Thứ Bảy, Tháng Bảy 27, 2024
* Email: bbt.dongnama@gmail.com *Tòa soạn: 0989011688 - 0768908888
spot_img

Hội nghị thượng đỉnh Nga – Phi: Đẩy mối quan hệ Nga – châu Phi thành toàn diện

ĐNA -

Ngày 27/7/2023, Hội nghị thượng đỉnh Nga – Châu Phi, diễn tại thành phố St. Petersburg của Liên bang Nga, Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng 17 nguyên thủ quốc gia và 49 phái đoàn của các nước Châu Phi đã tham dự phiên họp toàn thể trong ngày đầu tiên. Với 45/54 quốc gia châu Phi đã có mặt tại Saint Petersburg sau khi họ chấp nhận vượt qua những lời đe dọa trắng trợn của hàng loạt quốc gia EU là: Không cho vay tiền.

Hội nghị thượng đỉnh Nga – châu Phi khai mạc tại St. Petersburg ngày 27/7. Ảnh: Reuters

Với tuyên bố đẩy mạnh hợp tác thương mại và hỗ trợ an ninh, Tổng thống Nga Putin tái khẳng định cam kết cung cấp ngũ cốc cho châu Phi.
Vấn đề ngũ cốc là một trong những trọng tâm của Hội nghị thượng đỉnh Nga – châu Phi lần này, sau khi Nga vừa rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc. Tổng thống Putin cho rằng trong gần 33 triệu tấn ngũ cốc đã được xuất khẩu từ Ukraina theo “Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen”, có đến 70% là đến các quốc gia giàu có ở châu Âu. Ông Putin khẳng định, Nga sẽ tiếp tục làm việc tích cực để cung cấp lương thực cho các quốc gia có nhu cầu ở châu Phi.

Phát biểu tại phiên họp toàn thể ông Putin nhấn mạnh, Nga coi mối quan hệ đối tác với châu Phi là mối quan hệ quan trọng và Nga mong muốn đẩy lên thành mối quan hệ toàn diện. Nga luôn đặc biệt quan tâm đến việc cung cấp ngũ cốc cho châu Phi, bao gồm cả viện trợ nhân đạo thông qua Liên hợp quốc.

Vì vậy, năm 2022, Nga đã gửi 11,5 triệu tấn sang Châu Phi và riêng nửa đầu năm nay, dù trong bối cảnh bị trừng phạt, con số này đã là 10 triệu tấn. Nga sẵn sàng cung cấp miễn phí hàng trăm nghìn tấn ngũ cốc cho các quốc gia châu Phi có nhu cầu, đồng thời, Nga sẽ giúp châu Phi thiết lập nền nông nghiệp của riêng mình.

Năm 2022, kim ngạch thương mại Nga – châu Phi đạt 18 tỷ USD và đã tăng gần 35% trong nửa đầu năm nay. Mối quan tâm của Moscow đối với khu vực châu Phi trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và năng lượng đang ngày một tăng lên trong bối cảnh các lệnh trừng phạt liên tiếp của phương Tây liên quan tới cuộc xung đột Nga – Ukraine.

Tổng thống Nga Putin cùng 17 nguyên thủ quốc gia và 49 phái đoàn của các nước Châu Phi đã tham dự phiên họp toàn thể trong ngày đầu tiên.

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố: “Chúng tôi sẽ sẵn sàng trong những tháng tới, trong vòng 3 – 4 tháng, cung cấp miễn phí cho Burkina Faso, Zimbabwe, Mali, Somalia, Cộng hòa Trung Phi, Eritrea từ 25.000 đến 50.000 tấn ngũ cốc. Chúng tôi đảm bảo cung cấp và vận chuyển miễn phí những sản phẩm này đến người tiêu dùng”.

