Thứ tư, Tháng mười 9, 2024
* Email: bbt.dongnama@gmail.com *Tòa soạn: 0989011688 - 0768908888
spot_img

Nga dùng bom dẫn đường 1,5 tấn gắn bộ dẫn đường UMPK để tăng uy lực cho các đòn không kích tại Ukraine.

ĐNA -

Nga được cho là đã triển khai bom FAB-1500 nặng 1,5 tấn gắn bộ dẫn đường UMPK để tăng uy lực cho các đòn không kích tại Ukraine. “Sau nhiều tháng thử nghiệm, quả bom FAB-1500 M-54 gắn Mô-đun Dẫn đường và Cánh nâng Hợp nhất (UMPK) đầu tiên đã đánh chính xác vào mục tiêu được chỉ định tại Ukraine”, tài khoản Fighter Bomber của một phi công tiêm kích Nga thông báo hồi đầu tuần, nhưng không công bố hình ảnh quả bom gắn hệ thống UMPK.

Bom UPAB-1500B được Nga trưng bày ở triển lãm hàng không hồi năm 2019. Ảnh: Rosoboronexport

Bom UPAB-1500B được Nga ra mắt từ năm 2019. Nó sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính và định vị vệ tinh GLONASS, có thể đánh trúng mục tiêu trong vòng tròn bán kính 10 m và mang khối thuốc nổ nặng hơn một tấn.”UPAB-1500 là vũ khí dẫn đường chuyên dụng, có giá rất cao và số lượng nhỏ. Trong khi đó, FAB-1500 là loại bom thông thường được sản xuất đại trà và giá rẻ, nhưng bom này mạnh gấp ba lần những loại từng được Nga sử dụng trước đó, cho phép nhanh chóng tạo ra lượng lớn bom dẫn đường với chi phí thấp khi kết hợp với UMPK”, Axe nhận định.

UMPK gồm thiết bị định vị vệ tinh GLONASS và hệ thống điều khiển để tăng đáng kể độ chính xác, kèm theo cánh nâng cho phép bom bay xa hơn nguyên bản. Các nguồn tin tại Nga cho biết một bộ UMPK có giá xuất xưởng khoảng 24.000 USD. Chi phí này rẻ hơn nhiều so với tên lửa dẫn đường Kh-29 có khối thuốc nổ tương đồng và mức giá lên tới 140.000 USD/quả.

Các phát biểu được đưa ra sau khi truyền hình quân đội Nga công bố hình ảnh Bộ trưởng Quốc phòng Sergey Shoigu thị sát các nhà máy công nghiệp quốc phòng ở tỉnh Nizhny Novgorod, cho thấy dây chuyền sản xuất hàng loạt bom FAB-500 và FAB-1500 với khối lượng lần lượt là 500 và 1.500 kg.

Đây không phải lần đầu Nga triển khai bom dẫn đường 1,5 tấn tại Ukraine. Không quân Nga từng ném UPAB-1500, loại bom dẫn đường ra mắt từ năm 2019, để tấn công mục tiêu đối phương trong những tháng qua. UPAB-1500 sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính và định vị vệ tinh GLONASS, có sai số mục tiêu khoảng 10 m. Loại bom này không cần quá chính xác, do khối lượng thuốc nổ gần một tấn đủ sức xóa sổ nhiều mục tiêu ngay cả khi không đánh trúng đích.Chưa rõ bom FAB-1500 có được trang bị bộ dẫn đường và tăng tầm bay như UMPK hay không, nhưng không quân Nga dường như đã triển khai bom lượn dẫn đường UPAB-1500B nhằm vào các mục tiêu tại thành trì Avdeevka ở tỉnh Donetsk.

