Thứ năm, Tháng mười một 21, 2024
* Email: bbt.dongnama@gmail.com *Tòa soạn: 0989011688 - 0768908888
spot_img

Hợp tác ASEAN – Trung Quốc về chuỗi công nghiệp và chuỗi cung ứng

ĐNA -

(Đà Nẵng), Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Ngoại vụ thành phố Đà Nẵng cho biết, ngày 6/7/2024, tại thành phố Đà Nẵng, Học viện Ngoại giao (DAV) phối hợp với Đại học Ngoại giao Trung Quốc (CFAU) đã bắt đầu phiên họp nhóm làm việc, trong khuôn khổ Mạng lưới các Viện Nghiên cứu ASEAN – Trung Quốc (NACT).

Chủ đề cuộc họp tại Đà nẵng – Việt Nam xoay quanh nội dung “Hợp tác ASEAN – Trung Quốc về chuỗi công nghiệp và chuỗi cung ứng”. Các đại biểu sẽ có chuyến khảo sát thực tế Cảng Đà Nẵng – miền Trung Việt Nam, tìm hiểu về năng lực logistics, vận tải (vào ngày mai, 7/7/2024).

Cảng container Tiên Sa, thuộc hệ thống cảng Đà Nẵng. Ảnh minh họa: T.Ngọc

Tham dự cuộc họp lần này có đại diện Ban Thư ký ASEAN, lãnh đạo Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng, Sở Ngoại vụ Đà Nẵng, Tổng Lãnh sự Trung Quốc tại Đà Nẵng cùng các diễn giả, đại biểu NACT Trung Quốc và đại diện các nước ASEAN.

Viện Nghiên cứu Chiến lược, Học viện Ngoại giao, Bộ Ngoại giao Việt Nam;  Trung tâm Nghiên cứu ASEAN, Đại học Gadjah Mada, Indonesia; Đại sứ quán Brunei Darussalam (Hà Nội-Việt Nam); Viện Hợp tác và Hòa bình Campuchia; Phòng Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, Học viện Ngoại giao Lào; Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (ISIS) Malaysia; Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Myanmar; Viện Đông Á, Đại học Quốc gia Singapore; Trưởng nhóm Nghiên cứu Kinh tế, Đại học Công nghệ Bắc Bangkok King Mongkut (KMUTNB); Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Kinh tế Trung Quốc; cùng các đại diện cấp cao của    DAV và CFAU đều có các bài phát biểu tại Diễn đàn NACT.

Phiên họp nhóm làm việc là một trong những hoạt động thường niên của NACT và là dịp để chuyên gia, học giả các nước ASEAN và Trung Quốc gặp gỡ, trao đổi về các vấn đề hai bên cùng quan tâm.

Mạng lưới các Viện Nghiên cứu ASEAN – Trung Quốc (NACT) được thành lập năm 2014, bao gồm các Viện nghiên cứu của 10 nước ASEAN và Trung Quốc. Hiện, NACT đã trở thành nền tảng trao đổi học thuật quan trọng giữa ASEAN và Trung Quốc nhằm tăng cường hiểu biết và thúc đẩy giao lưu, hợp tác học thuật giữa các bên.

Trong ngày làm việc thứ nhất, các diễn giả đã trình bày 11 tham luận, tập trung phân tích các xu hướng mới trong dịch chuyển chuỗi công nghiệp, chuỗi cung ứng toàn cầu và đánh giá tác động đối với kinh tế Trung Quốc và các nước ASEAN.

Các xu hướng mới trong dịch chuyển chuỗi công nghiệp, chuỗi cung ứng, đang được nghiên cứu, nhằm đánh giá tác động đối với kinh tế Trung Quốc và các nước ASEAN. Ảnh minh họa: T.Ngọc

TS. Alexander Chandra Phó Giám đốc/Trưởng phòng Phân tích & Giám sát về Thương mại, Công nghiệp và các vấn đề mới nổi, Ban Thư ký ASEAN, đã có bài phát biểu quan trọng, mở đầu phiên làm việc.

Tại cuộc họp, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận về những cơ hội và thách thức đặt ra cho các nước ASEAN và Trung Quốc trong bối cảnh mới, trên cơ sở đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm tiếp tục thúc đẩy hợp tác giữa hai bên. Trong ngày làm việc thứ hai, các đại biểu trao đổi về những cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực vận tải, logistics, xuất nhập khẩu… giữa ASEAN và Trung Quốc.

Trong bối cảnh Đà Nẵng đang hướng đến trở thành trung tâm logistics của khu vực, cuộc họp lần này trở thành cơ hội tốt để thành phố biển quảng bá và thúc đẩy kết nối và hợp tác chuỗi cung ứng, chuỗi công nghiệp,…

Đại diện Viện Nghiên cứu chiến lược, Học viện Ngoại giao và đại diện Đại học Ngoại giao Trung Quốc đã cảm ơn sự tham gia nhiệt tình, tích cực của các đại biểu cũng như sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền thành phố Đà Nẵng.

Ban Tổ chức hy vọng các ý tưởng, giải pháp được đề xuất, trao đổi tại cuộc họp sẽ sớm được cụ thể hóa,  góp phần thiết thực vào việc thúc đẩy hợp tác chuỗi công nghiệp, chuỗi cung ứng giữa ASEAN và Trung Quốc.

T.Ngọc