Thứ tư, Tháng Một 1, 2025
* Email: bbt.dongnama@gmail.com *Tòa soạn: 0989011688 - 0768908888
spot_img

Lần đầu tiên, VKU tổ chức “DANANG AI FOR LIFE” – Cuộc thi trí tuệ nhân tạo và ứng dụng



ĐNA -

(Đà Nẵng). Trong 2 ngày 28 và 29/12/2024, tại trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt – Hàn (VKU), Đại học Đà Nẵng, đã diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Trí tuệ nhân tạo và Ứng dụng – AI Living Lab and Challenge” (Danang AI for Life). Đây cũng là cuộc thi ứng dụng trí tuệ nhân tạo đầu tiên, diễn ra trong cộng đồng Đại học trên địa bàn Đà Nẵng. Cuộc thi là một trong những điểm nhấn của chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 5 năm thành lập Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt – Hàn.

Danang AI for Life 2024 do VKU khởi xướng, chủ trì tổ chức, với sự đồng hành của Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc tại Việt Nam (KOICA Việt Nam). Tổng giá trị giải thưởng cuộc thi Danang AI for Life lên đến 100 triệu đồng và quà tặng của các doanh nghiệp đồng hành, tài trợ.

Danang AI4Life giúp sinh viên VKU rèn luyện tư duy sáng tạo, góp phần hiện thực hóa những giải pháp công nghệ, mang lại giá trị thiết thực cho cộng đồng. Ảnh trong bài: T.Ngọc và TT Truyền thông VKU.

“Danang AI for Life là cuộc thi về trí tuệ nhân tạo lần đầu tiên được tổ chức tại VKU, đánh dấu bước khởi đầu quan trọng, trong hành trình phát triển lĩnh vực AI của nhà trường. Đây không chỉ là sân chơi học thuật sáng tạo, mà còn thể hiện tinh thần tiên phong của VKU, trong các hoạt động liên quan đến công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo.

VKU chúng tôi luôn khuyến khích sinh viên phát huy khả năng sáng tạo, đề xuất những giải pháp đột phá để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Chúng tôi tin tưởng rằng, thành công của cuộc thi lần này sẽ là nền móng vững chắc để thúc đẩy niềm đam mê nghiên cứu, sáng tạo trong sinh viên. Chúng tôi cũng dự kiến sẽ tổ chức cuộc thi thường niên”, TS. Huỳnh Ngọc Thọ-Phó Hiệu trưởng Nhà trường chia sẻ.

Danang AI for Life mở công đăng ký từ ngày 30/09/2024 (đến 30/10/2024). Dù lần đầu tiên, đã có 207 đội (hơn 1.000 sinh viên VKU) đăng ký dự thi ở 2 bảng: AI for Life – Sản phẩm ứng dụng trí tuệ nhân tạo và AI Challenge – Thử thách trí tuệ nhân tạo. Qua 2 vòng sơ loại và bán kết, có 15 nhóm đề tài/sản phẩm xuất sắc nhất bảng thi “AI for Life”; 22 đội thi bảng thi “AI Challenge”, chính thức bước vào vòng chung kết.

15 đội ở bảng thi “AI for Life – Sản phẩm ứng dụng trí tuệ nhân tạo” lần lượt trình bày đề xuất các giải pháp, sản phẩm ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất, kinh doanh, giao thông, tài chính, y tế, giáo dục, du lịch, nông nghiệp và các lĩnh vực khác nhằm phục vụ cộng đồng xã hội. Thông qua ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP), Thị giác máy tính (Computer Vision), Phân tích dữ liệu (Data Analysis), Học máy (Machine Learning), Học sâu (Deep Learning), … như Text-To-Speech, Speech-To-Text, Sentiment Analysis, Topic Modelling, Chatbot, Text Classification, Image Recognition, Voice Recognition, Image Classification, Event Detection, Self-driving Car, DataWarehouse, DataLake, Data Lakehouse, Data Ingestion, Data Visualisation, TimeSeries Data Analysis, Linear Regression, Reporting, … cùng nhiều công nghệ trí tuệ nhân tạo khác.

TS. Huỳnh Ngọc Thọ-Phó Hiệu trưởng VKU phát biểu khai mạc (ảnh trái); BTC công bố thể lệ chính thức của Danang AI for Life.

Bạn Trịnh Đàm Minh Quân, lớp 23 IC, Khoa Kỹ thuật Máy tính và Điện tử (VKU), Nhóm AI FOR REAL, chia sẻ:
Với em, cuộc thi là một thử thách lớn khi trực tiếp “nhúng” trí tuệ nhân tạo vào phần cứng của một thiết bị. Hẳn nhiên là rất khó để đi đến thành công. Để vượt qua, em và các bạn phải đọc, nghiên cứu nhiều tài liệu, phần lớn là tài liệu nước ngoài. Do vậy, trau dồi tiếng Anh, nhất là tiếng Anh nhuyên ngành, gần như phải thường xuyên. Tính toán tốt cũng là một yêu cầu bắt buộc. Đây cũng là những đòi hỏi của lĩnh vực. Muốn học tốt AI phải làm thật tốt những việc vừa nêu.

