Thứ Ba, Tháng 4 8, 2025
* Email: bbt.dongnama@gmail.com *Tòa soạn: 0989011688 - 0768908888
spot_img

Lắng đọng, hào hùng “Bản Trường ca Hòa bình”



ĐNA -

Sự kiện cầu truyền hình nghệ thuật “Bản Trường Ca Hoà Bình” diễn ra đêm 6/4/2025, nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước  do Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam; Thành ủy, UBND TP. Hồ Chí Minh và Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đắk Lắk phối hợp tổ chức đã mang lại nhiều cung bậc cảm xúc đặc biệt, nhiều câu chuyện, hồi ức bi tráng của các nhân chứng lịch sử trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975.

Quang cảnh Cầu truyền diễn ra tại Di tích lịch sư Dinh Độc Lập, TPHCM

“Bản trường ca hòa bình” được diễn ra tại 3 điểm cầu: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và TP Buôn Ma Thuột, phát sóng trên các kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam, Đài truyền hình TP Hồ Chí Minh, Đài phát thanh – truyền hình tỉnh Đắk Lắk, kênh truyền hình các địa phương và một số nền tảng số…

Tham dự tại ba điểm cầu còn có đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương; lãnh đạo Tổng cục Chính trị, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, cùng các cựu chiến binh và đông đảo các tầng lớp Nhân dân.

Dự chương trình tại ba điểm cầu có các Ủy viên Bộ Chính trị: Đại tướng Phan Văn Giang, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.

Cùng dự có Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và các Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh; Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung.

Tham dự tại ba điểm cầu còn có đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương; lãnh đạo Tổng cục Chính trị, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, cùng các cựu chiến binh và đông đảo các tầng lớp Nhân dân.

Dự chương trình tại ba điểm cầu có các Ủy viên Bộ Chính trị: Đại tướng Phan Văn Giang, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh…

Sự kiện đặc biệt, đánh dấu cột mốc 50 năm ngày đất nước thống nhất, một sự kiện đặc biệt mang ý nghĩa sâu sắc với tất cả người dân Việt Nam.  Đây không chỉ là một chương trình nghệ thuật mà còn là dịp để tri ân lịch sử, tưởng nhớ những hy sinh và tôn vinh giá trị của hòa bình. Những giai điệu, hình ảnh và câu chuyện của những nhân vật huyền thoại được truyền tải từ chương trình đã khơi dậy niềm tự hào dân tộc, lòng biết ơn và cả sự xúc động sâu sắc.

Đặc biệt, tại không gian trang trọng của Di tích lịch sử Dinh Độc Lập, chương trình khai diễn như một bức tranh lịch sử sống động, tái hiện hành trình gian nan của dân tộc trên con đường giành lấy hòa bình và độc lập. Những ca khúc hùng tráng, những vũ điệu đầy cảm xúc, cùng với những thước phim tài liệu lịch sử đã đưa khán giả trở về với những năm tháng hào hùng, nơi mà cả dân tộc đã chung sức, đồng lòng vì mục tiêu cao cả.

Đại tá, Anh hùng LLVTND Từ Đễ và nhà báo chiến trường Trần Mai Hưởng, TTXVN là những nhân chứng lịch sử ngày 30/4/1975 tại Dinh Độc Lập…

Sự hiện diện của các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, những cựu chiến binh đã tham gia “Chiến dịch Hồ Chí Minh” có mặt ở Dinh Độc lập trong thời khắc lịch sử đã làm cho đêm nghệ thuật càng thêm ý nghĩa. Họ là những nhân chứng sống của lịch sử, những người đã hy sinh không chỉ tuổi trẻ mà còn cả hạnh phúc cá nhân để góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Khi họ xuất hiện, cả không gian nghệ thuật dường như lặng đi, rồi sau đó vang lên những tràng pháo tay – như một lời tri ân sâu sắc của thế hệ hôm nay đối với những người đã cống hiến cả cuộc đời vì Tổ quốc.

Chương trình không chỉ tôn vinh những trang sử vẻ vang mà còn truyền đi thông điệp mạnh mẽ về sự trân trọng và giữ gìn hòa bình với những tiết mục nghệ thuật đầy ý nghĩa, khán giả không chỉ cảm nhận được sự hy sinh của cha ông, mà còn nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc xây dựng một đất nước Việt Nam phát triển thịnh vượng.

