Thứ Bảy, Tháng Bảy 27, 2024
* Email: bbt.dongnama@gmail.com *Tòa soạn: 0989011688 - 0768908888
spot_img

Một phần bài phỏng vấn Tổng thống Nga Vladimir Putin của Tucker Carlson (công bố sáng 9/2/2024)

ĐNA -

Đối với hầu hết các nhà báo chính trị, một cuộc trò chuyện thẳng thắn với Tổng thống Putin sẽ vừa là điểm nhấn trong sự nghiệp vừa là một hành động đu dây nguy hiểm. Mối nguy hiểm quá lớn là người cai trị Điện Kremlin sẽ giết chết bất kỳ nỗ lực nào đối với một câu hỏi sai sự thật. Nhưng ngày 6/2/2024, Tucker Carlson vẫn thực hiện thành công buổi phỏng vấn kéo dài hai giờ tại Điện Kremlin với Tổng thống V.Putin. Bài được Tạp chí Đông Nam Á dẫn nguồn từ bản tốc ký của ”Komsomolskaya Pravda” (Sự thật Đoàn TNCS Liên Xô), đường link:https://www.kp.ru/daily/27565.5/4889263/.

Tổng thống Putin trả lời phỏng vấn của nhà báo Tucker Carlson tại Mátxcơva, LB Nga ngày 6/2/2024.

T.Carlson: Nhưng ngài mô tả hai hệ thống khác nhau. Ngài nói rằng người lãnh đạo hành động vì lợi ích của cử tri, nhưng ngài cũng nói rằng những quyết định này không phải do người lãnh đạo đưa ra mà do tầng lớp cầm quyền đưa ra. Ngài điều hành đất nước này lâu đến mức ngài biết tất cả những Tổng thống Mỹ đó. Những trung tâm quyền lực này ở Hoa Kỳ là gì? Ngài nghĩ sao, chẳng hạn như, ai thực sự đưa ra các quyết định?

V.Putin: Tôi không biết. Mỹ là một đất nước phức tạp. Một phía là bảo thủ, phía bên kia thì thay đổi nhanh chóng. Không dễ để chúng ta hiểu rõ tất cả những điều này. Ai đưa ra các quyết định trong cuộc bầu cử? Điều này có thể hiểu được khi mỗi bang có luật pháp riêng của mình? Mỗi bang tự điều chỉnh, có thể loại bỏ ai đó khỏi cuộc bầu cử ở cấp bang. Đây là một hệ thống bầu cử hai giai đoạn. Điều này rất khó hiểu đối với chúng tôi. Thứ hai, có hai đảng chiếm ưu thế: Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ. Bên trong hệ thống đảng này có các trung tâm ra quyết định và chuẩn bị các quyết định. Vậy thì hãy xem tại sao, theo tôi quan niệm, sau khi Liên Xô sụp đổ lại đưa ra một chính sách gây áp lực sai lầm, thô thiển và hoàn toàn phi lý như vậy để chống lại Nga? Bởi vì đây là chính sách gây áp lực: mở rộng NATO, hỗ trợ phe ly khai ở vùng Kavkaz, xây dựng hệ thống phòng thủ chống tên lửa. Tất cả đó là các yếu tố của áp lực. Khi đó việc kéo Ukraina vào NATO – đó chỉ là áp lực, áp lực và một lần nữa, áp lực.

Tại sao? Tôi nghĩ rằng cũng bởi vì năng lực sản xuất dư thừa đã được tạo ra. Trong thời gian đối đầu với Liên Xô đã sinh ra nhiều trung tâm và chuyên gia về Liên Xô, và nay họ không thể làm công việc gì khác. Họ thuyết phục giới lãnh đạo chính trị về sự cần thiết phải tiếp tục tấn công Nga, cố gắng chia cắt nước này, tạo ra một số thực thể kiểu như nhà nước trên lãnh thổ này và bắt chúng phục tùng dưới dạng được phân chia nhỏ ra, và sử dụng tiềm năng tổng hợp của chúng cho cuộc chiến chống Trung Quốc trong tương lai. Đây là một sai lầm, trong đó có tiềm năng quá mức của những người từng làm việc để đối đầu với Liên Xô. Cần phải thoát khỏi điều này. Phải có những lực lượng mới mẻ, những con người nhìn về tương lai và hiểu được những gì đang xảy ra trên thế giới.

