Thứ ba, Tháng mười 22, 2024
* Email: bbt.dongnama@gmail.com *Tòa soạn: 0989011688 - 0768908888
spot_img

Liên minh cánh tả Mặt trận bình dân mới (NFP) thắng bầu cử quốc hội vòng 2, Thủ tướng Pháp xin từ chức

ĐNA -

Ngày 7/7/2024, các cử tri Pháp đã đi bỏ phiếu vòng 2 nhằm bầu chọn ra 577 nghị sĩ quốc hội. Theo hãng khảo sát Ipsos Talan, tỉ lệ cử tri đi bỏ phiếu cuối tuần qua ước tính lên tới 67,1%, mức cao nhất kể từ năm 1997, phản ánh sự quan tâm mạnh mẽ của công chúng đối với một cuộc bầu cử có quan điểm chính trị phân cực.

Báo Guardian trích dẫn lời các nhà phân tích nhận định, việc không đảng nào chiếm đa số tại Quốc hội Pháp khóa mới sẽ báo trước một thời kỳ bất ổn kéo dài và bế tắc về chính sách ở nền kinh tế lớn thứ 2 khu vực sử dụng đồng Euro.

Đám đông tụ tập ở Quảng trường Cộng hòa tại thủ đô Paris sau bầu cử Quốc hội Pháp vòng 2 ngày 7/7. Ảnh: CNN

Thủ tướng Pháp Gabriel Attal thông báo sẽ từ chức
Thủ tướng Gabriel Attal thông báo sẽ trình đơn xin từ chức lên Tổng thống Macron vào sáng 8/7 với lý do, đảng cực hữu RN lần này tụt xuống vị trí thứ 3 khi dự kiến chỉ đạt 138 – 145 ghế, dù đã giành thắng lợi vang dội ở vòng bầu cử đầu tiên. Ông Attal cũng tuyên bố sẽ “không bao giờ chấp nhận” sự thật là hàng triệu người dân ở Pháp đã bỏ phiếu cho “những phần tử cấp tiến”. Ông Gabriel Attal cũng cho rằng, “sức mạnh của các giá trị” đã ngăn cản lực lượng cấp tiến giành được đa số tuyệt đối tại quốc hội.

Các ước tính sau bỏ phiếu của Ipsos Talan và 3 tổ chức thăm dò ý kiến hàng đầu khác cũng cho thấy bất ngờ khi liên minh NFP gồm 5 đảng dự kiến sẽ giành được 177 – 192 ghế trong quốc hội, dẫn đầu tổng tuyển cử vòng 2. Tuy nhiên, liên minh cánh tả này dự kiến vẫn chưa thâu tóm đủ 289 ghế tối thiểu để đảm bảo nắm đa số tuyệt đối tại cơ quan lập pháp.

Liên minh trung dung Chung sức của Tổng thống Emmanuel Macron dự kiến về thứ 2 trong bầu cử quốc hội vòng cuối, với 150 – 170 ghế. Đây được coi là kết quả vượt quá mong đợi sau khi họ hứng chịu thất bại nặng nề ở các cuộc bỏ phiếu vòng 1.

Ngược lại, trái với kỳ vọng, đảng cực hữu RN lần này tụt xuống vị trí thứ 3 khi dự kiến chỉ đạt 138 – 145 ghế, dù đã giành thắng lợi vang dội ở vòng bầu cử đầu tiên.

Điện Elysee cho biết, ông Macron sẽ không phát biểu trước quốc dân sau bầu cử. Tổng thống sẽ phân tích kết quả bỏ phiếu trước khi thực hiện bất kỳ bước tiếp theo nào, đồng thời sẽ đợi quốc hội mới được thành lập để “đưa ra các quyết định cần thiết”. Tuyên bố từ văn phòng tổng thống lưu ý, ông “tôn trọng sự lựa chọn của người dân Pháp”.

Truyền thông Pháp đưa tin, Jean-Luc Melenchon, lãnh đạo một đảng thành viên NFP đã kêu gọi Tổng thống Macron “chấp nhận thất bại” và để liên minh cánh tả đứng ra thành lập chính phủ mới.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đi bỏ phiếu bầu quốc hội vòng 1 ngày 30/6. Ảnh: Pool

Liên minh của Tổng thống Macron hợp tác với cánh tả
Phe trung dung của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã hợp tác với liên minh cánh tả nhằm đảm bảo đảng RN không giành được 289 số ghế cần thiết để chiếm đa số tuyệt đối tại Quốc hội gồm 577 ghế. Ngoài ra, các ứng cử viên đứng thứ ba đủ điều kiện vào vòng 2 đã được khuyến khích rút lui để củng cố mặt trận phản đối phe cực hữu.

Trong một tuyên bố, Tổng thống Macron cũng kêu gọi thành lập một liên minh “rộng lớn” nhằm chống lại phe cực hữu, đồng thời triệu tập một cuộc họp nội các vào ngày 1/7 để quyết định hướng hành động tiếp theo.

Trước đó, các cử tri Pháp hôm 30/6 đã đi bỏ phiếu vòng 1 nhằm bầu chọn ra 577 nghị sĩ quốc hội. Một giờ trước khi các điểm bỏ phiếu đóng cửa, Bộ Nội vụ Pháp cho biết đã ghi nhận tỉ lệ cử tri đi bỏ phiếu cao kỷ lục là 59,39%, tăng mạnh so với cuộc bầu cử cách đây 2 năm (chỉ đạt hơn 18%).

Theo Sputnik, Bộ Nội vụ Pháp hiện đã công bố kết quả sơ bộ của vòng bầu cử đầu tiên, trong đó đảng cực hữu RN của chính khách kỳ cựu Marine Le Pen đã về nhất với 34,2% số phiếu bầu. Liên minh cánh tả Mặt trận bình dân mới (NFP) đứng thứ 2 với 29,1% phiếu ủng hộ, còn liên minh trung hữu của Tổng thống Macron chỉ giành được vị trí thứ 3 với 21,5% phiếu.

Thế Cương