Thứ Ba, Tháng Chín 10, 2024
* Email: bbt.dongnama@gmail.com *Tòa soạn: 0989011688 - 0768908888
spot_img

Hội nghị ASSEAN lần thứ 38 và 39: Bàn về phục hồi hậu COVID-19

ĐNA -

 ĐNA- Hội nghị cấp cao ASEAN thứ 38 và 39 và các hội nghị liên quan khai mạc vào hôm nay (26-10) theo hình thức trực tuyến. Ứng phó đại dịch COVID-19 là một trong những vấn đề chính của chuỗi hội nghị.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 38 và 39 dưới hình thức trực tuyến.

Hội nghị cấp cao ASEAN thứ 38, 39 lãnh đạo các nước ASEAN trao đổi và chỉ đạo về chính sách cũng như quyết định tất cả các vấn đề then chốt liên quan đến thực hiện các mục tiêu của ASEAN. Trong đó, ứng phó COVID-19 và phục hồi hậu đại dịch là một trong những vấn đề chính được thảo luận.

Dịch COVID-19 tiếp tục được xem là một thách thức an ninh phi truyền thống đối với khu vực ASEAN trong năm 2021. Sự xuất hiện của biến thể Delta đã đe dọa nghiêm trọng thành quả chống dịch của các nước trong khu vực và làm chậm tiến trình hồi phục kinh tế. 

Trong bối cảnh đó, việc tiếp cận công bằng và kịp thời vắc xin COVID-19 vẫn đang gặp một số khó khăn làm ảnh hưởng đến tốc độ đạt miễn dịch cộng đồng của cả khối và sự khác biệt về tỉ lệ tiêm chủng giữa các nước.

Tại hội nghị cấp cao 38 và 39 lần này, ASEAN sẽ thống nhất và chia sẻ nhiều biện pháp kiểm soát dịch bệnh, cải thiện năng lực y tế công cộng, quản lý thảm họa y tế, thúc đẩy tiếp cận vắc xin đầy đủ và kịp thời, từ đó đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng hướng tới miễn dịch cộng đồng.

Ban thư ký ASEAN đang hoàn tất các điều khoản cuối cùng trong thỏa thuận với UNICEF trích 10,5 triệu USD từ Quỹ ASEAN ứng phó COVID-19 để mua vắc xin cho các nước thành viên. ASEAN phấn đấu đến quý 4 năm nay hoặc quý 1-2022 sẽ có được lô vắc xin đầu tiên hỗ trợ các quốc gia trên cơ sở đồng đều.

Hiện ASEAN chỉ có 3 quốc gia là Việt Nam, Thái Lan và Singapore đang tự chủ nghiên cứu, phát triển vắc xin COVID-19. Bên cạnh việc đẩy mạnh hợp tác với các nước đối tác để nhận được các cam kết hỗ trợ và chuyển giao công nghệ, ASEAN sẽ tiếp tục hướng tới hình thành chuỗi cung ứng và tự cường vắc xin trong khu vực.

Với tinh thần “đóng góp chủ động, ứng xử tích cực và sẻ chia trách nhiệm”, dự kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ công bố khoản hỗ trợ vật tư y tế trị giá 5 triệu USD cho kho dự phòng của ASEAN.

Nhiều phương án phục hồi kinh tế đã được đưa ra tại Hội nghị

Thỏa thuận hành lang đi lại ASEAN (ATCAF) dự kiến sẽ được ghi nhận tại Hội nghị cấp cao ASEAN 38, 39. Đây là sáng kiến nhằm tạo thuận lợi cho đi lại vì mục đích công vụ và kinh doanh trong ASEAN, trong lúc dịch COVID-19 vẫn chưa hoàn toàn biến mất. 

Trong khuôn khổ chuỗi hội nghị, các nhà lãnh đạo sẽ tiếp tục trao đổi về khả năng hình thành các hành lang đi lại an toàn, công nhận giấy chứng nhận tiêm chủng vắc xin COVID-19 hay còn gọi là “hộ chiếu vắc xin”.

Kế hoạch phục hồi tổng thể ASEAN (ACRF) cũng đang được triển khai nhằm giảm thiểu tác động kinh tế – xã hội của đại dịch COVID-19 và thúc đẩy phục hồi toàn diện trong ASEAN. Các nhà lãnh đạo sẽ tiếp tục thảo luận về các biện pháp triển khai ACRF và kế hoạch thực thi. 

Hiện nay, ASEAN tập trung nâng cao năng lực y tế công cộng của khu vực, tối đa hóa các tiềm năng của thị trường nội khối và đẩy mạnh liên kết kinh tế, tận dụng đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi số.

