Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024
* Email: bbt.dongnama@gmail.com *Tòa soạn: 0989011688 - 0768908888
spot_img

Kết nối cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam với các nước Asean

ĐNA -

Tối 17/3/2023, tại Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ, Hội hữu nghị Việt Nam – Đông Nam Á TP.HCM và Hội hữu nghị Việt Nam – Thái Lan TP.HCM phối hợp tổ chức dạ tiệc gặp gỡ giao lưu kết nối thương mại giữa doanh nhân Việt Nam với các nước Asean.

Đến dự chương trình có các đại biểu: ông Lê Văn Thu, Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – TP Hồ Chí Minh; ông Hồ Xuân Lâm, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP Hồ Chí Minh; TS. Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hội doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh; PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam Đông Nam Á TP.HCM;  đại diện  Trung tâm Xúc tiến thương mại tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre, Ban Chấp hành các hội song phương Việt Nam – Thái Lan, Việt Nam – Lào, Việt Nam – Campuchia, và trên 50 doanh nghiệp Việt Nam ….

Về phía đại biểu quốc tế có sự hiện diện của các đại biểu: Ông Agustavinano Sofian – Tổng lãnh sự Indonesia, bà PhimphaKeomixay – Tổng lãnh sự Lào, bà Wong Chia Chiann – Tổng lãnh sự Malaysia, ông Kith Sothearith – Quyền Tổng lãnh sự Campuchia, Ông Norman Lim – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Singapore tại TP Hồ Chí Minh, Chalermchai Pornsiripiyakool – Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Thái Lan tại TP Hồ Chí Minh, Ban chấp hành Hội Doanh nghiệp Malaysia tại TP Hồ Chí Minh, các doanh nghiệp Hàn Quốc, Ấn Độ.

PGS.TS, Phan Thị Hồng Xuân, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam – Đông Nam Á TP Hồ Chí Minh phát biểu khai mạc

PGS.TS, Phan Thị Hồng Xuân, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam – Đông Nam Á TP Hồ Chí Minh phát biểu khai mạc cho biết, chương trình kết nối giao lưu Doanh nhân Việt Nam với các nước Asean có những ý kiến phát biểu mang tính chiến lược của các nhà lãnh đạo Asean sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thêm kế hoạch, chương trình giao thương, xúc tiến thương mại với các quốc gia trong cộng đồng Asean. Đại diện Hội Doanh nghiệp Việt Nam, TP Hồ Chí Minh cũng cung cấp thông tin về hoạt động của Hội, đặc điểm tình hình của các doanh nghiệp Việt Nam với Hiệp hội doanh nghiệp các nước Asean, Ấn Độ để làm cầu nối giúp kết nối thương mại song phương và đa phương giữa Việt Nam trong Asean đạt hiệu quả.

Ông Agustavinano Sofian, Tổng Lãnh sự Cộng hòa Indonesia tại TP Hồ Chí Minh cho biết, năm 2023, Indonesia đảm nhận vai trò Chủ tịch Asean. “Indonesia muốn chứng kiến một Asean kiên cường và trở thành thước đo cho sự hợp tác góp phần vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực và trên thế giới”. Với tinh thần này, Indonesia quyết tâm biến Đông Nam Á thành trung tâm tăng trưởng kinh tế khu vực. Các nhà kinh tế cho rằng, Đông Nam Á có thể sẽ là điểm sáng trong bối cảnh thế giới đang tiến tới suy thoái. Asean chính là tâm điểm của tăng trưởng bao trùm, tự cường và bền vững . Indonesia và Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố nền kinh tế của khu vực. “Indonesia sẽ tiếp tục đầu tư và hợp tác với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam với tư cách là đối tác chiến lược”.

Năm vấn đề hợp tác ưu tiên sẽ được nhấn mạnh trong vai trò Chủ tịch Aseancủa Indonesia: Chuyển đổi kỹ thuật số, phát triển bền vững, an ninh lương thực, khả năng phục hồi sức khỏe và tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư. “Chúng ta nên tận dụng thời điểm tuyệt vời này để mang lại những tác động hữu hình song phương và khu vực, đặc biệt là trên mặt trận kinh tế” – Tổng Lãnh sự Cộng hòa Indonesia tại TP Hồ Chí Minh bày tỏ.

