Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024
* Email: bbt.dongnama@gmail.com *Tòa soạn: 0989011688 - 0768908888
spot_img

Giữ gìn sự trong sáng cho tiếng Việt là một nhiệm vụ chung của toàn xã hội.

ĐNA -

Ngày 3/8/2022, Chính phủ đã phê duyệt đề án lấy ngày 8/9 hàng năm là “Ngày tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài gian đoạn 2023 – 2030”. Bởi vì, giữ gìn tiếng Việt cho thế hệ trẻ người Việt đang sống ở nước ngoài là một nhiệm vụ rất quan trọng, đó là thế hệ đang lớn lên ở những đất nước khác, có nền văn hoá và ngôn ngữ khác. Chúng ta nên hiểu rằng, ở bất cứ nơi đâu, chỉ cần nói được tiếng Việt là có đất nước, có quê hương ở đó.

Giới thiệu tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam trên zoom (clip lấy từ Youtube)

Hiện nay, ở rất nhiều quốc gia trên thế giới đã hình thành nên các cộng đồng người Việt. Các cộng đồng này có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn văn hoá và tiếng nói Việt Nam. Hội người Việt ở tỉnh Kumamoto Nhật Bản là một trong những cộng đồng như thế. Ước tính có tới 6.200 người Việt đang sinh sống và làm việc tại Kumamoto. So với những cộng đồng nước ngoài khác thì đây là cộng đồng người nước ngoài khá lớn tại tỉnh Kumamoto. Cộng đồng này được thành lập nhằm mục đích tạo sự gắn bó, đoàn kết và hỗ trợ nhau trong cuộc sống của người Việt đang ở nơi đây. Đặc biệt, người Việt ở tỉnh Kumamoto Nhật Bản rất chú trọng việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, xây dựng hình ảnh con người Việt Nam tốt đẹp. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của việc gìn giữ văn hoá chính là dạy tiếng Việt cho thế hệ trẻ em được sinh ra và lớn lên ở nơi đây. Ban chấp hành hội đã phối hợp với TS Phạm Thị Hương Quỳnh – Viện Ngôn ngữ học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam để xây dựng những lớp học tiếng Việt online miễn phí cho trẻ em vào chiều thứ 7 hàng tuần.

Ảnh chụp màn hình chương trình Gala “Tết quê hương”

Giữ gìn tiếng Việt cho các bạn nhỏ sinh ra và lớn lên ở nước ngoài không phải là chuyện một sớm, một chiều mà là một quá trình. Hiện nay cộng đồng người Việt ở nước ngoài đang ngày càng lớn mạnh cho nên việc giúp cho các thế hệ mới được sinh ra, lớn lên ở nước ngoài nói được tiếng Việt chính là đang giữ lấy hồn Việt thiêng liêng. Hiện nay Đảng và nhà nước đang rất quan tâm đến vấn đề này. Chính vì vậy, việc Chính phủ lấy ngày 8/9 hàng năm làm ngày tiếng Việt chính là để tôn vinh tiếng Việt, đồng thời nâng cao nhận thức của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài về tiếng Việt, tôn vinh vẻ đẹp, giá trị của tiếng Việt trong cộng đồng và bạn bè quốc tế. Giữ tiếng Việt chính là giữ một sợi dây liên kết giữa gia đình, người thân với Tổ quốc.

TS Phạm Thị Hương Quỳnh – Viện Ngôn ngữ học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam để xây dựng những lớp học tiếng Việt online miễn phí cho trẻ em vào chiều thứ 7 hàng tuần.