Hãy nhìn xem Indonesia đang phát triển như thế nào. 600 triệu người. Chúng ta có thể tránh đi đâu khỏi họ? Không đâu cả. Chúng ta chỉ còn có thể cho rằng Indonesia sẽ tham gia. Nó đã nằm trong câu lạc bộ các nền kinh tế hàng đầu thế giới. Không quan trọng, ai thích điều đó hay không thích. Vâng, chúng tôi hiểu và nhận thức rằng ở Hoa Kỳ, bất chấp mọi khó khăn về kinh tế, tình hình hiện tại vẫn bình thường, nền kinh tế đang tăng trưởng tốt. GDP tăng trưởng ở mức 2,5%, nếu tôi không nhầm. Nhưng nếu muốn đảm bảo tương lai, thì chúng tôi cần thay đổi cách tiếp cận về những gì đang thay đổi. Như tôi đã nói, thế giới vẫn sẽ thay đổi không phụ thuộc vào việc các sự kiện ở Ukraina sẽ kết thúc như thế nào.

Thế giới đang thay đổi và chính Hoa Kỳ cũng vậy. Tuy nhiên, các chuyên gia viết rằng Hoa Kỳ đang dần thay đổi vị thế của mình trên thế giới. Đó là các chuyên gia của các anh viết, tôi vừa đọc chúng. Câu hỏi ở đây chỉ là, điều này sẽ xảy ra như thế nào. Đau đớn và nhanh chóng hoặc là nhẹ nhàng và từ từ. Và điều này được viết bởi những người không chống Mỹ. Họ chỉ đơn giản là đi theo xu hướng phát triển toàn cầu, đó là tất cả. Để đánh giá chúng và thay đổi chính sách, chúng ta cần những người biết suy nghĩ, nhìn xa trông rộng, có thể phân tích và khuyến nghị những giải pháp nhất định ở cấp độ các nhà lãnh đạo chính trị.

T.Carlson: Tôi chỉ muốn hỏi ngài: Ngài đã nói rõ ràng rằng việc mở rộng về phía Đông của NATO là vi phạm lời hứa với tất cả các ngài vào năm 1990. Đây là mối đe dọa cho đất nước của ngài. Ngay trước khi quân lính được đưa tới Ukraina, Phó Tổng thống Mỹ đã tới Hội nghị An ninh Munich và kêu gọi Tổng thống Ukraina gia nhập NATO. Ngài có nghĩ rằng đây là nỗ lực nhằm kích động ngài phải hành động quân sự không?

V.Putin: Tôi nhắc lại một lần nữa, chúng tôi đã nhiều lần, nhiều lần đề xuất tìm kiếm giải pháp hòa bình cho những vấn đề nảy sinh ở Ukraina sau cuộc đảo chính năm 2014. Nhưng không ai nghe chúng tôi. Hơn nữa, các nhà lãnh đạo Ukraina vốn nằm dưới sự kiểm soát hoàn toàn của Mỹ, bất ngờ tuyên bố rằng họ sẽ không tuân thủ các thỏa thuận Minsk. Họ không thích tất cả ở đó và tiếp tục các hoạt động quân sự trên lãnh thổ này. Song song với đó, lãnh thổ này đã bị các cơ cấu quân sự của NATO khai thác dưới vỏ bọc của nhiều trung tâm huấn luyện và đào tạo lại khác nhau. Về thực chất, họ bắt đầu tạo ra các căn cứ ở đó, sắp đặt như mọi chuyện đã rồi. Ukraina tuyên bố người Nga là dân tộc không chính thức, đồng thời thông qua các đạo luật hạn chế quyền của các dân tộc không chính thức ở Ukraina. Sau khi nhận được toàn bộ lãnh thổ phía Đông-Nam như một món quà từ người dân Nga, Ukraina đã bất ngờ tuyên bố rằng người Nga là dân tộc không chính thức trên lãnh thổ này. Điều này bình thường chứ? Tất cả những điều này hợp lại đã dẫn đến quyết định về kết thúc chiến tranh. Tên phát xít mới này xuất hiện ở Ukraina vào năm 2014.

T.Carlson: Ngài nghĩ sao, Zelensky có quyền tự do tiến hành đàm phán để giải quyết cuộc xung đột này không?

V.Putin: Tôi không biết chi tiết. Tất nhiên, tôi khó để đánh giá, nhưng tôi tin là có. Ít nhất là trước đó ông ta đã từng làm. Cha của ông ta đã chiến đấu chống lại Đức Quốc xã trong Thế chiến thứ hai. Có lần tôi đã nói chuyện với ông ấy về điều này. Tôi nói: “Vladimir, anh đang làm gì vậy? Tại sao ngày nay anh lại ủng hộ chủ nghĩa phát xít mới ở Ukraina trong khi cha của anh lại chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít? Ông ấy là người lính tiền tuyến”. Tôi sẽ không nói cho anh nghe ông ta đã trả lời như thế nào, đó là một chủ đề riêng biệt và tôi cho rằng theo tôi, làm như vậy là không đúng. Còn về quyền tự do lựa chọn thì sao? Tại sao không có?

