Nhà máy Thủy điện Hòa Bình là một trong những công trình thủy điện lớn nhất của Việt Nam. Được xây dựng trên dòng sông Đà, nhà máy có công suất thiết kế ban đầu là 1.920 MW với 8 tổ máy. Đây là một dự án mang tính chiến lược quan trọng trong việc làm nhiệm vụ cung cấp nước tưới tiêu, điều hòa nước chống lũ cho đồng bằng bắc bộ và cung cấp điện cho toàn quốc, đảm bảo an ninh năng lượng cho quốc gia thông qua mạch 01 đường dây 500 KVA Bắc Nam.

Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, được khởi công xây dựng từ năm 1979 tại tỉnh Hòa Bình và hoàn thành vào năm 1994, việc xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình đươc sự giúp đỡ về vốn, vật liệu và kỹ thuật của Liên xô trước 1991 (Liên Bang Nga sau này 1991-1994). Là một dự án vô cùng thử thách và đầy khó khăn. Nhà máy thủy điện Hòa Bình được xây dựng trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn về tài chính và kỹ thuật, việc huy động vốn, trang thiết bị và đội ngũ nhân lực chất lượng cao không hề đơn giản. Hơn nữa, công trình này được xây dựng ở một khu vực địa lý ,địa chất phức tạp, với dòng sông Đà chảy qua các hẻm vực sâu, đồi núi hiểm trở, các tổ máy được đặt sâu dưới lòng núi cách đỉnh núi 211m với khoảng 20 km đường hầm đã đươc đào. Điều này khiến công tác thi công gặp rất nhiều khó khăn về mặt cơ sở hạ tầng, vận chuyển vật liệu và bảo đảm an toàn lao động.

Phó giám đốc công ty Thủy điện Hòa Bình Đặng Trần Công một người gắn bó với nhà máy hơn ba mươi tám năm, từ giai đoạn đặt nền móng xây dưng nhà máy chia sẻ: Những năm đó chúng tôi thiếu thốn đủ mọi thứ từ vật tư kỹ thuật, phương tiện thi công đến cả lương thực thực phẩm phục vụ cho hàng vạn cán bộ công nhân thi công xây dưng nhà máy. Việc thi công rất khó khăn và vất vả mất mát về vật chất và con người do máy móc hồi đó chưa đươc tiên tiến hiện đại như bây giờ. Đã có 168 cán bộ và công nhân kỹ thuật chuyên gia người Nga và Việt Nam hy sinh trong quá trình xây dưng nhà máy, trong đó có 11 chuyên gia Nga. Công trình này cũng đã tiêu hao 40% tổng ngân sách cho xây dựng hạ tầng của cả nước trong giai đoạn này.
Bên cạnh đó, nhà máy thủy điện Hòa Bình phải đối mặt với những thách thức trong việc đảm bảo tác động môi trường, đặc biệt là sự di dời hàng nghìn hộ dân, cũng như bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên của khu vực xung quanh.

Mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng thủy điện Hòa Bình đã đươc xây dựng thành công không chỉ là niềm tự hào của người dân Việt Nam mà còn thể hiện tình hữu nghị Việt Nam – Liên Xô và Liên bang Nga sau này. Công trình không chỉ thể hiện sức mạnh đoàn kết của dân tộc, rất nhiều các đóng góp của nhân dân cả nước đã góp phần tạo nên sự thành công của công trình vĩ đại này, đó là biểu tượng của sự vươn lên vượt qua thử thách để xây dựng đất nước.

Nhà máy Thủy điện Hòa Bình đang đươc mở rộng với dự án được khởi công vào đầu năm 2021 gồm 2 tổ máy, có công suất 480MW đươc xây dưng lộ thiên, dự kiến sẽ phát điện tổ máy 1 quý 3/2025, tổ máy 2 Quý 4/2025. Nâng công suất nhà máy dự kiến lên 2400 MW so với 1920 MW hiện nay.

Nhà máy thủy điện Hòa Bình không chỉ là một công trình năng lượng, mà còn là một điểm đến thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. khu vực này mang đến những trải nghiệm thú vị cho du khách,công trình là sự thể hiện cụ thể và sinh động những trang sử hào hùng của các thế hệ cha anh đi trước .

Đến thăm quan nhà máy , du khách cần chú ý hướng dẫn của hướng dẫn viên ,các quy định an toàn, các khu vưc được giới hạn thăm quan và chụp ảnh để đảm bảo an toàn. Du khách sẽ được chiêm ngưỡng công trình đập thủy điện hùng vĩ, tham quan nhà máy với hệ thống thiết bị hiện đại, cùng những thông tin về quy trình vận hành, bảo trì và các ứng dụng công nghệ tiên tiến trong ngành năng lượng. Đặc biệt, tại khu vực đập, du khách có thể tận mắt thấy sức mạnh của dòng nước khi đập xả nước trong các mùa mưa lũ. Hồi tưởng lại một giai đoạn hùng tráng của đất nước .Đây là một trải nghiệm vô cùng ấn tượng và khó quên.
Bình Nguyễn