Thứ Ba, Tháng Tư 23, 2024
* Email: bbt.dongnama@gmail.com *Tòa soạn: 0989011688 - 0768908888
spot_img

Maxim Oreshkin, nhà kinh tế chiến lược trong cuộc phản công kinh tế của Nga với phương Tây

ĐNA -

Maxim Oreshkin, cố vấn kinh tế của Tổng thống Nga, là một trong những nhà hoạch định chính sách giúp chính phủ Nga ứng phó thành công với hàng loạt lệnh trừng phạt của phương Tây,

Ông Oreshkin là con trai út trong một gia đình trí thức ở Moscow, ông Oreshkin tốt nghiệp trường kinh tế danh tiếng của Nga. Trước đây, ông cùng Phó thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Alexey Zabotkin và Thứ trưởng Tài chính Nga Vladimir Kolychev làm việc cho các ngân hàng châu Âu trước khi gia nhập Ngân hàng Ngoại thương Nga (VTB) và dần được bổ nhiệm vào những vị trí cấp cao trong chính phủ. Họ đã nỗ lực hết mình giúp Tổng thống Nga Vladimir Putin xây dựng “pháo đài kinh tế”. Trong bối cảnh Nga đối mặt với hàng loạt lệnh trừng phạt, vai trò của họ càng quan trọng trong việc thiết lập khả năng chống chịu cho nền kinh tế trước những cú sốc lớn. Tháng 11/2016, Maksim Oreshkin, người đứng đầu Bộ Phát triển Kinh tế đã được bổ nhiệm làm Cố vấn Kinh tế cho Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Ông Maxim Oreshkin, cố vấn kinh tế của Tổng thống Nga và Tổng thống Putin

Trong 3 năm làm việc tại Bộ Tài chính Nga, ông Oreshkin là một trong các quan chức nghĩ ra cơ chế chuyển hàng trăm tỷ USD doanh thu từ xuất khẩu dầu và khí đốt sang quỹ quốc gia. Chiến lược này đã giúp Điện Kremlin đối phó với làn sóng trừng phạt của phương Tây vào năm 2014 liên quan đến việc sáp nhập bán đảo Crimea.

Theo Bloomberg, giờ đây, ông Oreshkin như một “kiến trúc sư trưởng” giúp Tổng thống Vladimir Putin hoạch định chính sách kinh tế trước các lệnh trừng phạt nặng nề của phương Tây liên quan đến xung đột ở Ukraine.

Là một trong số ít người thân cận của ông Putin từng có kinh nghiệm làm việc trong ngành tài chính phương Tây, ông Oreshkin đã giúp Điện Kremlin giảm bớt tác động của các lệnh trừng phạt. Nhà kinh tế Sergei Guriev, người từng cố vấn cho Chính phủ Nga trong những năm đầu cầm quyền của ông Putin cho biết: “Hiện Điện Kremlin đang bận rộn tìm cách vượt qua các lệnh trừng phạt của phương Tây và đang thực hiện khá thành công”.

Vài tuần sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine, phương Tây đã áp đặt những lệnh trừng phạt chưa từng có nhằm vào nước Nga. Các biện pháp này khiến giá đồng ruble lao dốc. Đến cuối tháng 3, Tổng thống Putin đã đưa ra biện pháp đáp trả, yêu cầu các nước châu Âu phải trả các hóa đơn mua khí đốt khổng lồ bằng đồng ruble. Các nguồn tin cho biết, ông Oreshkin chính là tác giả của ý tưởng này.

Bằng việc tận dụng nguồn cung khí đốt, ông Oreshkin đã giúp Nga buộc Liên minh châu Âu (EU) nhượng bộ. Phần lớn các nước tiêu thụ nhiều khí đốt Nga đã ký thỏa thuận mới với điều khoản mở tài khoản đặc biệt ở Gazprombank để thanh toán. Việc này giúp Gazprombank không bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt. “Tôi cho rằng hiệu quả của chính sách mua khí đốt bằng ruble là tích cực”, ông Oreshkin nhận định.

Cách làm này giúp Nga tránh được hậu quả tồi tệ nhất về kinh tế từng được dự báo khi phương Tây mới đưa ra các lệnh trừng phạt. Đồng ruble đã hồi phục và hiện trở thành một trong những đồng tiền tăng mạnh nhất thế giới. Đó là nhờ hàng chục tỷ USD và euro mà Nga thu được từ xuất khẩu năng lượng và các loại hàng hóa khác.

Từng làm việc tại chi nhánh ngân hàng Societe Generale (Pháp) ở Nga, ông Oreshkin hiện đang sử dụng kinh nghiệm về phương Tây của mình để giúp Nga giảm bớt tác động của các lệnh trừng phạt. Ông Oreshkin cũng là người giúp vạch ra kế hoạch giảm thiểu những tác động tiêu cực khi các ngân hàng của Nga bị loại khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT.

Với kinh nghiệm dày dạn, ông Oreshkin đã trở thành “cánh tay phải” về kinh tế của Tổng thống Putin. Cố vấn kinh tế này là một trong những quan chức tháp tùng nhà lãnh đạo Nga trong chuyến thăm gần đây tới Iran-quốc gia có hàng chục năm kinh nghiệm trong việc ứng phó với trừng phạt của phương Tây.

Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), bất chấp các biện pháp trừng phạt của phương Tây liên quan đến xung đột ở Ukraine, nền kinh tế Nga dường như đang vượt khó tốt hơn dự kiến. Nhà kinh tế trưởng Pierre-Olivier Gourinchas của IMF nhận định, ngân hàng trung ương và các nhà hoạch định chính sách Nga đã ngăn chặn được cuộc khủng hoảng tài chính khi phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt. Trong khi đó, giá năng lượng tăng đang mang lại nguồn thu khổng lồ cho nền kinh tế Nga.

The Cuong /nguồn Bloomberg