Nói về điều này, Tiến sĩ ngôn ngữ Phạm Thị Hương Quỳnh đã phát biểu trong chương trình rằng: “Cho dù chúng ta đang sống ở bất cứ nơi đâu trên trái đất, chỉ cần nói tiếng Việt là ở đó có quê hương. Việc dạy tiếng Việt cho thế hệ trẻ em được sinh ra và lớn lên ở các nước trên thế giới chính là góp phần vào việc giữ gìn văn hoá và quảng bá tiếng Việt ra thế giới”. Kết thúc chương trình, chị Xuân Hoa, phó chủ tịch Hội người Việt tại Kumamamoto phát biểu rằng: “Từ khi có “Hội người Việt Nam tại Kumamoto”, rất nhiều gia đình Việt Nam đã biết đến nhau thông qua các hoạt động của Hội, đặc biệt các hoạt động trong câu lạc bộ Tiếng Việt cho các em nhỏ tại tỉnh Kumamoto. Tuy có nhiều khó khăn trong giai đoạn đầu thành lập câu lạc bộ Tiếng Việt nhưng nhờ sự đóng góp tích của các thành viên trong Hội, các vị phụ huynh, sự nhiệt tình của các em nhỏ và đặc biệt là sự giúp đỡ của Trung tâm VILING và Tiến sĩ Phạm Thị Hương Quỳnh – Người trực tiếp giảng dạy Tiếng Việt cho các em nhỏ suốt thời gian vừa qua. Câu lạc bộ Tiếng Việt đã bước đầu đi vào ổn định và các em nhỏ đã quen dần với việc học tập. Các phụ huynh và các em nhỏ trong câu lạc bộ Tiếng Việt thực sự cảm thấy vui và hạnh phúc”.

Ảnh chụp màn hình chương trình Gala “Tết quê hương”

Bên cạnh đó, Hội người Việt ở tỉnh Kumamoto Nhật Bản  còn tổ chức những buổi giao lưu để trẻ em được gặp nhau, có môi trường sử dụng tiếng Việt và hiểu được ngày Tết cổ truyền, là ngày lễ lớn nhất của Việt Nam. Phong tục Tết cổ truyền là ngày lễ được người Việt Nam dùng để chào mừng thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới tính theo Âm lịch. Để giúp các bạn nhỏ lớn lên ở nước ngoài hiểu được ý nghĩa của Tết thì chắc chắn là phải có sự đồng hành của gia đình và cộng đồng người Việt ở đó.

 Ngày 7/1/2022, tức là 16 tháng Chạp, Hội người Việt tại tỉnh Kumamoto đã phối hợp với trường ViLing tại Hà Nội tổ chức một chương trình nhỏ mang tên “Tết quê hương” trên nền tảng zoom online. Trong chương trình có sự tham gia của các bạn nhỏ đang sống ở Kumamoto Nhật Bản và các bậc phụ huynh, các bạn sinh viên. Chương trình diễn ra trong 90 phút với những tiết mục văn nghệ do chính các em nhỏ đang sống ở Kumamoto biểu diễn, các em hát, đọc thơ, nhảy, giới thiệu trò chơi bằng tiếng Việt. Nghe các bạn nhỏ nói sống ở nước ngoài nói tiếng Việt mới thấy tiếng nói của dân tộc mình thiêng liêng biết bao. Mở đầu chương trình, chị Lê Trâm, chủ tịch Hội người Việt tại Kumamoto đã phát biểu ý kiến bày tỏ những trăn trở trong việc làm thế nào để giữ gìn tiếng Việt cho các con.

Câu hỏi trong chương trò chơi “Đoán đúng trúng lì xì”

Chương trình “Gala Tết quê hương” được tổ chức cũng nhằm mục đích giúp các bạn nhỏ ở Kumamoto được hiểu biết hơn về Tết nguyên đán, một nét đẹp trong văn hoá của người Việt. Nói về chương trình này, chị Lê Trâm, chủ tịch Hội người Việt tại Kuammoto phát biểu rằng: “Buổi giao lưu, gặp gỡ ngày hôm nay là dịp rất đặc biệt khi Tết cổ truyền dân tộc đang đến rất gần. Với mong muốn được gặp gỡ, giao lưu với giáo viên, các em nhỏ của trung tâm VILING CENTER cũng như giúp các em nhỏ đang sinh sống tại Kumamoto – Nhật Bản có thể hiểu thêm về văn hoá Tết cổ truyền của Việt Nam. Hôm nay, Ban chấp hành Hội người Việt Nam tại tỉnh Kumamoto phối hợp với trung tâm ViLING tổ chức buổi “GALA TẾT YÊU THƯƠNG” nhằm lan toả tình yêu tiếng Việt và văn hoá Việt Nam.