Ông ta lên nắm quyền với hy vọng của người dân Ukraina rằng ông ta sẽ đưa Ukraina đến hòa bình. Ông ta đã nói về điều này. Chính nhờ điều này mà ông ta đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử với lợi thế áp đảo. Nhưng sau đó, khi đã lên nắm quyền, theo tôi nhìn nhận, ông ấy đã hiểu ra hai điều. Thứ nhất, tốt hơn hết là không nên xung đột với những người theo chủ nghĩa phát xít mới và những người theo chủ nghĩa dân tộc bởi vì họ rất hung hãn và rất tích cực. Có thể đón chờ bất cứ điều gì từ họ. Và thứ hai, phương Tây do Hoa Kỳ dẫn đầu, ủng hộ họ và sẽ luôn ủng hộ những ai có thái độ thù địch với Nga. Điều đó có lợi và an toàn. Cho nên ông ta đã giữ quan điểm tương ứng, bất chấp lời hứa với người dân của mình sẽ chấm dứt chiến tranh ở Ukraina. Ông ta đã lừa dối cử tri của mình.

T.Carlson: Nhưng ngài có nghĩ rằng vào thời điểm này, theo tình trạng của tháng 2/2024, ông ta có sự rộng rãi và tự do không để nói chuyện trực tiếp với ngài hoặc Chính phủ của ngài về việc chấm dứt việc này mà rõ ràng là không giúp ích gì cho cả đất nước ông ta và thế giới? Ngài nghĩ sao, ông ta có thể làm được điều đó không?

V.Putin: Tại sao lại không? Ông ta coi mình là nguyên thủ quốc gia. Ông ấy đã chiến thắng cuộc bầu cử, mặc dù chúng tôi ở Nga tin rằng cuộc đảo chính là nguồn gốc chính của tất cả những gì đã xảy ra sau năm 2014. Và theo nghĩa này, ngay cả ngày hôm nay, Chính phủ đó cũng không hoàn hảo. Nhưng ông ấy coi mình là Tổng thống, và với tư cách này, ông ấy được Hoa Kỳ, toàn bộ Châu Âu và gần như là phần còn lại của thế giới công nhận. Tại sao không? Ông ta có thể chứ. Chúng tôi đã đàm phán với Ukraina ở Istanbul. Chúng tôi đã thỏa thuận. Ông ta biết về điều này. Hơn nữa, người đứng đầu nhóm đàm phán, ông Arakhamia, tôi nghĩ đó là họ của ông ấy, đến nay vẫn đứng đầu phe của đảng cầm quyền, đảng của Tổng thống ở Rada.

Ông ấy vẫn đứng đầu phe của Tổng thống ở Rada, ở Quốc hội của đất nước. Ông ấy vẫn ngồi đó. Ông ấy thậm chí còn đặt chữ ký nháy của mình vào tài liệu đó, tôi nói để anh biết. Và sau đó ông ấy đã công khai tuyên bố với cả thế giới rằng chúng tôi đã sẵn sàng ký văn bản này. Nhưng ông Johnson, lúc đó là Thủ tướng, đã đến và can ngăn họ, nói rằng tốt hơn hết là nên chiến đấu với Nga. Sẽ cung cấp mọi thứ cần thiết để họ lấy lại những gì đã mất trong cuộc đụng độ với Nga. Và họ đã đồng ý với đề xuất này. Hãy nhìn xem, tuyên bố của ông ấy đã được công bố. Ông ấy đã nói điều này một cách công khai.

Liệu họ có thể quay lại điều này hay không? Vấn đề là họ có muốn hay không? Sau đó, Tổng thống Ukraina đã ban hành sắc lệnh cấm đàm phán với chúng tôi. Hãy để ông ta hủy bỏ sắc lệnh này, thế là xong. Chúng tôi đúng là chưa bao giờ từ chối đàm phán. Chúng tôi luôn nghe thấy: Nga đã sẵn sàng chưa? Vâng, chúng tôi không từ chối. Chính họ là những người đã công khai từ chối. Ừ, hãy để ông ta hủy bỏ sắc lệnh của mình và tham gia đàm phán. Chúng tôi không bao giờ từ chối. Còn về việc họ phục tùng những yêu cầu hay thỏa thuận của ngài Johnson, cựu Thủ tướng Anh, có vẻ nực cười. Và điều này đối với tôi rất buồn, bởi vì, như ngài Arakhamia đã nói, họ lẽ ra đã có thể dừng những hành động quân sự của cuộc chiến cách đây một năm rưỡi. Nhưng người Anh đã thuyết phục họ và họ đã từ bỏ ý định đó. Ngài Johnson bây giờ ở đâu? Và cuộc chiến vẫn tiếp tục.

T.Carlson: Đó là một câu hỏi hay. Ngài nghĩ sao, ông ấy ở đâu và tại sao ông ấy lại làm điều này?