Theo Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), ASEAN sẽ có thêm hàng tỉ USD trong giai đoạn hồi phục kinh tế nếu cải thiện hệ thống logistics tốt hơn, hướng tới việc kết nối mạnh mẽ và mau chóng giữa các nước với tư cách là một khối thương mại.

Hướng tới tự sản xuất vaccine trong khu vực

Hội nghị cấp cao ASEAN thứ 38, 39 là dịp đầu tiên trong năm 2021 lãnh đạo các nước ASEAN cùng ngồi lại trao đổi và chỉ đạo về chính sách cũng như quyết định tất cả các vấn đề then chốt liên quan đến thực hiện các mục tiêu của ASEAN. 

Trong đó, ứng phó COVID-19 và phục hồi hậu đại dịch là một trong những vấn đề chính được thảo luận.

Dịch COVID-19 tiếp tục được xem là một thách thức an ninh phi truyền thống đối với khu vực ASEAN trong năm 2021. Sự xuất hiện của biến thể Delta đã đe dọa nghiêm trọng thành quả chống dịch của các nước trong khu vực và làm chậm tiến trình hồi phục kinh tế. 

Trong bối cảnh đó, việc tiếp cận công bằng và kịp thời vắc xin COVID-19 vẫn đang gặp một số khó khăn làm ảnh hưởng đến tốc độ đạt miễn dịch cộng đồng của cả khối và sự khác biệt về tỉ lệ tiêm chủng giữa các nước.

Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, tại hội nghị cấp cao 38 và 39 lần này, ASEAN sẽ thống nhất và chia sẻ nhiều biện pháp kiểm soát dịch bệnh, cải thiện năng lực y tế công cộng, quản lý thảm họa y tế, thúc đẩy tiếp cận vắc xin đầy đủ và kịp thời, từ đó đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng hướng tới miễn dịch cộng đồng.

Ban thư ký ASEAN đang hoàn tất các điều khoản cuối cùng trong thỏa thuận với UNICEF trích 10,5 triệu USD từ Quỹ ASEAN ứng phó COVID-19 để mua vắc xin cho các nước thành viên. ASEAN phấn đấu đến quý 4 năm nay hoặc quý 1-2022 sẽ có được lô vắc xin đầu tiên hỗ trợ các quốc gia trên cơ sở đồng đều.

Hiện ASEAN chỉ có 3 quốc gia là Việt Nam, Thái Lan và Singapore đang tự chủ nghiên cứu, phát triển vắc xin COVID-19. Bên cạnh việc đẩy mạnh hợp tác với các nước đối tác để nhận được các cam kết hỗ trợ và chuyển giao công nghệ, ASEAN sẽ tiếp tục hướng tới hình thành chuỗi cung ứng và tự cường vắc xin trong khu vực, theo Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Với tinh thần “đóng góp chủ động, ứng xử tích cực và sẻ chia trách nhiệm”, dự kiến Thủ tướng sẽ công bố khoản hỗ trợ vật tư y tế trị giá 5 triệu USD cho kho dự phòng của ASEAN.

Nhiều phương án phục hồi

Khung thỏa thuận hành lang đi lại ASEAN (ATCAF) dự kiến sẽ được ghi nhận tại Hội nghị cấp cao ASEAN 38, 39. Đây là sáng kiến nhằm tạo thuận lợi cho đi lại vì mục đích công vụ và kinh doanh trong ASEAN, trong lúc dịch COVID-19 vẫn chưa hoàn toàn biến mất. 

Trong khuôn khổ chuỗi hội nghị, các nhà lãnh đạo sẽ tiếp tục trao đổi về khả năng hình thành các hành lang đi lại an toàn, công nhận giấy chứng nhận tiêm chủng vắc xin COVID-19 hay còn gọi là “hộ chiếu vắc xin”.

Khung phục hồi tổng thể ASEAN (ACRF) cũng đang được triển khai nhằm giảm thiểu tác động kinh tế – xã hội của đại dịch COVID-19 và thúc đẩy phục hồi toàn diện trong ASEAN. Các nhà lãnh đạo sẽ tiếp tục thảo luận về các biện pháp triển khai ACRF và kế hoạch thực thi. 

Hiện nay, ASEAN tập trung nâng cao năng lực y tế công cộng của khu vực, tối đa hóa các tiềm năng của thị trường nội khối và đẩy mạnh liên kết kinh tế, tận dụng đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi số.

Theo Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), ASEAN sẽ có thêm hàng tỉ USD trong giai đoạn hồi phục kinh tế nếu cải thiện hệ thống logistics tốt hơn, hướng tới việc kết nối mạnh mẽ và mau chóng giữa các nước với tư cách là một khối thương mại. Trung bình logistics chiếm khoảng 5% tổng sản phẩm quốc nội trong toàn khu vực.

PV