Thứ sáu, Tháng mười hai 27, 2024
* Email: bbt.dongnama@gmail.com *Tòa soạn: 0989011688 - 0768908888
spot_img

Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam: Nguyễn Đình Chiểu,Thày giáo mù và cây bút kiếm



ĐNA -
ĐNA-“Thầy giáo mù và cây bút kiếm” là biệt danh nói về thầy giáo Nguyễn Đình Chiểu. Ông bị mù cả 2 mắt nhưng vẫn sử dụng ngòi bút của mình làm vũ khí chiến đấu chống lại thực dân Pháp xâm lược.
Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888).

Nguyễn Đình Chiểu sinh năm 1822 trong một gia đình nhà Nho nghèo ở Tân Thới, phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định, nay thuộc quận 1, TP HCM. Cha ông là Nguyễn Đình Huy, người gốc Thừa Thiên Huế.

Trong lúc dùi mài kinh sử thì được tin mẹ mất ở Gia Định, Nguyễn Đình Chiểu bỏ thi, theo đường bộ trở về Nam chịu tang mẹ. Trên đường về, vì đường sá vất vả và thời tiết thất thường, lại do quá thương khóc mẹ nên đến Quảng Nam thì ông bị ốm nặng. Ông được một thầy thuốc dòng dõi Ngự y chữa cho và dạy cho Ông nghề thuốc. Ông thoát khỏi chết, nhưng mắt không chữa được.
Sau ba năm chịu tang mẹ, Nguyễn Đình Chiểu mở trường dạy học và bốc thuốc ở Gia Định. Học sinh đến rất đông. Thầy giáo Nguyễn Đình Chiểu được gọi là đồ Chiểu từ đó.
Năm 1859, giặc Pháp tiến đánh Gia Định, rồi mở rộng xâm lược Nam Kỳ. Đang dạy học, ông cùng gia đình phải chạy về quê vợ ở Cần Giuộc để sinh sống. Tại đây, ông tiếp tục dạy học và bốc thuốc cứu người.
Theo “Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam”, trong thời gian ở Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu tham gia bàn bạc công việc cứu nước với các bạn hữu như Phan Văn Trị, Hồ Huân Nghiệp, Bùi Hữu Nghĩa, liên hệ mất thiết với Đốc binh Là, người chỉ huy anh dũng trong trận Cần Giuộc. Trương Định vẫn thường đến hỏi ý kiến và coi ông như người tham mưu cho mình.
Năm 1888, nhà thơ, nhà giáo Nguyễn Đình Chiểu qua đời. Ngày đưa tiễn ông ở An Đức (Ba Tri, Bến Tre) rợp khăn tang. Tên của ông được đặt cho tên đường ở tỉnh, thành phố. Ngôi trường dành cho học sinh khiếm thị nổi tiếng của thủ đô cũng được đặt theo tên của nhà văn hóa yêu nước này./
” Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
  Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”
The Cuong