V.Putin: Ai biết được. Chính tôi cũng không hiểu điều này. Đã có điểm khởi đầu chung. Và vì lý do nào đó, mọi người đều ảo tưởng rằng có thể chiến thắng Nga trên chiến trường. Vì kiêu ngạo, vì suy nghĩ thật bụng, nhưng không phải vì quá thông minh.

T.Carlson: Ngài đã mô tả mối liên hệ giữa Nga và Ukraina. Vài lần ngài đã gọi Nga là Chính thống giáo. Đó là vị trí trung tâm trong hiểu biết của ngài về Nga. Ngài nói rằng ngài là người Chính thống giáo. Điều này có nghĩa gì đối với ngài? Theo mô tả của chính ngài, ngài là nhà lãnh đạo của đạo Thiên chúa. Vậy thì điều đó có ảnh hưởng như thế nào đến ngài?

V.Putin: Anh biết đấy, như tôi đã nhắc lại, vào năm 988, chính Hoàng tử Vladimir đã được rửa tội theo gương của bà ngoại của mình là Công chúa Olga. Sau đó, ông đã rửa tội cho đội quân của mình. Và rồi dần dần, trong vài năm, ông đã rửa tội cho toàn thể Rus. Đó là một quá trình lâu dài từ những người ngoại đạo để trở thành những người theo đạo Thiên Chúa. Nhiều năm trôi qua, nhưng cuối cùng thì Chính thống giáo đó, tức làThiên chúa giáo phương Đông, đã ăn sâu vào tâm thức người dân Nga. Khi Nga mở rộng và sau đó tiếp thu các dân tộc khác theo Hồi giáo, Phật giáo và Do Thái giáo, Nga luôn luôn rất trung thành với những người của các tôn giáo khác. Đây là sức mạnh của chúng tôi. Điều này là hoàn toàn rõ ràng. Thực chất là vì các định đề cơ bản về giá trị cốt lõi rất giống nhau, đó là khi nói đến tất cả các tôn giáo trên thế giới mà tôi vừa đề cập, và đó là những tôn giáo truyền thống của Liên bang Nga.

Nhân tiện nói thêm, chính quyền Nga luôn rất cẩn thận về văn hóa và tôn giáo của những người đã đến với Đế chế Nga. Theo quan điểm của tôi, điều này tạo thành nền tảng cho an ninh và ổn định của nhà nước Nga. Tất cả các dân tộc sinh sống ở Nga, về cơ bản họ đều coi đây là quê hương của mình. Giả sử, nếu những người từ Châu Mỹ Latinh chuyển đến đất nước các anh hoặc đến Châu Âu, và một ví dụ nổi bật và dễ hiểu hơn nữa là những người đang đến, nhưng họ đến với các anh hoặc các nước Châu Âu từ quê hương lịch sử của họ. Còn những người theo các tôn giáo khác nhau ở Nga đều coi Nga là quê hương của mình, họ không có Tổ quốc nào khác. Chúng tôi cùng nhau. Đây là một gia đình lớn và các giá trị truyền thống của chúng tôi rất giống nhau. Tôi vừa đề cập đến một gia đình lớn, nhưng mỗi người đều có gia đình riêng của mình. Và đây là nền tảng của xã hội chúng tôi. Và khi chúng tôi nói rằng Tổ quốc và gia đình có mối liên hệ khăng khít với nhau, thì điều này thực sự là như vậy, bởi vì không thể đảm bảo một tương lai bình thường cho con cái chúng tôi và cho gia đình chúng tôi nếu chúng tôi không đảm bảo một tương lai bình thường, bền vững cho toàn bộ đất nước, cho Tổ quốc. Chính vì thế, tinh thần yêu nước ở Nga mạnh mẽ như vậy.

T.Carlson: Điểm khác biệt duy nhất của các tôn giáo này là, Thiên chúa giáo là một tôn giáo bất bạo động. Chúa Giêsu nói: “Hãy đưa má bên kia ra. Đừng giết”. Người lãnh đạo của một quốc gia bất kỳ nào đó buộc phải chém giết, người lãnh đạo đó làm sao có thể là người theo đạo Thiên chúa được? Ngài làm thế nào để dung hòa điều này với chính bản thân mình?

V.Putin: Điều đó rất dễ dàng khi bảo vệ bản thân mình, gia đình mình, và Tổ quốc mình. Chúng tôi sẽ không tấn công bất cứ ai. Các sự kiện ở Ukraina bắt đầu khi nào? Từ thời điểm bắt đầu cuộc đảo chính và chiến sự ở Donbass. Đó là lúc họ bắt đầu. Và chúng tôi bảo vệ người dân của mình, bản thân mình, Tổ quốc mình và tương lai của mình. Đối với tôn giáo nói chung, anh biết đấy, thực chất không phải là những biểu hiện bên ngoài. Đó không phải là việc đi Nhà thờ mỗi ngày hay lạy lục đập đầu xuống sàn khấn vái mà nó nằm trong trái tim và nền văn hóa của chúng tôi rất hướng tới con người.