Về đề tài dự thi “Nghiên cứu phát triển hệ thống đèn thông minh minh chống chói cho ôtô”, tất cả được bắt đầu từ một trải nghiệm rất khó chịu của chính bản thân em. Suy ra, thì bất kỳ ai cũng như thế, một khi đang lưu thông trên đường, xe đối diện pha thẳng đèn vào mắt mình … Không chỉ khó chịu, bị đèn pha trực tiếp vào mắt còn gây choáng, để lấy tại tầm nhìn, người bị chói mắt, cần một thời gian nhất định. Ở người đã lớn tuổi, thời gian hồi phục thị lực và độ tỉnh táo, sẽ dài hơn. Mà đây là tình huống đang lưu thông, sẽ rất nguy hiểm, khi đang lái xe mà tầm nhìn lại có vấn đề.

Thiết bị của Nhóm chúng em sử dụng một bảng mạch ma trận, 2 bộ vi xử lý (MCU) và vi điều khiển. Thiết bị này được kết nối để lấy dữ liệu với camera hành trình (của ôtô). Khi ghi nhận ở hướng đối diện, có phương tiện đang đi ngược chiều với mình, tín hiệu sẽ gửi thông tin đến MCU. MCU sẽ thông báo và kích hoạt bộ vi điều khiển làm việc.

Hệ đèn chiếu sáng của xe sẽ được giảm bớt nguồn sáng, không pha đèn cực mạnh vào mặt tài xế xe đối diện, nhưng vẫn bảo đảm duy trì độ sáng vừa phải để 2 xe cùng đi tiếp một cách an toàn.

Ngay từ khi bắt tay nghiên cứu, em và các bạn đã nghĩ đến hướng thương mại hóa sản phẩm. Hẳn nhiên, chúng m sẽ phải chỉnh sửa hoàn thiện khá nhiều chi tiết cho thiết bị. Như đã nói, với chúng em đây là những thách thức lớn, nhưng khá thú vị.

Nhóm AI FOR REAL, giới thiệu sản phẩm ứng dụng trí tuệ nhân tạo “Nghiên cứu phát triển hệ thống đèn thông minh minh chống chói cho ôtô”, ảnh trái. Bạn Trịnh Đàm Minh Quân và thành viên Nhóm kiểm tra lần cuối thiết bị.

Ngay từ khi bắt tay nghiên cứu, em và các bạn đã nghĩ đến hướng thương mại hóa sản phẩm. Hẳn nhiên, chúng m sẽ phải chỉnh sửa hoàn thiện khá nhiều chi tiết cho thiết bị. Như đã nói, với chúng em đây là những thách thức lớn, nhưng khá thú vị.

Trong khi đó, ở bảng thi “AI Challenge – Thử thách trí tuệ nhân tạo”, với chủ đề “Trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực tài chính – AI in Fintech”, được tổ chức theo hình thức Hackathon trong 8 tiếng liên tục.

Các đội dự thi sử dụng các phần mềm, công cụ, mô hình, giải pháp trí tuệ nhân tạo,… do chính đội thi đề xuất, xây dựng để giải quyết bài toán, các đội sẽ thi tập trung để thực hiện việc lên ý tưởng, xây dựng giải pháp và thuyết trình sản phẩm.

Cả 2 bảng thi đấu của Danang AI for Life, đều là sân chơi học thuật, trí tuệ, thúc đẩy phát triển tinh thần học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên toàn trường.

Trong đó, chú trọng đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng AI; khuyến khích sinh viên chủ động đề xuất và sáng tạo, cải tiến các giải pháp tiên tiến ứng dụng trí tuệ nhân tạo nhằm giải quyết các bài toán quan trọng phục vụ cuộc sống và hình thành các dự án đổi mới sáng tạo khởi nghiệp công nghệ./.

Đội ngũ Ban giám khảo là các chuyên gia, đến từ các trường đại học, doanh nghiệp uy tín trong lĩnh vực AI: Đại học Kyunghee (Hàn Quốc, ảnh bên phải là GS.TS Sunmoo Mang, đang hỏi một đội thi). Ảnh bên trái là các đại diện của FPT Software Miền Trung, KMS Technology Vietnam, Enosta Group, Nal Solutions, Napa Global và VKU, trong Ban Giám khảo cuộc thi.

Trần Ngọc