp, đảm bảo quyền lợi của cả nhà đầu tư và doanh nghiệp phát hành. Các nhà đầu tư cần cẩn trọng để phân tích và phân loại các trái phiếu đang sở hữu để có quyết định phù hợp, không nghe tin đồn thất thiệt.

Các nhà đầu tư cá nhân cần yêu cầu tổ chức phân phối cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về doanh nghiệp phát hành, trái phiếu khi được giới thiệu mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ hoặc có ý định đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.

Nhà đầu tư cần đọc, hiểu và nắm rõ các quy định này tại văn kiện trái phiếu và các bản công bố thông tin của doanh nghiệp. Đồng thời, phải hết sức lưu ý về trách nhiệm và cam kết của các tổ chức cung cấp dịch vụ.

Việc các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán phân phối trái phiếu doanh nghiệp không có nghĩa các tổ chức này bảo lãnh, bảo đảm cho việc mua trái phiếu mà họ chỉ cung cấp dịch vụ, hưởng phí dịch vụ từ doanh nghiệp phát hành.
Chy Le-Tuan Vu