Thứ Sáu, Tháng Tư 26, 2024
* Email: bbt.dongnama@gmail.com *Tòa soạn: 0989011688 - 0768908888
spot_img

Na Uy phản đối Mỹ và Liên minh châu Âu cô lập Nga

ĐNA -

  Hôm 25/10/2022, đài truyền hình NRK trích dẫn lời Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Store phát biểu trước quốc hội: “Không có gì tốt đẹp trong việc cô lập Nga. Điều đáng báo động là hiện nay chúng ta quá ít liên lạc và trao đổi trực tiếp với Nga”. Thủ tướng Na Uy cho rằng các nước phương Tây không nên cô lập Nga mà ngược lại, họ nên liên lạc trực tiếp với Moskva để giải quyết tình hình chính trị khó khăn hiện nay.

Thủ tướng Na Uy cho rằng các nước phương Tây không nên cô lập Nga mà ngược lại, họ nên liên lạc trực tiếp với Moskva để giải quyết tình hình chính trị khó khăn hiện nay. Ảnh: AFP

Thủ tướng Na Uy cho rằng các nước phương Tây không nên cô lập Nga mà ngược lại, họ nên liên lạc trực tiếp với Moskva để giải quyết tình hình chính trị khó khăn hiện nay

Thủ tướng Na Uy nói rằng tình hình chính trị hiện nay tại các nước trong Liên minh châu Âu đang ở mốc khó khăn nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. Tại Mỹ, tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Mỹ J.Biden giảm gần chạm mức thấp nhất trong nhiệm kỳ.

Mỹ và các nước phương Tây đã quyết tâm cô lập Nga sau khi nước này phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào ngày 24/2. Các chính phủ đã triển khai một chiến dịch trừng phạt toàn diện chống lại Nga, đồng thời đe dọa cấm vận đồng minh và đối tác của Nga nếu tiếp tục hợp tác và hỗ trợ quốc gia này.

Tổng thống Nga Vladimir Putin nhiều lần nói rằng nước Nga không thể bị cô lập. Trung Quốc cũng đã lên tiếng phản đối ý tưởng áp đặt các biện pháp trừng phạt đơn phương đối với bất kỳ quốc gia nào, cũng như kêu gọi tiếp tục đối thoại vì lợi ích của hòa bình trên thế giới.

Tình trạng gián đoạn trong hoạt động hậu cần và tài chính do khủng hoảng năng lượng cùng với các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga đã làm suy yếu chuỗi cung ứng, cũng như dẫn đến giá năng lượng trên toàn cầu tăng vọt, buộc nhiều chính phủ châu Âu phải dùng đến các biện pháp dự phòng. hiện nay, các nước trong Liên minh châu Âu (EU) cũng đang gặp khủng hoảng về tài chính cũng như chính trị bất ổn.

Ngày 7/10 vừa qua, EU đã công bố gói trừng phạt thứ tám chống lại Moskva, trong đó, đặt ra một khuôn khổ để giới hạn giá trần xuất khẩu dầu đường biển của Nga ở mức do nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) điều phối.
The Cuong/Theo Sputnik