Phi công này nói rằng, nhà sản xuất phải thiết kế tổ hợp UMPK hoàn toàn mới cho bom FAB-1500 nặng 1,5 tấn, thay vì sử dụng những bộ kit sẵn có cho bom FAB-500 nặng 500 kg. Giới chuyên gia phương Tây nhận định điều này là do mẫu FAB-1500 nặng gấp ba lần FAB-500, đòi hỏi bộ UMPK phải có kết cấu vững chắc hơn nhiều.

Phi công Nga nhấn mạnh, bom FAB-1500 gắn bộ dẫn đường UMPK có thể đánh trúng vòng tròn bán kính 5 m, tạo ra hố sâu với đường kính 15 m và tác động mạnh đến mọi vật thể trong diện tích 2 km2. Mỗi tiêm kích bom Su-34 có thể mang 2-3 quả FAB-1500 UMPK để tấn công nhiều mục tiêu đơn lẻ hoặc hủy diệt một vị trí chỉ với một chuyến xuất kích.

“Bom UMPK đang được trang bị cho chiến đấu cơ Su-35S và tiêm kích bom Su-34 nâng cấp, nhưng nó cũng có thể xuất hiện trên những dòng Su-34 cũ hơn. Loại bom này chưa được sử dụng phổ biến, nhưng ngành công nghiệp quốc phòng có thể tăng sản lượng đáng kể trong vài tháng tới, cho phép thả tối đa 100 quả mỗi ngày trên mọi mặt trận”, phi công Nga nói thêm.

Các phát biểu được đưa ra sau khi truyền hình quân đội Nga công bố hình ảnh Bộ trưởng Quốc phòng Sergey Shoigu thị sát các nhà máy công nghiệp quốc phòng ở tỉnh Nizhny Novgorod, cho thấy dây chuyền sản xuất hàng loạt bom FAB-500 và FAB-1500 với khối lượng lần lượt là 500 và 1.500 kg.

Dây chuyền sản xuất bom FAB-1500 của Nga. Ảnh: Zvezda

Loạt bom mới của Nga khiến không quân Ukraine lo lắng
Không quân Ukraine cho hay họ không có biện pháp đối phó với loạt bom dẫn đường mới Nga đang triển khai từ khoảng cách xa. Truyền thông Ukraine cho biết không quân Nga bắt đầu sử dụng bom dẫn đường nâng cấp từ bom thông thường từ đầu năm nay, gây ra mối đe dọa không nhỏ với các đơn vị Ukraine.

Quân đội Ukraine đêm 24/3 thông báo tỉnh miền bắc Sumy phải hứng chịu đòn không kích nghiêm trọng, khi máy bay Nga thả 11 quả bom FAB-500 gắn Mô-đun Dẫn đường và Cánh nâng Hợp nhất (UMPK). Phát ngôn viên Ignat đầu tháng 4 cũng nói rằng chiến đấu cơ Su-34 và Su-35S Nga thả tới 20 quả bom dẫn đường mỗi ngày nhằm vào các mục tiêu dọc tiền tuyến.

Ưu thế không quân cho phép máy bay Nga thả bom dẫn đường gắn bộ kit UMPK từ độ cao lớn, giúp nó đạt tầm bay tối đa khoảng 50 km, ngoài tầm bắn của phần lớn hệ thống phòng không Ukraine. Trong khi đó, tiêm kích Ukraine phải bay sát mặt đất để tránh bị phát hiện, hạn chế đáng kể tầm bay của bom dẫn đường JDAM-ER do Mỹ chế tạo, khiến chúng không thể vươn tới mục tiêu ở cách 70 km như lý thuyết.

Nhà sản xuất cho biết bom có thể tấn công mục tiêu từ khoảng cách 50 km và phù hợp với nhiều mẫu máy bay chiến thuật của Nga. Các quả bom UPAB-1500B công kích mục tiêu Ukraine nhiều khả năng được thả từ tiêm kích bom Su-34.

“Các quả bom dẫn đường của Nga có thể được máy bay thả từ khoảng cách 50 km, cách xa tiền tuyến hoặc từ bên kia biên giới, khiến chúng tôi không có biện pháp ngăn chặn”, phát ngôn viên không quân Ukraine Yuri Ignat cho biết trong báo cáo cuối tuần trước.