Bà Wong Chia Chian – Tổng lãnh sự Malaysia tại TP Hồ Chí Minh cũng bày tỏ: “Tôi chân thành hy vọng rằng sự kiện này sẽ mang tất cả chúng ta lại gần nhau hơn trong việc tạo ra một khu vực kinh tế năng động và vững mạnh, mang lại lợi ích chung cho tất cả chúng ta”. Theo đó, có 3 vấn đề trọng tâm đối với doanh nghiệp Asean cần lưu ý đó là: (1) Kinh tế số và Thương mại điện tử. Vào tháng 10 năm 2019, Báo cáo về “Kinh tế điện tử Đông Nam Á” chỉ ra rằng nền kinh tế internet của Đông Nam Á được dự báo sẽ tăng gấp ba lần quy mô hiện tại, đạt 300 tỷ USD vào năm 2025. Điều này chủ yếu được thúc đẩy bởi nền tảng thương mại điện tử đang phát triển, truyền thông trực tuyến và du lịch trực tuyến. Do đó, kỹ thuật số hóa và thương mại điện tử đang trở nên quan trọng hơn và được chứng minh là công cụ hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) của chúng ta tiếp cận các thị trường từng nằm ngoài tầm với của họ. Thông qua toàn bộ sự đa dạng này, cùng với sự khao khát mạnh mẽ đối với công nghệ và đổi mới, chúng ta có thể cùng nhau khám phá để tạo ra các nền tảng thương mại điện tử và kỹ thuật số nhằm tạo thuận lợi cho các hoạt động kinh tế xuyên biên giới; (2) Áp dụng công nghệ mới bao gồm cả cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ cho phép các doanh nghiệp của chúng ta, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động và duy trì khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và toàn cầu trước những bất ổn toàn cầu. Các nền kinh tế phát triển và giàu kinh nghiệm hơn nên tạo điều kiện và hỗ trợ các nước đang phát triển vượt qua những thách thức này thông qua nâng cao năng lực, hỗ trợ kinh tế và kỹ thuật, cũng như tạo khả năng phục hồi kinh tế cho tất cả các nước. (3) Cần tạo ra một chuỗi cung ứng toàn cầu trong khu vực để có thể vượt qua những thách thức và bất ổn trong tương lai trong thương mại toàn cầu.

PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân,Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam – Đông Nam Á TP.HCM và ông Lê Văn Tiếp, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển bảo tồn VHNT Đông Nam Á chụp hình giao lưu. Ảnh: Asean News

Năm vấn đề hợp tác ưu tiên sẽ được nhấn mạnh trong vai trò Chủ tịch Aseancủa Indonesia: Chuyển đổi kỹ thuật số, phát triển bền vững, an ninh lương thực, khả năng phục hồi sức khỏe và tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư. “Chúng ta nên tận dụng thời điểm tuyệt vời này để mang lại những tác động hữu hình song phương và khu vực, đặc biệt là trên mặt trận kinh tế” – Tổng Lãnh sự Cộng hòa Indonesia tại TP Hồ Chí Minh bày tỏ.Cũng trong phát biểu của mình, Tổng lãnh sự Malaysia nhấn mạnh đến vai trò của khu vực tư nhân: “Khi các nhà lãnh đạo của chúng ta đề ra các chính sách, khu vực tư nhân có trách nhiệm chung là hỗ trợ và hiện thực hóa các chính sách đó và với tư cách là những đối tác quan trọng trong việc duy trì thương mại và phát triển cũng như củng cố chuỗi cung ứng trong khu vực, khơi dậy niềm tin đầu tư cả trong và ngoài nước, và thúc đẩy các cơ hội kinh doanh trong các khu vực này. Do đó, điều quan trọng là phải tăng cường sự tương tác của chúng ta với khu vực tư nhân và sự hợp tác có lợi để giúp phát triển và duy trì nền kinh tế của chúng ta.

TS.Nguyễn Ngọc Hòa – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh (HUBA) phát biểu: “Việt Nam nói chung và TP Hồ Chí Minh nói riêng luôn có các doanh nghiệp năng động, sáng tạo. Chúng tôi sẵn sàng và mong muốn được kết nối, hợp tác cùng có lợi với các doanh nghiệp các nước Asean để phát triển kinh tế tại Việt Nam và khu vực”.

Trong chương trình kết nối cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam với các nước Asean, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam – Đông Nam Á TP Hồ Chí Minh đã trao quyết định bổ nhiệm các chức danh Phó Chủ tịch,  TS. Lư Nguyễn Xuân Vũ ; Tổng thư ký, TS. Nguyễn Minh Trung ; Phó tổng thư ký, Ths. Phan Hiếu Nghĩa; trao quyết định thành lập và ra mắt Câu lạc bộ Hydrogen Việt Nam – Asean với các thành viên gồm: Ông Lê Ngọc Ánh Minh, Chủ tịch; ông Hồ Mạnh Dũng, Phó chủ tịch và ông Hồ Quang Minh, Tổng thư ký.

Cũng tại dạ tiệc này, những tiết mục văn nghệ: biểu diễn trang phục truyền thống các nước Asean, thời trang áo dài truyền thống Việt Nam, trang phục Kebaya,…. Góp phần làm cho chương trình Kết nối doanh nghiệp Việt Nam với các nước trong cộng đồng khối Asean thành công tốt đẹp, điều đó đã minh chứng văn hóa song hành với phát triển kinh tế.

PV-L.Hung