Dostoevsky, người rất nổi tiếng ở phương Tây và là thiên tài về văn hóa Nga, văn học Nga, đã nói rất nhiều về điều này, về tâm hồn Nga. Suy cho cùng, xã hội phương Tây thực dụng hơn. Người Nga nghĩ nhiều hơn về cái vĩnh cửu, về những giá trị đạo đức. Tôi không biết, có thể anh sẽ không đồng ý với tôi, nhưng văn hóa phương Tây vẫn thực dụng hơn. Tôi không nói điều đó là xấu. Điều đó giúp cho tỷ phú Elon Musk ngày nay có thể đạt được thành công tốt đẹp trong sản xuất, thậm chí ngay cả trong khoa học, v.v. Không có gì xấu ở đây cả. Tôi chỉ nói rằng chúng tôi giống nhau.

T.Carlson: Vậy thì ngài có thấy hiện tượng siêu nhiên đang diễn ra khi nhìn vào những gì đang diễn ra trên thế giới hiện nay không? Ngài có thấy Chúa đang hành động không? Có bao giờ ngài nghĩ thầm rằng đây là những thế lực không phải của con người không?

V.Putin: Không, nếu thành thật mà nói, tôi không nghĩ vậy. Tôi cho rằng sự phát triển của cộng đồng thế giới diễn ra tương ứng với những quy luật nội tại, và những quy luật này vốn là như vậy. Điều này luôn luôn xảy ra trong lịch sử loài người. Một số dân tộc và quốc gia vùng lên, trở nên hùng mạnh và đông đảo hơn, rồi sau đó rời bỏ trường quốc tế, mất đi vị thế quen thuộc. Có lẽ tôi không cần đưa ra ví dụ, nhưng chúng ta có thể bắt đầu với Thành Cát Tư Hãn và các cuộc chinh phục của Horde Vàng, và sau đó bị kết thúc bởi Đế chế La Mã. Có vẻ như chưa bao giờ có thứ gì giống như Đế chế La Mã trong lịch sử nhân loại. Tuy nhiên, tiềm năng của những kẻ man rợ dần dần tăng lên, cũng như dân số của họ. Tóm lại, những kẻ man rợ đã mạnh mẽ hơn và bắt đầu phát triển kinh tế, như chúng ta nói ngày nay. Rốt cuộc, điều này đã dẫn đến sự sụp đổ của Đế chế La Mã và chế độ do người La Mã áp đặt. Tuy nhiên, phải mất 5 thế kỷ Đế chế La Mã mới sụp đổ. Sự khác biệt so với những gì đang diễn ra hiện nay là tất cả các quá trình thay đổi diễn ra nhanh hơn rất nhiều so với thời La Mã.

T.Carlson: Ngài nghĩ sao, khi nào thì Đế chế Trí tuệ nhân tạo sẽ ra đời?

V.Putin: Anh đặt ra những câu hỏi ngày càng phức tạp hơn. Để trả lời chúng, anh cần phải là chuyên gia về lĩnh vực Luật số lớn, Dữ liệu lớn và Trí tuệ nhân tạo. Nhân loại hiện tại đang phải đối mặt với nhiều mối đe dọa do các nhà nghiên cứu di truyền bây giờ có thể tạo ra siêu nhân này. Người chuyên trách, vận động viên biến đổi gen, nhà khoa học, quân nhân. Có thông tin cho rằng Elon Musk đã cấy chip vào não một người ở Hoa Kỳ.

T.Carlson: Ngài nghĩ sao về điều này?

V.Putin: Tôi nghĩ rằng không thể ngăn cản Elon Musk được. Ông ấy sẽ làm những gì như ông ấy thấy cần. Tuy vậy, anh sẽ phải tìm tiếng nói chung với ông ấy. Hãy tìm cách để thuyết phục ông ấy. Tôi nghĩ ông ấy là một người thông minh. Tôi chân thành tin rằng ông ấy đúng như vậy. Cho nên anh sẽ phải thỏa thuận với ông ấy, vì quá trình này phải được chính thức hóa và tuân theo những quy tắc nhất định. Nhân loại cần suy nghĩ xem điều gì sẽ xảy ra nhờ những thiết kế và phát triển mới nhất trong lĩnh vực Di truyền học hay Trí tuệ nhân tạo? Có thể đưa ra dự đoán gần đúng về điều gì sẽ xảy ra. Một ngày nọ, nhân loại cảm thấy mối đe dọa hiện hữu do vũ khí hạt nhân gây ra. Tất cả các quốc gia có vũ khí hạt nhân bắt đầu thỏa thuận với nhau khi họ nhận ra rằng việc sử dụng vũ khí hạt nhân bất cẩn có thể dẫn đến sự tuyệt chủng của loài người. Ngày nay không thể ngừng nghiên cứu trong lĩnh vực Di truyền học hoặc Trí tuệ nhân tạo, cũng như không thể ngừng sử dụng thuốc súng vào thời xa xưa đó. Nhưng một khi chúng ta hiểu rằng mối đe dọa đến từ sự phát triển tràn lan và không được kiểm soát của Trí tuệ nhân tạo, Di truyền học hay bất kỳ lĩnh vực nào khác, sẽ đến lúc phải đạt được thỏa thuận quốc tế về việc quản lý những thứ này.

