Thứ Tư, Tháng Tư 24, 2024
* Email: bbt.dongnama@gmail.com *Tòa soạn: 0989011688 - 0768908888
spot_img

Bộ Y tế có phải trả cho doanh nghiệp và người dân hàng ngàn tỉ đồng vì độc quyền kit test?

ĐNA -

ASEAN News – Giá kit test cao khiến doanh nghiệp phải gánh nặng chi phí, trong khi chất lượng sản xuất bị giảm. Những lời kêu cứu từ các doanh nghiệp hầu như đã bị các địa phương và các bộ ngành đều phản ứng rất yếu ớt hoặc bỏ mặc doanh nghiệp tự xoay xở.

Thực tế, các doanh nghiệp phải ký hợp đồng với Trung tâm y tế với giá tối thiểu 238.000 đồng/test và doanh nghiệp tự chi trả chi phí. Với hàng trăm ngàn lao động ở địa bàn và mỗi doanh nghiệp phải chi trả hàng chục đến hàng trăm triệu đồng, có doanh nghiệp phải trả hàng tỷ đồng cho mỗi đợt test và test liên tục, doanh nghiệp vốn đã không thể sản xuất, lại phải trả phí bất hợp lý khi dịch vụ test quá cao.

Theo một doanh nghiệp cho biết, giá kit test nhanh của Công ty TNHH EVD dược phẩm và y tế (Hoàng Mai, Hà Nội) được Bộ Y tế cấp phép, tại thời điểm 29/7, có giá 99.750 đồng/bộ kit (đã bao gồm thuế GTGT). Nếu doanh nghiệp được phép mua bộ kit test đã được cấp phép, tự thực hiện xét nghiệm tại chỗ thì doanh nghiệp sẽ tiết kiệm hơn được rất nhiều so với việc phải thực hiện test nhanh tại các cơ sở y tế do CDC các địa phương chỉ định và cấp phép. Giá mua kit test tự thực hiện và test tại các cơ sở y tế chênh nhau đến 2,5 lần. Như vậy có đảm bảo không tiêu cực trong việc nhận tiền của CDC với bên bán kit test? Đó là chưa kể đến việc chất lượng sản xuất kit test có đảm bảo chất lượng, xác định đúng bệnh. Nhiều trường hợp sáng test âm tính, chiều lại dương tính dẫn đến việc thu gom F0 không đúng thực tế và người bệnh thì không bị phát hiện. Tại các tuyến cơ sở nhiều nơi chưa đảm bảo điều kiện an toàn để thực hiện test tập trung đông người, gây rủi ro cho cá nhân và doanh nghiệp khi đi test. Trên thực tế đã xảy ra tiêu cực trong việc đẩy giá và kit test kém chất lượng của Công ty Việt Á.

Nhiều hiệp hội doanh nghiệp đã gửi kiến nghị lên Chính phủ từ thời điểm đó đề nghị cho phép doanh nghiệp tự mua kit test và thực hiện test nhanh để đảm bảo an toàn, lưu thông hàng hóa và tiết kiệm chi phí.

Qua rất nhiều cuộc họp, đề xuất này đến ngày 9/9 được Chính phủ chấp thuận và ghi rõ vào Nghị quyết 105 (9/9/2021) về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid 19. Nghị quyết này giao cho Bộ Y tế trong tháng 9 phải ban hành văn bản hướng dẫn việc doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh mua sinh phẩm, thiết bị xét nghiệm và thực hiện việc tự xét nghiệm và công nhận kết quả xét nghiệm.

Tuy nhiên, kể từ thời điểm văn bản của Thủ tướng được ban hành đến hết tháng 9/2021, các doanh nghiệp và người dân vẫn phải chịu mức giá xét nghiệm test nhanh không quá 238.000 đồng/mẫu và test PCR là 734.000 đồng/mẫu như hướng dẫn của Bộ Y tế, mà không có sự thay thế nào khác.

Hiện nay, đã có hơn 100 doanh nghiệp sản xuất, phân phối kit test các loại trên thị trường, với giá rất cạnh tranh. Nếu cạnh tranh về giá mua bán tại các cơ sở y tế được công khai, minh bạch, sẽ không có chuyện Việt Á được độc quyền phân phối ở CDC một số địa phương. Hoặc nếu cho phép doanh nghiệp tự thực hiện test bằng những bộ kit đã được cấp phép lưu hành trên thị trường thì mỗi doanh nghiệp đã đỡ được hàng trăm triệu đồng chi phí.

Việc “lại quả” 30 tỉ đồng từ mua kit test tại CDC Hải Dương mua của Việt Á mà Bộ Công An đang điều tra, bắt tạm giam nhà cung cấp và quan chức y tế địa phương, dư luận lại có quyền đặt câu hỏi: Với hàng triệu kit test mỗi tháng tại các địa phương, từ kít test nhanh đến kít test PCR, doanh nghiệp và người dân đã bị quan chức và nhà phân phối gian lận, nhập nhằng mất bao nhiêu tiền? chưa kể nói đến sản phẩm không chất lượng.

Vậy Bộ Y tế có trả tiền lại cho người dân, doanh nghiệp những sự mất mát có giá trị hàng ngàn tỉ đồng đó, trong điều kiện chống dịch đã kiệt quệ cả thể chất và túi tiền.

The Cuong (tổng hợp)