Thứ Sáu, Tháng Tư 26, 2024
* Email: bbt.dongnama@gmail.com *Tòa soạn: 0989011688 - 0768908888
spot_img

Hà Tĩnh: Sôi nổi lễ hội đầu xuân Quý Mão tại chùa Hương Tích

ĐNA -

Sáng 29/1/2023 (tức mồng 8 tháng Giêng Quý Mão), Lễ khai hội chùa Hương Tích – mở đầu cho năm du lịch Hà Tĩnh 2023 được long trọng tổ chức với sự tham gia của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH – TT&DL) phối hợp với huyện Can Lộc ( Hà Tĩnh).

Cổng Chùa sơn thủy hữu tình.

Chùa Hương Tích Hà Tĩnh – Ngôi chùa thiêng giữa đại ngàn
Chùa Hương Tích Hà Tĩnh là một trong những danh lam thắng cảnh tâm linh nổi tiếng của vùng đất Hoan Châu. Danh lam cổ có kiến trúc độc đáo, ấn tượng, không gian tựa cõi Phật chốn trần gian.

Được tọa lạc  trên dãy núi Hồng Lĩnh, Chùa Hương Tích Hà Tĩnh  là một trong 21 thắng cảnh nổi tiếng bậc nhất của nước Nam xưa. Không chỉ thu hút khách thập phương bằng vẻ đẹp thiên nhiên say đắm, chùa còn là chốn linh thiêng, nơi tìm lại sự bình yên, thanh thản trong tâm hồn.

Nằm ở độ cao 650m so với mặt nước biển, chùa Hương Tích Hà Tĩnh nằm ở lưng chừng đỉnh Hương Tích – một trong những ngọn núi đẹp, hùng vĩ nhất của dãy Hồng Lĩnh. Ảnh tư liệu Báo Hà Tĩnh

Nằm ở độ cao 650m so với mặt nước biển, chùa Hương Tích Hà Tĩnh nằm ở lưng chừng đỉnh Hương Tích – một trong những ngọn núi đẹp, hùng vĩ nhất của dãy Hồng Lĩnh thuộc xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Chùa có tên gọi đầy đủ là Hương Tích Cổ Tự. Dân gian còn gọi đây là chùa Thơm. Chùa Hương Tích theo hệ phái Phật giáo Bắc Tông, thờ Quan Âm Bồ Tát.

Chùa Hương Tích là một trong những ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất tại Việt Nam có niên đại hàng nghìn năm. Tương truyền, chùa được xây dựng từ thế kỷ XIII vào thời nhà Trần. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp từ nhắc đến lịch sử hình thành của chùa qua 2 câu thơ “Hương Tích Trần Triều – Hồng Sơn đệ nhất phong” (Hương Tích ngôi chùa đời Trần – Dựng trên ngọn núi đẹp nhất Ngàn Hống).

Chùa Hương Tích hiện vẫn còn lưu giữ kiến trúc cổ kính từ nhiều thế kỷ trước. Ảnh tư liệu Báo Hà Tĩnh

Chùa Hương Tích cũng gắn với sự tích công chúa Diệu Thiện – con gái vua Trang Vương nước Sở tu hành hóa Phật. Truyền thuyết kể lại, khi biết vua cha có ý ép gả cho viên quan võ độc ác, Diệu Thiện đã tìm đến quy y cửa phật.  Phật Tổ lại sai Bạch Hổ đưa công chúa trốn sang đất Việt Thường thị. Đến vùng núi Ngàn Hồng, có con suối tên là Hương Tuyền, Thần Hổ đưa Diệu Thiện lên động cao Đá Đôi để ẩn thân nhưng vẫn không được yên. Cuối cùng, Thần Hổ lang đưa công chúa xuống ở trong một hang đá, đó chính là Hương Tích.

Du khách tham gia lễ hội. Ảnh tư liệu Báo Hà Tĩnh

Sau này, khi nghe cha bị bệnh, công chúa đã hiến dâng cả tròng mắt và bàn tay để cứu cha. Đức Phật cảm động đã hóa phép cho mắt công chúa Diệu Thiện sáng lại, tay mọc lại. Công chúa tu hành đắc đạo, hóa thành Phật Quan  Âm ngàn mắt ngàn tay.

Du khách thập phương đến vãng cảnh Chùa như trảy hội.

Tương truyền vào thế kỷ 13 chùa được xây dựng. Năm 1885, chùa bị một trận hỏa hoạn lớn thiêu rụi. Năm 1901, Tổng đốc An – Tĩnh là Đào Tấn tiến hành quyên góp tiền trùng tu và xây dựng lại chùa. Năm 1936,  Bảo Đại cho người chạm khắc chùa Hương Tích vào Anh Đỉnh – Một trong 9 đỉnh đồng lớn đặt ở Đại Nội Huế.

Người dân địa phương tham gia các trò chơi dân gian. Ảnh tư liệu Báo Hà Tĩnh

Năm 1990, Bộ Văn hóa – Thông tin Việt Nam đã công nhận chùa Hương Tích là di tích văn hóa – thắng cảnh cấp quốc gia. Năm 2003, chùa được trùng tu. Năm 2006, chùa được đại trùng tu.

Mở đầu các hoạt động là trò chơi thi kéo co giữa các đội đến từ 16 xã, 2 thị trấn trên địa bàn huyện Can Lộc;

Sau tết Nguyên Đán, chùa Hương Tích sẽ bắt đầu khai hội. Lễ hội kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch hàng năm. Ngày hội chính được chùa tổ chức vào 18/2 âm lịch. Đây là ngày mà công chúa Diệu Thiện hóa Phật.

Bên cạnh đó trò chơi bịt mắt bắt vịt khiến nhiều du khách tỏ ra hào hứng;

Lễ hội chùa Hương Tích là một nét đẹp văn hoá truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân xứ Nghệ nói chung và người Hà Tĩnh nói riêng. Đây là dịp để du khách trải nghiệm các hoạt động văn hóa dân gian của người Việt xưa.

Sau phần lễ khai hội, nhiều hoạt động văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian như: chương trình nghệ thuật ca, múa, nhạc mừng Đảng, mừng xuân; các giải thể thao, trò chơi dân gian như: bóng chuyền nam, giải vật cổ truyền, đua thuyền, đẩy gậy, kéo co, chọi gà, hội thi mâm ngũ quả… Lễ khai hội và hoạt động du lịch chùa Hương Tích sẽ bắt đầu vào ngày 8 tháng Giêng năm Quý Mão đến giữa tháng 5/2023.

Những đô vật xã Thuần Thiện ( Can Lộc) tham gia giải vật dân tộc trong lễ hội chùa Hương Tích;

Để đón tiếp du khách, Ban Quản lý Khu du lịch chùa Hương Tích đã chuẩn bị chu đáo các điều kiện phục vụ các hoạt động lễ và hội. Điểm mới năm nay đó là huyện Can Lộc đã quy hoạch lại công tác bán vé tham quan, tạo nhiều điều điểm đến thú vị, hấp dẫn, đồng thời kêu gọi các công ty dịch vụ lữ hành cùng tổ chức các hoạt động kết nối tour tuyến tại chùa. Đồng thời, nâng cấp dịch vụ thuyền rồng, xe điện, cáp treo nhằm đáp ứng phục vụ tốt nhất cho người dân và du khách. Từ đầu Tết Quý Mão đến nay, ước tính có khoảng hơn 5 vạn du khách đến hành hương, du xuân tại chùa Hương Tích.

The Cuong-Tăng Thành