Nhiều tiết mục nghê thuật gắn kết lịch và hiện tại diễn ra tại Di tích lịch sử Dinh Độc Lập, TPHCM

Theo Đại tá Phạm Văn Tú, Giám đốc Trung tâm Phát thanh – truyển hình quân đội, Trưởng ban Tổ chức chương trình, nhiều ca sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng trong và ngoài quân đội góp mặt trong chương trình cầu truyền hình, như: Tạ Minh Tâm, Phạm Thế Vỹ, Đăng Dương, Y Joel Knul, Võ Hạ Trâm, Viết Danh, Đỗ Tố Hoa, Vũ Thắng Lợi, Đào Tố Loan, Hoàng Hồng Ngọc, Hồng Duyên, Minh Ngọc, Tuấn Ngọc, Thế Dũng, Minh Chuyên, Mai Hiền Xuân, Thảo Trang, Điểu Náp, Roda Mick…  Điểm cầu Di tích lịch sử Dinh Độc Lập, TPHCM là biểu tượng của chiến thắng, hòa bình, thống nhất. Thắng lợi của cuộc chiến tranh giữ nước, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh là một trong những thắng lợi vĩ đại và hiển hách nhất trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, kết thúc 21 năm kháng chiến lâu dài, gian khổ, hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đại thắng mùa xuân 1975 đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới: kỷ nguyên thống nhất, độc lập, tự do và đi lên. Đó cũng là thắng lợi của bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam; một biểu tượng sáng ngời của sức mạnh thời đại và tinh thần đoàn kết quốc tế vô tư, trong sáng, cũng chính là chiến thắng của nghệ thuật chiến tranh nhân dân Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.

Tại điểm cầu Buôn Ma Thuột, Trung tướng, Anh hùng Lực lương vũ trang Nhân dân (LVTND) Đoàn Sinh Hưởng, Nguyên Tư lệnh Binh chủng Tăng- Thiết giáp, nguyên Tư lệnh Quân khu 4, xuất hiện và giao lưu tại chương trình.

Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng ngày ấy, là đại đội trưởng đại đội 9, Trung đoàn xe tăng 273, Tiểu đoàn 3, Quân đoàn 3.

Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng ngày ấy, là đại đội trưởng đại đội 9, Trung đoàn xe tăng 273, Tiểu đoàn 3, Quân đoàn 3 (nay là Lữ đoàn 273, Quân đoàn 34), người đã  chỉ huy xe tăng 980 tiến vào Buôn Mê Thuột. Ông nói: “Khi ấy tôi mới 24, 25 tuổi, chỉ huy những anh em còn trẻ hơn mình, nhưng ai cũng được đào tạo bài bản trong mỗi kíp xe và hăng hái chiến đấu. Tôi được Tư lệnh chiến dịch Vũ Lăng trực tiếp dặn dò và chỉ đạo phải tiến công mạnh mẽ, thọc sâu, đây là cách đánh nở hoa trong lòng địch, khiến đối phương bất ngờ trở tay không kịp. Đại đội tôi được trang bị chiếc xe tăng hiện đại nhất các chiến trường lúc bấy giờ, là xe tăng T54B, với hiệu suất chiến đấu cao. Tôi đã nghĩ ra sáng kiến trang bị thêm 10 viên đạn trên xe để chiến đấu được lâu dài và bền bỉ hơn, thực sự là đòn đánh mạnh, mũi thọc sâu để tiếp tục truy kích địch. Nhiều bài học sát thực tiễn, đặc biệt là phương pháp đưa thương binh ra khỏi xe tăng khi đang chiến đấu vẫn được tôi áp dụng hiệu quả sau này trong chỉ đạo huấn luyện bộ đội tăng thiết giáp, và đặc biệt luôn nhấn mạnh về việc phối hợp hiệp đồng binh chủng”…

Đặc biệt, chương trình còn có sự hiện diện và giao lưu đầy xúc động của những nhân chứng chứng kiến thời khắc lịch sử, thiêng liêng ấy như Đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Từ Đễ, nhà báo chiến trường Trần Mai Hưởng, Cựu chiến binh Trần Bình Yên và Nguyễn Ngọc Quý, cùng là chiến sĩ xe tăng 846, Lữ đoàn xe tăng 203, Quân đoàn 2 Quân Giải phóng có mặt tại Dinh Độc Lập trong giời phút lịch sử ngày 30/4/1975…

Nghệ sĩ Nhân dân Tạ Minh Tâm với ca khúc “Đất nước trọn niềm vui” tại Di tích lịch sử Dinh Độc Lập, TPHCM

Đêm nghệ thuật “Bản trường ca hòa bình” với nhiều tiết mục gắn kết lịch sử và tương lai, khép lại trong niềm xúc động và tự hào, để lại trong lòng mỗi người tham dự một dư âm sâu lắng về quá khứ, hiện tại và tương lai của dân tộc. Một sự kiện đáng nhớ, nơi mà âm nhạc, hình ảnh, và những con người làm nên lịch sử cùng hòa chung nhịp đập, hướng tới một Việt Nam mãi mãi hòa bình và thịnh vượng.

Bài và ảnh: Phong Sơn – Thạch Minh Lễ