Thứ Tư, Tháng Năm 8, 2024
* Email: bbt.dongnama@gmail.com *Tòa soạn: 0989011688 - 0768908888
spot_img

Một mình phi hành gia Nga Sergei Krikalev trên vũ trụ khi Liên Xô không còn nữa.

ĐNA -

Hàng trăm triệu người mới ngày 24/12/1991 còn là công dân Liên Xô thì hôm sau, 25/12/1991… tan tác, không biết nên đi đâu, về đâu, nhận quốc tịch nước nào: Nga hay Ukraina, Belarus, Kazakhstan… một trong 15 nước CHLB cũ hay chạy ra nước ngoài?

Một mình phi hành gia Nga Sergei Krikalev trên vũ trụ khi Liên Xô không còn nữa.

Lúc đó chẳng ai nhớ còn có một người đang bay lơ lửng ở trên trời, trừ một số ít người có trách nhiệm nhưng lòng họ khi đó cũng rối bời… Có thể nói lúc đó người phi công vũ trụ có cảm giác như bị bỏ rơi và bị bơ vơ. Khi đó anh có cảm giác mình có thể bị bỏ quên trên khoảng không vũ trụ bao la, đen ngòm và vô tận.

Phải có tinh thần cứng hơn thép và tình yêu Tổ quốc Nga thì người phi công vũ trụ Nga, Sergei Krikalev mới sống một mình gần như bơ vơ trên vũ trụ vì ở dưới mặt đất nước Nga, mọi người cũng đầy lo lắng cho cuộc sống của mình.

Trở lại lịch sử đau buồn.
Ngày 25/12/1991, Gorbachev từ chức tổng thống Liên Xô và bị thay thế bởi Boris Yeltsin. Ngày hôm sau, Xô viết Tối cao bầu cử để bãi bỏ tuyên bố được viết năm 1922 việc chính thức thành lập Liên bang Xô viết và tự giải tán. Tới 31 tháng 12 năm 1991, tất cả các định chế chính thức của Liên Xô đã dừng hoạt động.

Khi Liên Xô tan rã thành nước Nga và các nước cộng hòa. Có một người Liên Xô không ở trên trái đất, phi công vũ trụ Sergei Krikalev. Nước Nga rơi vào khủng hoảng sau đó, không ai quan tâm đến chuyện trên trời nữa và anh hùng phi công vũ trụ bị rơi vào quên lãng. Chuyện quan trọng của nước Nga những năm 90 của thế kỷ trước là ổ bánh mì chống đói.

Sergei Krikalev trở thành phi hành gia bất đắc dĩ lập kỷ lục thế giới về thời gian dài nhất trên vũ trụ và vật thí nghiệm bất đắc dĩ về khả năng con người sống sót trong không gian. Các nghiên cứu và thí nghiệm khoa học cho rằng cơ thể con người ở trên vũ trụ khoảng 3 tháng trở lên sẽ bắt đầu ảnh hưởng đến xương, cơ và hệ thống miễn dịch vì vậy tối đa chỉ nên ở 6 tháng. Bức xạ vũ trụ sẽ gây ung thư. Ngoài ra, còn hàng tỉ nguy cơ khác mà con người chưa biết đến.

Đến ngày anh cần phải bay về trái đất thì anh nhận được thông báo “Cái quốc gia Liên Xô đưa anh vào vũ trụ giờ không còn tồn tại nữa. Chúng tôi không có tiền để đưa anh trở về từ trạm vũ trụ Mir”.

Có một khoang thoát hiểm tương tự ghế phóng của phi công máy bay. Sergei có thể rời trạm Mir nhưng điều đó cũng là sự kết thúc của trạm vũ trụ. Sergei đã không từ bỏ vị trí của mình mặc dù không còn Tổ quốc. Sergei bắt buộc phải ở lại và gọi trạm vũ trụ là nhà.

Nếu Robinson Crusoe, khi một mình lạc trên hoang đảo, có thể phơi nắng, tắm biển, nằm ngắm trời, ngắm đất, vào rừng hái quả, xuống biển bắt cá cho đỡ buồn thì Sergei Krikalev chỉ có một không gian nhỏ hẹp toàn hợp kim để chui rúc. Nếu không có thần kinh thép chắc chắn điên.

Nước Nga rơi vào khủng hoảng siêu lạm phát ở Nga và bán mọi thứ có thể, các công ty nhà nước bị đem bán cho tư nhân, từ ngân hàng cho đến các công ty dầu khí được đem bán với giá rẻ mạt và trạm không gian vũ trụ Mir cũng không phải nằm ngoài ngoại lệ. Trạm không gian vũ trụ Mir thậm chí còn bị bán tống bán tháo vì sợ Sergei trầm cảm hoặc buồn chán lại nhảy vào khoang thoát hiểm nhấn nút bùm một cái thì xong vì vậy các quan chức muốn bán càng sớm càng tốt khi nó vẫn đang hoạt động. Ai có tiền là mua được. Nhật Bản mua một khoang với giá 12 triệu đô la; nước Áo bé tí thấy cơ hội chỉ cần bỏ ra có mấy triệu đô la cũng trở thành quốc gia vũ trụ xuống 7 triệu mua một khoang. Vấn đề là các nước này mua chỉ để làm thương hiệu. Sergei chỉ được cho bay về nhà khi chính phủ Đức trả 24 triệu đô la và cử phi hành gia vũ trụ lên thay thế cho Sergei.

Cuối cùng thì ngày 25/3/1992, số phận công dân cuối cùng của Liên bang Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết, phi hành gia Nga Robinson Krusso từ vũ trụ cũng được trở về trái đất trong bộ đồ bay của phi công vũ trụ vẫn còn viết ký tự CCCP (USSR) thậm chí khi trồi ra khỏi khoang tiếp đất, ông còn cầm lá cờ Liên Xô vẫy vẫy để cho báo chí chụp ảnh như được huấn luyện về tuyên truyền đúng bài bản dưới thời Liên Xô.

Cơ thể tiều tụy, kiệt sức, mặt tái mét, nhợt nhạt như một bóng ma, cần phải có bốn người đỡ ông xuống đất.

Nơi ông hạ cánh, ngoại ô Arkalyk, đã không còn là lãnh thổ của Liên Xô và là một phần của nước cộng hòa Kazakhstan. Leningrad quê hương của ông đã trở thành St.Petersburg.

Với mức lương phi công du hành vũ trụ vào loại oách thời Liên Xô là 600 rúp, giờ ông chỉ có thể mua một kg xúc xích. Cũng may sau đó nhờ kiến thức, kinh nghiệm quý báu về vũ trụ của ông là thứ không ai thèm để ý ở Nga nhưng là hàng quý hiếm ở phương Tây, ông đã được tuyển mộ cho tàu con thoi của NASA và là người đầu tiên ở trạm không gian vũ trụ quốc tế ISS.

Krikalev được tôn vinh là Anh hùng của nước Nga và 2 năm sau đó, anh lại lên đường thực hiện một nhiệm vụ khác trên vũ trụ. Lần này, anh trở thành nhà du hành người Nga đầu tiên bay trên tàu con thoi của NASA. Hai năm sau đó nữa, anh là người đầu tiên lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).

Krikalev được tôn vinh là Anh hùng của nước Nga và 2 năm sau đó.

Nguồn http://www. ПОСЛЕДНИЙ КОСМОНАВТ СССР И ПЕРВЫЙ ГЕРОЙ РОССИИ &  theo  HNLX

Nguyễn Cảnh Toàn