Tổng thống Putin khẳng định sự quan tâm của Nga đối với việc thắt chặt quan hệ với châu Phi bởi Moscow nhìn thấy rõ tiềm năng của lục địa này. Trong 2 năm qua, Nga đã tăng xuất khẩu dầu khí sang châu Phi gấp 2,6 lần và dự định sẽ mở rộng mạng lưới đại diện thương mại với các nước châu Phi.

Tổng thống Putin cũng bày tỏ tin tưởng triển vọng ghép Liên minh châu Phi với Liên minh Kinh tế Á- Âu. Điều này giúp hình thành một hành lang vận tải Bắc-Nam để đưa hàng hóa của Nga đến Biển Ả Rập và từ đó đến Lục địa Đen.

Với tuyên bố đẩy mạnh hợp tác thương mại và hỗ trợ an ninh, Tổng thống Nga Putin tái khẳng định cam kết cung cấp ngũ cốc cho châu Phi.

Chủ tịch Liên minh châu Phi Azali Assoumani bày tỏ hy vọng hợp tác chặt chẽ với Nga trên mọi lĩnh vực. Ông lưu ý, các nước châu Phi gần đây đã tạo ra một khu vực thương mại tự do và đang cố gắng hình thành một chương trình nghị sự phát triển chung. Trong khuôn khổ quan hệ hợp tác Nga-Phi, ông Assoumani đề xuất tập trung vào quan hệ đối tác công-tư và các lĩnh vực hứa hẹn nhất bao gồm: nông nghiệp, năng lượng và chăm sóc sức khỏe.

Hội nghị thượng đỉnh không chỉ mang tính kinh tế mà còn là Hội nghị mang ý nghĩa nhân đạo. Phát biểu tại phiên họp toàn thể, ông Kirill, người đứng đầu Nhà thờ Chính thống Nga, khẳng định, người Nga và người châu Phi xích lại gần nhau bởi lòng trung thành với các giá trị truyền thống: tình yêu và sự tôn trọng lịch sử. Ông tin tưởng chắc chắn rằng Nga và châu Phi sẽ cung cấp cho thế giới một mô hình xây dựng về quan hệ trung thực và công bằng giữa các dân tộc. Hội nghị thượng đỉnh thượng đỉnh Nga-Châu Phi lần thứ 2 này là sự kiện cấp cao nhất và có quy mô lớn nhất trong quan hệ Nga, Châu Phi từ trước đến nay.

Tổng thống Putin phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Nga – châu Phi (Ảnh: Reuters)

Châu Phi tìm đường thoát khỏi châu Âu
Vào lúc các lãnh đạo của 45 quốc gia châu Phi đang gặp Tổng thống Nga, Vladimir Putin thì một loạt các tờ báo Pháp, Anh… đăng bài với những lời lẽ rất xỏ xiên và cay cú, “Việc Tổng thống Nga, Vladimir Putin hứa vận chuyển miễn phí lương thực cho những quốc gia nghèo đói châu Phi, tất cả chỉ là một trò dối trá rẻ tiền. Bởi sau đó người Nga sẽ lại lợi dụng vào những việc đó để hút máu người dân châu Phi bằng việc vét cạn tài nguyên của họ, để rồi châu Phi lại tiếp tục rơi vào vòng nghèo đói mà thôi.“

Ngay lập tức, báo chí Nga phản pháo, ”Vậy hơn một trăm năm qua, người dân châu Phi là những quốc gia thân thiết với châu Âu, tại sao đến bây giờ vẫn nghèo khổ cơ cực vậy? Đó chẳng phải là một số quốc gia châu Âu đã hút máu và vơ vét tài nguyên ở mảnh đất này hay sao? Châu Âu đã làm được gì cho người dân châu Phi ngoài chiến tranh và đói nghèo?“

Thú vị hơn, chính là bài trả lời phỏng vấn của một phóng viên độc lập tới từ châu Âu khi đặt câu hỏi khó với Ngoại trưởng Nga, Lavrov: “Theo ngài thì việc lãnh đạo phe đối lập ở Nigenia lật đổ chính quyền hợp pháp của họ vừa qua là đúng hay sai? Lãnh đạo của phe đảo chính đến Nga dự hội nghị Saint Petersburg có hợp pháp?“