T.Carlson: Tôi đánh giá cao tất cả thời gian ngài đã dành cho chúng tôi. Tôi chỉ cần hỏi ngài một câu hỏi cuối cùng. Và đây là về một người đàn ông rất nổi tiếng ở Hoa Kỳ. Chắc là không có ở đây. Evan Gershkovitch, phóng viên của tờ Wall Street Journal. Anh ấy 32 tuổi. Và anh ấy đã ngồi tù được gần một năm. Đây là một câu chuyện lớn ở Hoa Kỳ. Và tôi chỉ muốn hỏi thẳng ngài mà không đi sâu vào chi tiết và giả thuyết của ngài về những gì đã xảy ra: Liệu ngài có sẵn sàng, như là dấu hiệu của sự đứng đắn của mình, thả anh ấy ra cho chúng tôi và chúng tôi sẽ đưa anh ấy trở về Hoa Kỳ?

V.Putin: Chúng tôi đã thực hiện rất nhiều cử chỉ thiện chí do lịch sự đến nỗi tôi nghĩ chúng tôi đã hết chúng rồi. Chúng tôi chưa bao giờ thấy ai đáp lại thiện chí của chúng tôi theo cách như vậy. Tuy nhiên, về mặt lý thuyết, có thể nói rằng chúng tôi không loại trừ khả năng chúng tôi có thể làm được điều này nếu các đối tác của chúng tôi thực hiện các bước có đi có lại. Khi tôi nói về các đối tác, trước tiên tôi muốn nói đến các cơ quan đặc vụ. Các cơ quan đặc vụ có liên lạc với nhau, họ nói về vấn đề đang xem xét. Để giải quyết vấn đề này, không có điều cấm kỵ. Chúng tôi sẵn sàng giải quyết vấn đề này, nhưng có một số điều kiện nhất định đang được thảo luận thông qua các kênh của các cơ quan đặc vụ. Tôi tin rằng có thể sẽ đạt được thỏa thuận.

T.Carlson: Ý tôi nói, những điều này thường xảy ra trong nhiều thế kỷ. Một nước bắt được điệp viên của nước khác ở lãnh thổ của mình, họ trao đổi ông ta cho một trong những điệp viên của mình bị bắt ở nước kia. Tôi nghĩ rằng đây không phải là việc của tôi, nhưng sự khác biệt ở đây là anh chàng này rõ ràng không phải là gián điệp. Anh ấy là một đứa trẻ và có thể đã vi phạm luật pháp của ngài theo cách nào đó, nhưng anh ấy không phải là siêu điệp viên và mọi người đều biết điều đó. Và đổi lại, anh ấy bị bắt làm con tin, điều đó có đúng với sự tôn trọng không? Đó là sự thật. Và mọi người đều biết đó là sự thật. Vì vậy, có lẽ anh ấy thuộc một hạng mục khác. Có lẽ sẽ không công bằng khi yêu cầu người khác để đổi lấy việc thả anh ấy. Có thể điều này làm bẽ mặt nước Nga?

V.Putin: Anh biết đấy, gián điệp là gì, có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Nhưng có một số điều nhất định được quy định bởi pháp luật. Nếu một người nhận được thông tin mật và làm điều đó một cách bí mật thì việc này được phân loại là làm gián điệp. Và chính anh ta đã làm như vậy. Anh ta nhận được những thông tin mật và làm một cách bí mật. Có thể anh ta làm do sơ suất hoặc do chủ ý. Lưu ý đến thực tế rằng điều này đã được phân loại là gián điệp. Thực tế đã được chứng minh vì anh đã bị bắt quả tang khi nhận được thông tin này. Nếu đây là một lời biện luận xa vời nào đó, một kiểu hư cấu nào đó, một điều gì đó chưa được chứng minh, thì đó sẽ là một câu chuyện khác. Nhưng anh ta đã bị bắt quả tang khi đang bí mật nhận thông tin mật. Vậy thì nên thế nào?

T.Carlson: Nhưng ngài đang cho rằng anh ấy làm việc cho Chính phủ Hoa Kỳ hoặc NATO, hay anh ấy chỉ là một phóng viên được cung cấp tài liệu mà lẽ ra anh ấy không được có? Chúng có vẻ như rất khác nhau, rất khác nhau.