Chương trình có phóng sự nhỏ giới thiệu về Tết cổ truyền ở Việt Nam nhằm giúp các bạn nhỏ đang sống ở Kumamoto hiểu hơn về ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Đồng thời một phóng sự nhỏ ghi lại những hình ảnh đón tết của Hội người Việt tại Kumamoto cũng khiến cho các bạn đang sống ở Việt Nam xúc động. Bởi vì thông qua đó, mới thấy hết ý nghĩa của ngày Tết đoàn viên thiêng liêng đến thế nào. Ở nước ngoài không có hoa mai, hoa đào nhưng bằng bàn tay khéo léo những cành mai vàng, những cành hoa đào đỏ vẫn mang lại không khí Tết ở một phương trời xa. Tết ở Kumamoto cũng có bánh chưng, bánh tét, những chiếc bánh mang mùa xuân, mang đất nước đến với đồng bào người Việt ở Kumamoto.

Trong chương trình, các bạn nhỏ mặc trang phục áo dài dân tộc, những chiếc áo mang hồn Việt và hát, đọc thơ, giới thiệu trò chơi bằng tiếng Việt.

Trong chương trình, các bạn nhỏ mặc trang phục áo dài dân tộc, những chiếc áo mang hồn Việt và hát, đọc thơ, giới thiệu trò chơi bằng tiếng Việt. Bé Lê Nguyễn Thiên Kim (tên thường gọi Hana) hát bài Bánh chưng xanh, những lời chúc tốt đẹp được em hát lên bằng tiếng Việt nghe thân thương vô cùng. Bé Nishijima Haruto 3 tuổi hát bài “Con chào bố ạ”, từng câu hát tiếng Việt nghe thân thương và xúc động.  Bé Lâm Kiệt giới thiệu trò chơi bầu cua cá cọp, lời giới thiệu một trò chơi bằng tiếng Việt dù nhiều từ phát âm chưa tròn nhưng thấy được tình yêu tiếng Việt. Bé Tina đọc bài thơ “Cô và mẹ” và bài “Chúc tết” bằng tiếng Việt, đây là hai bài thơ mà bé đã rất dày công luyện tập. Nghe tiếng nói dân tộc được các bạn nhỏ đang sống ở nước ngoài luyện đọc thấy thương mến vô cùng. Chương trình còn rất nhiều tiết mục khác nữa, các con yêu ba mẹ nên yêu tiếng nói quê hương, vì thế mà chương trình rất xúc động.

Ảnh chụp màn hình chương trình Gala “Tết quê hương”

Điều thú vị nhất là các bạn nhỏ được chơi trò chơi “Đoán đúng trúng lì xì”, 10 câu hỏi tìm hiểu về Tết nguyên đán của Việt Nam. Chẳng hạn như là ngày Tết người Việt gói bánh chưng, ngày 23 tháng Chạp là ngày ông Công, ông Táo, Tết có hoa đào, hoa mai,… Mỗi câu đố lại mở ra cho các em một chân trời hiểu biết, Tết trong trí nhớ các em sẽ sâu sắc và cụ thể hơn. Các bé sẽ hiểu vì sao ba mẹ đang sống ở Nhật cũng gói bánh chưng, bánh tét, vì sao ba mẹ làm cành hoa đào bằng giấy đỏ, vì sao con được nhận lì xì,…Chính những nhận thức ấy sẽ bồi đắp cho các em tình yêu đối với tiếng Việt và đất nước Việt Nam.

Ảnh chụp màn hình chương trình Gala “Tết quê hương”

Chương trình “Gala Tết quê hương” là một nhịp cầu nối, là một buổi sinh hoạt văn hoá ý nghĩa. Bởi vì chương trình không chỉ góp phần tôn vinh tiếng Việt mà còn đem văn hoá đất nước truyền bá ra thế giới. Đúng như chị Xuân Hoa phó chủ tịch Hội người Việt ở Kumamoto đã nói “Hôm nay, buổi “GALA TẾT QUÊ HƯƠNG” đã diễn ra thành công tốt đẹp. Các em nhỏ đã được giao lưu, gặp gỡ với giáo viên, các em nhỏ của trung tâm VILING , mở mang thêm kiến thức về văn hoá Tết cổ truyền của Việt Nam”.

Hoàng Hạnh