Không ngần ngại, Ngoại trưởng Lavrov đáp: “Hoàn toàn là vi hiến, tôi khẳng định việc phe đảo chính ở Nigeria lật đổ chính quyền hợp pháp… cho dù chính quyền bị lật đổ đó là thân phương Tây thì hành động đảo chính đó là hoàn toàn sai trái. Tuy nhiên, lãnh đạo của phe đảo chính đến nước Nga lại hoàn toàn không hề sai, Nga chủ trương ủng hộ một chính phủ hợp hiến ở Nigeria. Bởi vậy, ngoài việc đến Nga thì giữa chúng tôi và họ không có việc làm gì khi một chính phủ hợp hiến chưa được ra đời. Tuy nhiên như cả thế giới đều đã biết, năm 2014, Nga cũng đã nhiều lần triệu tập các cuộc họp bất thường tại Liên Hiệp Quốc để phản đối về hành động vi hiến của chính quyền Maidan thân phương Tây khi lật đổ chính quyền hợp pháp ở Ukraina. Lúc đó phía Mỹ và các nước châu Âu lại trả lời rằng, đó là xu thế của một chính quyền dân chủ đôi lúc phải linh hoạt. Đó chẳng phải là phương Tây một mặt liên tục kêu gào phản đối và tẩy chay các cuộc đảo chính của những phe không thân phương Tây. Nhưng đồng thời phương Tây lại ra sức ủng hộ và che chắn cho những cuộc lật đổ chính quyền của những thế lực thân phương Tây. Vậy, hành động đó nên được gọi là gì mới đúng?“

Câu trả lời kèm theo câu hỏi của Ngoại trưởng Nga Lavrov đã làm cho phóng viên đến từ phương Tây muối mặt chỉ biết cười gượng gạo trước khi lỉnh bỏ đi. Bây giờ các nước châu Phi đang ngày càng tỉnh giấc, họ đã hiểu cái được gọi là dân chủ của phương Tây như thế nào. Họ hiểu được rằng, kẻ cai trị và cướp bóc, biến người dân châu Phi thành nô lệ không ai khác chính là phương Tây và Mỹ.

Tổng thống Nga Vladimir Putin chủ trì cuộc họp ăn sáng với lãnh đạo châu Phi bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nga – châu Phi ở St. Petersburg, Nga, ngày 27/7. (Ảnh: AP)

Chủ nghĩa thực dân là gì?
Đó là chủ nghĩa thường để nhắc đến một giai đoạn lịch sử từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 20 khi những người châu Âu tiến hành xây dựng các thuộc địa của mình tại các lục địa khác. Những lý do để thực hiện chính sách thực dân trong thời kỳ này bao gồm:

– Thu lợi về kinh tế.

– Mở rộng uy quyền của mẫu quốc.

– Trốn thoát sự ngược đãi tại mẫu quốc.

– Cải đạo cho người dân bản xứ sang tín ngưỡng của những người thực dân.

Một số người ủng hộ chủ nghĩa thực dân cho rằng họ đang giúp đỡ những dân tộc bản xứ bằng cách “khai hóa văn minh” cho họ bằng Giáo lý Cơ đốc và nền văn minh phương Tây. Tuy nhiên, sự thật về chủ nghĩa thực dân thường là tội ác: sự nô dịch, chiếm đoạt đất đai, tài nguyên hoặc cái chết cho dân bản xứ. Điển hình trong số đó là Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức, Ý,… Sau này chúng chuyến đổi sang “chủ nghĩa đế quốc.”

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã từng nói, “Lợi ích thì hài hòa, khó khăn nên chia sẻ”. Vậy nên, cả châu Phi đều hiểu ai mang lại lợi ích và chia sẻ khó khăn với họ.

Thế Cương/tổng hợp