Thứ năm, Tháng mười hai 26, 2024
* Email: bbt.dongnama@gmail.com *Tòa soạn: 0989011688 - 0768908888
spot_img

Hà Tĩnh: Công điện về chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới và tình hình mưa lớn



ĐNA -

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Hà Tĩnh đề nghị Ban chỉ huy PCTT và TKCN các huyện, thành phố, thị xã, Tiểu ban An toàn nghề cá trên biển; Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Công an tỉnh; Cảng vụ Hàng hải Hà Tĩnh; Chủ các hồ chứa thuỷ điện; Đài khí tượng thuỷ văn tỉnh; Chủ đầu tư xây dựng các công trình XDCB; Giám đốc Công ty TNHH MTV Thuỷ lợi: Bắc- Nam Hà Tĩnh chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới và tình hình mưa lớn.

Bản đồ nguy cơ lũ quét, sạt lở đất đá trên khu vực trong 6 giờ tới;

Theo tin của Đài khí tượng thuỷ văn Hà Tĩnh, hồi 04 giờ ngày 25/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 15,2 độ Vĩ Bắc; 111,1 độ Kinh Đông, cách Đà Nẵng khoảng 340km về phía Đông Đông Nam, cách Quảng Ngãi khoảng 240km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39 -49km\h) giật cấp 8. Từ chiều tối và đêm nay (25/9) vùng ven biển Hà Tĩnh có gió Đông Bắc mạnh cấp 4, cấp 5, giật cấp 6, vùng biển ngoài khơi có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7-8, sóng ven bờ cao 0,5 đến 1m, ngoài khơi 1 đến 2m biển động. Ngày và đêm 25/9, vùng biển ở khu vực Hà Tĩnh có mưa rào và dông, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh. Ngày và đêm 26/9, vùng biển khu vực Hà Tĩnh có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8, sóng biển cao từ 1,5 đến 2m, biển động.

Thực hiện Công điện số 11/CĐ-QG ngày 24/9/2023 của Ban chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai – Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn. Để chủ động ứng phó với Áp thấp nhiệt đới và mưa lớn trên địa bàn tỉnh; Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN tỉnh yêu cầu các địa phương, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ tập trung triển khai thực hiện một số nội dung sau:

1, Các địa phương, đơn vị tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nội dung tại Văn bản số 119/PCTT ngày 24/9/2023 của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh về việc chủ động ứng phó với mưa lớn trên địa bàn tỉn,

2, Tổ chức kiểm tra, rà soát, triển khai phương án đảm bảo an toàn cho các hoạt động trên biển và nuôi trồng thủy, hải sản và đảm bảo an toàn cho người và tài sản tại các chòi canh, lồng bè.

3, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Tiểu ban An toàn nghè cá trên biển, Cảng vụ Hàng hải Hà Tĩnh và các địa phương ven biển theo dõi chặt chẽ thông tin, diễn biến của ATNĐ; tổ chức kiểm đếm tàu thuyền đang hoạt động trên biển, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng, các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của ATNĐ để chủ động phòng tránh hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm. Sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện để triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn trên biển khi có tình huống xảy ra.

4, Triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng đề chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân quanh khu vực có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt sâu, lũ quét, sạt lở đất.

5, Tổ chức lực lượng sẵn sàng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, cắm biển cảnh báo, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết; chủ động bố trí lực luợng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính khi xảy ra mưa lớn.

6, Các Chủ đầu tư các công trình đang triển khai xây dựng khẩn trương triển khai phương án bảo đảm an toàn đối với công trình, người và máy móc, thiết bị khi có mưa lớn xẩy ra, đặc biệt lưu ý chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn các tuyến đê biển xung yếu hoặc đang thi công dở dang

7, Sẵn sàng triển khai các biện pháp tiêu úng, bảo vệ sản xuất, phòng chống ngập úng khu vực đô thị, khu công nghiệp.

8, Kiểm tra, rà soát, triển khai phương án vận hành và đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là Các hồ chứa thuỷ điện nhỏ, hồ thủy lợi xung yếu; bố trí lực lượng thường trực dễ vận hành điều tiết và sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra.

9, Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24h tại các cơ quan, đơn vị để chủ động xử lý các tình huống; thường xuyên cập nhật tình hình, diễn biến của bão; công tác ứng phó kịp thời báo cáo về Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh..

Hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới.

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, trong 24 giờ qua (từ 14h/24/9 – 14h/25/9), toàn tỉnh đã có mưa to, có nơi mưa rất to. Lượng mưa tại các trạm tự động như sau: Hương Khê: Hương Thủy 210mm, Phúc Đồng 203mm, Hà Linh 196mm, Phú Gia 183mm, Hòa Hải 182mm, Hương Giang 161mm; Can Lộc: Đại Lộc 160mm, Mỹ Lộc 110mm, Hồ Cu Lây 117mm; Hồng Lĩnh: Đậu Liêu 136mm; Nghi Xuân: Cương Gián 93mm; Hương Sơn: Sơn Tây 79mm…

Trong 6 giờ tới, khu vực Hà Tĩnh tiếp tục có mưa to, có nơi mưa rất to. Lượng mưa tích lũy phổ biến: 50 – 80mm, có nơi trên 100mm. Bên cạnh đó, nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc, sụt lún đất tại các huyện Hương Khê, Vũ Quang, Hương Sơn…

Mặt khác, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới lúc 15h ngày 25/9 vào khoảng 15.7 độ Vĩ Bắc; 109.1 độ Kinh Đông, cách Đà Nẵng 98km về phía Đông Đông Nam, cách Quảng Ngãi 74km về phía Bắc Đông Bắc.

Sức gió mạnh nhất cấp 6-7 (39-49km/h), giật cấp 8. Dự báo trong 3 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 15-20km/h.

Trong 6 giờ tới, tại khu vực các tỉnh Bắc Trung Bộ tiếp tục có mưa với lượng mưa tích lũy phổ biến từ 30-70mm, có nơi trên 100mm; các tỉnh Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ từ 20-50mm, có nơi trên 80mm… Nguy cơ cao xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại nhiều huyện như Lang Chánh, Thường Xuân, Quan Hóa, Mường Lát, Như Xuân, Quan Sơn, Bá Thước, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Thạch Thành (Thanh Hóa); Kỳ Sơn, Quế Phong, Quỳ Châu, Con Cuông, Tương Dương, Anh Sơn, Quỳ Hợp, Thanh Chương (Nghệ An); Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang, Đức Thọ (Hà Tĩnh); Tuyên Hóa, Minh Hóa, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy (Quảng Bình)…

Tăng Anh Thành