V.Putin: Tôi không biết ông ấy làm việc cho ai. Nhưng một lần nữa tôi muốn nhấn mạnh rằng việc thu thập thông tin mật một cách bí mật được gọi là hoạt động gián điệp. Và ông ấy làm việc cho cơ quan tình báo Hoa Kỳ và các cơ quan nào đó khác nữa. Tôi không nghĩ ông ấy làm việc cho Monaco vì Monaco chắc không quan tâm đến việc nhận được thông tin này. Các cơ quan đặc vụ sẽ phải đàm phán. Một nền tảng nhất định đã được đặt ra. Theo chúng tôi, có những người không liên quan đến các cơ quan đặc vụ. Tôi sẽ kể cho anh nghe câu chuyện về một người đàn ông đang thụ án ở một quốc gia liên minh với Hoa Kỳ. Đó là người vì lòng yêu nước đã tiêu diệt một tên cướp ở một trong những thủ đô của Châu Âu. Trong các sự kiện ở Kavkaz, anh có biết hắn đã làm gì không? Tôi không muốn nói điều đó nhưng tôi vẫn sẽ làm. Hắn đặt những người lính của chúng tôi bị bắt xuống đường, rồi lái xe chạy qua đầu họ. Đây là loại người gì? Có thể gọi hắn là con người được không? Nhưng có một người yêu nước đã trừ khử hắn ở một trong những thủ đô của Châu Âu. Ông ấy làm điều đó theo ý chí của mình hay là không, đó là một câu hỏi khác.

T.Carlson: Ý tôi ở đây hoàn toàn khác. Anh ấy 32 tuổi. là phóng viên báo?

V.Putin: Ông ta đã làm điều gì đó khác. Ông ấy không chỉ là nhà báo. Tôi nhắc lại: Ông ấy là nhà báo bí mật thu thập thông tin mật. Đúng, điều này khác, nhưng tôi vẫn nói về những người khác mà thực chất là đang bị chính quyền Hoa Kỳ kiểm soát, bất kể họ thụ án ở đâu.

T.Carlson: Giữa các cơ quan đặc vụ thường xuyên có các cuộc đối thoại. Vấn đề này cần được giải quyết một cách bình tĩnh, có trách nhiệm và chuyên nghiệp. Họ vẫn giữ liên lạc, vậy nên hãy cho phép họ làm công việc của mình.

V.Putin: Tôi không loại trừ khả năng người mà ông đang nói đến, ông Gershkovich, có thể trở về quê hương. Nhưng cuối cùng, việc giữ ông ta trong tù ở Nga chẳng có ý nghĩa gì. Chúng tôi muốn các cơ quan đặc vụ Hoa Kỳ suy nghĩ về cách họ có thể thúc đẩy để đạt được các mục tiêu mà các cơ quan đặc vụ của chúng tôi theo đuổi. Chúng tôi sẵn sàng nói chuyện. Hơn nữa, các cuộc đàm phán đang diễn ra và đã có nhiều ví dụ thành công khi các cuộc đàm phán này đạt được mục đích. Việc này cũng có thể sẽ thành công, nhưng chúng ta cần phải đi đến một thỏa thuận.

T.Carlson: Tôi hy vọng ngài sẽ thả anh ấy. Ngài Tổng thống ạ, xin cảm ơn.

V.Putin: Tôi cũng mong ông ấy cuối cùng sẽ được trở về quê hương. Tôi hoàn toàn chân thành. Nhưng một lần nữa tôi muốn nói: Cuộc đối thoại vẫn đang tiếp tục. Chúng ta càng công khai trình bày những điều như vậy thì vấn đề càng trở nên khó giải quyết. Tất cả cần phải được thực hiện một cách bình tĩnh.

T.Carlson: Không rõ điều này có đúng là về chiến tranh không? Chắc thế. Tôi muốn hỏi thêm một câu hỏi nữa, ngài có thể không muốn nói điều này vì lý do chiến lược, nhưng ngài có lo ngại rằng những gì đang xảy ra ở Ukraina có thể sẽ dẫn đến điều gì đó lớn hơn và tồi tệ hơn nhiều không? Và ngài có động lực đến đâu để gọi điện cho Chính phủ Hoa Kỳ và nói: Chúng ta hãy thỏa thuận với nhau?

V.Putin: Tôi đã nói rằng chúng tôi không từ chối tiếp xúc. Chúng tôi sẵn sàng tiến hành đàm phán. Đó là phía phương Tây, và Ukraina rõ ràng là một quốc gia vệ tinh của Hoa Kỳ. Điều này quá rõ ràng. Tôi không muốn anh cảm nhận điều này như thể tôi đang chờ đợi một lời nói mạnh mẽ hoặc một lời xúc phạm. Nhưng cả hai chúng ta đều hiểu những gì đang xảy ra. Hỗ trợ tài chính. 72 tỷ USD đã được phân bổ. Đức đứng ở vị trí thứ hai, tiếp theo là các nước châu Âu khác. Hàng chục tỷ USD chảy vào Ukraina. Lượng vũ khí khổng lồ được đưa đến. Trong trường hợp này, anh nên yêu cầu giới lãnh đạo hiện tại của Ukraina dừng lại, ngồi vào bàn đàm phán và hủy bỏ sắc lệnh vô lý đó. Chúng tôi không từ chối.

