Theo Hãng thông tấn RT trích dẫn lại thông báo của Gazprom nêu rõ tập đoàn khí đốt của Nga đã gửi thông báo cho công ty năng lượng Eni (Italia) về việc ngừng cung cấp khí đốt theo hợp đồng từ ngày 30/9/2022. Lý do được Gazprom đưa ra là đường ống dẫn khí chạy qua Áo ngừng hoạt động.
“Gazprom thông báo rằng họ không thể chuyển khối lượng khí đốt theo kế hoạch trong ngày 30/9, với lý do đường ống chạy qua Áo ngưng hoạt động. Do đó, nguồn cung khí đốt từ Nga cho Italia qua Tarvisio sễ tạm dừng”, tuyên bố của công ty Eni chi biết. Cũng theo tuyên bố của Eni, công ty này sẽ có thông báo mới khi nào đường ống dẫn khí hoạt động trở lại bình thường.
Hiện Gazprom vẫn chưa nêu rõ lý do tại sao không thể sử dụng đường ống trung chuyển qua Áo. Trong khi đó công ty Gas Connect Austria đang vận hành các hệ thống đường ống dẫn khí tại Áo vẫn chưa đưa bình luận nào trước tuyên bố của Gazprom.
Theo RT, Italia hiện đang nhận khí đốt từ Nga thông qua hệ thống đường ống dẫn khí chạy qua Ukraine, sau đó đi qua Áo và đến Tarvisio. Các quốc gia châu Âu hiện nhận khí đốt từ Nga qua đường ống Ukraine gồm, Slovakia, Moldova, Romania và Cộng hòa Séc. Trước đó, trang web của nhà điều hành trung chuyển khí đốt Ukraine đưa tin, dòng chảy khí đốt từ Nga qua Ukraine dự kiến vào khoảng 41,6 triệu mét khối vào ngày 1/10.
Kể từ tháng 2/2022, tỷ trọng khí đốt từ Nga trong nhập khẩu năng lượng của Italia đã giảm từ 40% xuống còn khoảng 18%, Rome dự kiến đối phó với sự thiếu hụt năng lượng vào mùa đông bằng các nguồn nhiên liệu thay thế. Italia hiện đã bắt đầu triển khai kế hoạch tiết kiệm năng lượng để giảm tiêu thụ khí đốt, trong đó cắt 15 ngày sưởi trong các mùa đông và nhiệt độ sưởi trung bình trong các tòa nhà sẽ giảm đi 1 độ.
Trước đây, Gazprom đã ngừng cung cấp khí đốt cho phương Tây qua hệ thống Nord Stream và vụ nổ đường ống Nord Stream là ‘cơ hội to lớn’ để các quốc gia EU sử dụng năng lượng của Mỹ. Ngoại trưởng Antony Blinken nói rằng, Mỹ muốn EU sử dụng ít nhiên liệu hơn khi mùa đông đang đến gần. Trong nhiều năm, Washington đã cố gắng thuyết phục các nhà lãnh đạo EU thay khí đốt của Nga bằng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) của họ.
Hôm 30/9/2022, nhà điều hành năng lượng Nga Gazprom tuyên mức độ nghiêm trọng của thiệt hại đối với các đường ống dẫn khí đốt Nord Stream dưới biển. Nó đồng nghĩa với việc EU bị “cắt vô thời hạn” khí đốt Nga thông qua tuyến đường này.
Phát biểu với các phóng viên tại Washington, ông Blinken khoe rằng Mỹ hiện là “nhà cung cấp GLN hàng đầu cho châu Âu”. Ngoài việc vận chuyển nhiên liệu của riêng mình đến châu Âu, Ngoại trưởng Blinken nói rằng Mỹ đang làm việc với các nhà lãnh đạo châu lục này để tìm cách “giảm nhu cầu” và “tăng tốc độ chuyển đổi sang năng lượng tái tạo”.
Ông Blinken tuyên bố, đó là một cơ hội to lớn để một lần và mãi mãi loại bỏ sự phụ thuộc vào năng lượng Nga và do đó loại bỏ việc vũ khí hóa năng lượng của ông Putin.
Mỹ có khả năng thu được nhiều lợi nhất từ việc đường ống dẫn khí Nord Stream 1 và Nord Stream 2 bị hư hại sau một loạt vụ nổ ngoài khơi đảo Bornholm của Đan Mạch hồi đầu tuần.
Trong bài phát biểu hôm 30/9/2022, Tổng thống Vladimir Putin cho rằng, các vụ nổ là do “người Anglo-Saxon” – một cách nói của Nga đối với liên minh xuyên Đại Tây Dương giữa Mỹ và Anh. Ông nhấn mạnh, hiển nhiên những người được hưởng lợi là những người đã gây ra điều đó.
Mặc dù con đường cho Mỹ bán LNG đắt hơn sang châu Âu đã được mở, nhưng sự thiếu hụt nhiên liệu ở châu lục này không thể được bù đắp một sớm một chiều.
Các nhà xuất khẩu Mỹ cảnh báo trong suốt mùa hè rằng, họ sẽ không thể vận chuyển đủ khí đốt để đáp ứng nhu cầu châu Âu. Hiện nhiều bến nhập khẩu của châu lục này vẫn đang được xây dựng hoặc đang trong kế hoạch.
Trong khi đó, hóa đơn năng lượng đang tăng vọt trên khắp châu Âu. Tại Đức, nơi đối mặt với viễn cảnh “phi công nghiệp hóa” nhanh chóng, người biểu tình đã xuống đường yêu cầu mở lại Nord Stream 2 chỉ vài ngày trước khi vụ nổ xảy ra.
Tình trạng thiếu lương thực đã được dự đoán ở Đức. Củi cũng đang có nhu cầu nóng trên khắp lục địa do người dân phải vật lộn để sưởi ấm cho ngôi nhà của họ.
Ngoại trưởng Mỹ cho rằng, còn rất nhiều việc khó khăn phải làm để đảm bảo các quốc gia và đối tác vượt qua mùa đông. Như các nhà lãnh đạo EU, ông cũng gợi ý châu Âu phải nỗ lực giảm nhu cầu đối với khí đốt.
The Cuong/ tổng hợp từ nguồn: russian.rt.com