Ignat bày tỏ lo ngại rằng tình hình sẽ khó khăn hơn trong thời gian tới, khi Nga đang sản xuất hàng loạt bom nặng 1,5 tấn và có thể triển khai chúng tại Ukraine. “Bom này mạnh gấp ba lần những loại từng được Nga sử dụng trước đó”, ông nói.

Ignat bày tỏ lo ngại rằng tình hình sẽ khó khăn hơn trong thời gian tới, khi Nga đang sản xuất hàng loạt bom nặng 1,5 tấn và có thể triển khai chúng tại Ukraine, Đại tá Ignat nhấn mạnh cách tốt nhất để đối phó bom dẫn đường Nga là tấn công máy bay mang chúng, nhưng không quân Ukraine không có loại vũ khí nào có thể thực hiện nhiệm vụ này.

Tiêm kích MiG-29 và Su-27 trong biên chế Ukraine đều ra đời từ thời Liên Xô, không sở hữu radar mạnh và tên lửa tầm xa như chiến đấu cơ Nga, cũng không thể hoạt động tự do bởi lưới phòng không dày đặc của đối phương.

Hệ thống tên lửa phòng không S-300PM/PT có tầm bắn hiệu quả 75 km với mục tiêu bay cao, nhưng dễ bị phát hiện và tập kích nếu triển khai gần tiền tuyến. Vấn đề tương tự cũng xảy ra với tên lửa phòng không tầm trung IRIS-T, NASAMS và Buk-M1, với tầm bắn tối đa khoảng 25-35 km.

Ukraine không thể bố trí dàn trải những tổ hợp này gần khu vực giao tranh do phải ưu tiên nguồn lực để bảo vệ thủ đô Kiev và các đô thị trọng yếu. Tình hình càng tồi tệ hơn khi tài liệu tình báo của Mỹ bị rò rỉ nhận định Ukraine có thể cạn tên lửa cho các hệ thống Buk-M1, NASAMS và S-300 từ giữa tháng 4 và đầu tháng 5.

“Khả năng cung cấp đạn phòng không tầm trung để giúp Ukraine bảo vệ tiền tuyến sẽ suy giảm mạnh từ ngày 23/5”, Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ cảnh báo, thêm rằng Nga có thể chiếm ưu thế trên không tại Ukraine nhờ tình trạng này.

Bom lượn UPAB-1500B treo dưới cánh tiêm kích Su-35S Nga. Ảnh: BQP Nga

Lính Ukraine kể về nỗi sợ bom dẫn đường Nga
Binh sĩ Ukraine ở tiền tuyến nói rằng bom dẫn đường UMPK của Nga có uy lực lớn, đạt hiệu quả cao khi phối hợp cùng UAV trinh sát.

“Bom dẫn đường là một trong những nỗi sợ lớn nhất trên chiến trường. Lực lượng Nga sử dụng chúng một cách triệt để. Tôi không thể bình luận về độ chính xác, nhưng loại bom này có uy lực rất mạnh”, Olexandr Solonko, binh sĩ Ukraine đang tham chiến tại mặt trận Zaporizhzhia, cho biết hồi đầu tuần.

Video được đăng trên mạng xã hội hôm 28/8 cho thấy khung cảnh nhóm lính Ukraine thoát chết sau khi phòng tuyến của họ trúng bom dẫn đường Nga. Quả bom rơi cách phân đội Ukraine khá xa, nhưng vẫn tạo ra cột khói bụi khổng lồ và trận mưa đất đá liên tục trút xuống đầu họ.Trong giai đoạn đầu chiến sự, các chiến đấu cơ hiện đại của Nga như Su-30SM, Su-34 hoạt động không hiệu quả do phải sử dụng bom và rocket không dẫn đường để tấn công mục tiêu Ukraine. Điều này buộc máy bay Nga phải hoạt động trong tầm bắn hiệu quả của nhiều tổ hợp phòng không Ukraine, dẫn tới hàng loạt tổn thất về người và khí tài cho Moskva.