T.Carlson: Tất nhiên, ngài đã nói rồi mà. Tôi không nghĩ là ngài có ý nói điều đó như là sự xúc phạm bởi vì ngài đã nói đúng: Có thông tin cho rằng Ukraina đã bị cựu Thủ tướng Anh thay mặt cho chính quyền Biden ngăn cản việc đàm phán về một giải pháp hòa bình. Như vậy, tất nhiên đó là một vệ tinh, nước lớn cai trị nước nhỏ. Điều này không mới. Chính vì vậy, tôi hỏi về chuyện đó để làm việc trực tiếp với chính quyền Biden, nơi đang đưa ra những quyết định này, chứ không phải với Tổng thống Ukraina Zelensky.

V.Putin: Còn gì nữa, nếu chính quyền Zelensky ở Ukraina từ chối đàm phán, tôi cho rằng họ làm như vậy theo chỉ đạo của Washington. Nếu Washington cho rằng quyết định đó là sai lầm thì hãy từ bỏ nó. Hãy để họ tìm một lý do tế nhị để không ai bị xúc phạm. Hãy để ông ta tìm ra lối thoát. Quyết định này không phải do chúng tôi đưa ra, đó là họ. Vì vậy, cứ để họ quay lại với vấn đề này. Thế là xong. Tuy nhiên, họ đã đưa ra quyết định không đúng. Và bây giờ họ phải tìm cách thoát khỏi tình trạng này để sửa chữa những sai lầm của mình. Họ đã làm vậy nên hãy để họ tự giải quyết. Chúng tôi ủng hộ điều này.

T.Carlson: Vì vậy tôi chỉ muốn tin rằng tôi không hiểu nhầm những gì ngài đang nói. Tôi không nghĩ như vậy. Tôi nghĩ ngài muốn nói rằng ngài muốn giải quyết những gì đang xảy ra ở Ukraina bằng con đường đàm phán.

V.Putin: Đúng vậy. Và chúng tôi đã làm điều đó. Chúng tôi đã chuẩn bị một tài liệu khổng lồ ở Istanbul mà người đứng đầu phái đoàn Ukraina đã ký nháy. Ông ấy đã đặt chữ ký của mình dưới một số điều khoản, nhưng không phải tất cả. Ông ấy ký tên, rồi sau đó chính ông ấy nói rằng chúng tôi sẵn sàng ký vào đây, và chiến tranh lẽ ra đã kết thúc từ lâu, 18 tháng trước. Tuy nhiên, Thủ tướng Johnson đã đến nói chuyện với chúng tôi về điều đó và chúng tôi đã bỏ lỡ cơ hội.

Vâng, anh đã bỏ lỡ nó, anh đã phạm sai lầm. Hãy để họ quay lại vấn đề này. Thế là xong. Tại sao chúng tôi phải bận tâm và sửa chữa lỗi lầm của người khác? Tôi biết, họ có thể nói đó là lỗi của chúng tôi. Chính chúng tôi đã làm tình hình leo thang và quyết định chấm dứt cuộc chiến bắt đầu từ năm 2014 ở Donbass. Như tôi đã nói, bằng vũ khí. Cho phép tôi quay lại diễn biến của câu chuyện. Tôi đã nói với anh điều này rồi. Chúng tôi đang thảo luận về điều này. Hãy quay trở lại năm 1991, khi chúng tôi được hứa rằng NATO sẽ không mở rộng, cho đến năm 2008, khi NATO mở cửa cho việc thông qua Tuyên bố về chủ quyền nhà nước của Ukraina, tuyên bố Ukraina là một quốc gia trung lập. Chúng ta hãy quay trở lại thực tế là các căn cứ quân sự của NATO và Mỹ bắt đầu xuất hiện trên lãnh thổ đó, và Ukraina đã tạo ra mối đe dọa cho chúng tôi. Chúng ta hãy quay trở lại cuộc đảo chính ở Ukraina năm 2014. Nhưng điều này thật vô nghĩa, phải không? Chúng ta có thể đi qua đi lại không ngừng, nhưng họ đã dừng việc đàm phán. Đây là sai lầm? Đúng vậy. Thì sửa lại đi. Chúng tôi sẵn sàng. Còn cần gì nữa?…

Chy Lê (dịch thuật Dmitri trần Trân Khánh – Nước Nga trẻ)