Mọi chuyện bắt đầu thay đổi từ đầu tháng 3, khi không quân Nga bắt đầu sử dụng bom dẫn đường, gây ra mối đe dọa không nhỏ với các đơn vị Ukraine.

Truyền thông Ukraine nói rằng tiêm kích Nga ngày 4/3 thả một quả bom lượn thông minh UPAB-1500 nhằm vào mục tiêu ở tỉnh Chernihiv, cách biên giới khoảng 40 km.

Quân đội Ukraine đêm 24/3 thông báo tỉnh miền bắc Sumy cũng phải hứng chịu đòn không kích nghiêm trọng, khi máy bay Nga thả 11 quả bom FAB-500 gắn Mô-đun Dẫn đường và Cánh nâng Hợp nhất (UMPK).

“Lực lượng không quân Nga đã thích ứng với tình hình bằng việc sử dụng bom dẫn đường có khả năng bay xa hơn và độ chính xác cao hơn”, Mick Ryan, tướng lục quân về hưu Australia, nhận xét.

Trong gần 6 tháng tiếp theo, máy bay Nga liên tục sử dụng bom lượn thông minh UPAB-1500 và bom dẫn đường FAB-500 UMPK để tấn công lực lượng Ukraine. Binh sĩ Ukraine gọi các loại này là “KAB”, tên gọi chung của các loại bom dẫn đường ra đời từ thời Liên Xô.

Cánh nâng được tìm thấy gần một quả bom FAB-500 M-62 chưa nổ ở tỉnh Donetsk hồi tháng 3. Ảnh: Telegram/Dan_Dni.

Bom dẫn đường gắn bộ UMPK khi được máy bay thả từ độ cao lớn có thể bay xa tới 50 km, giúp chiến đấu cơ Nga có thể hoạt động từ ngoài tầm bắn của phần lớn hệ thống phòng không Ukraine.

Binh sĩ Ukraine nói rằng các quả bom dẫn đường của Nga thường nhắm vào sở chỉ huy và trung tâm hậu cần, nhưng máy bay đối phương cũng sẵn sàng tập kích những mục tiêu ít quan trọng hơn, như điểm tập kết binh lực hoặc cứ điểm ở tiền tuyến, nếu có máy bay không người lái (UAV) chỉ điểm.

“UAV trinh sát như Orlan, Zala và Supercam rất hiệu quả và gây ra nhiều vấn đề cho chúng tôi. Chúng cho phép đối phương nhận diện mục tiêu, sau đó tung đòn đánh hiệp đồng bằng bom KAB và lượng lớn UAV tự sát như Lancet”, Solonko cho hay.

Ưu thế không quân áp đảo của Nga khiến hàng loạt cứ điểm tiền phương của Ukraine liên tục bị theo dõi và tấn công. “Vạt rừng có một đơn vị trấn giữ đã bị san phẳng hoàn toàn, chỉ còn lại hàng rào. Mạng lưới chiến hào kiên cố tại đó hoàn toàn không thể sử dụng được sau khi liên tục bị ném bom. Nếu quân đội Nga không thể định vị chính xác mục tiêu, họ sẽ ném bom dẫn đường vào những tuyến đường di chuyển của chúng tôi. Lực lượng Nga không tiếc bom dẫn đường”, Solonko nói.

Giới chuyên gia phương Tây cho rằng mối đe dọa từ bom dẫn đường Nga là một trong những lý do cản trở đà phản công của Ukraine. Trong vòng 11 tuần chiến đấu ác liệt, các đơn vị Ukraine chỉ tiến được chưa đầy 15 km trên ba trục tác chiến thành công nhất.

Thế Cương/tổng hợp từ Forbes, Kyiv Independent