Richard Sorge(1895-1944) , Anh hùng Liên Xô (1964) – Một trong những nhà tình báo nổi tiếng nhất thế kỷ 20.
Rất nhiều thông tin, bài báo về cuộc đời hoạt động huyền thoại của ông. Richard Sorge sinh tại Bacu -thủ đô Azerbaijan, thuộc Nga. Mẹ ông là người Nga, cha ông là một kỹ sư người Đức, một người ông họ của Richard- Friedrich Adolf Sorge (1826-1906) từng là một trong những nhà lãnh đạo của Quốc tế Cộng sản I, thư ký của Karl Marx.
Năm 1919, Sorge trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Đức. Say mê hoạt động trong phong trào cộng sản quốc tế với một niềm tin sâu sắc cùng với tình yêu đất nước Xô Viết vô bờ bến, năm 1924,ông đã sang Moskva và lập tức lọt vào con mắt xanh của ngành tình báo đối ngoại Xôviết…
Ông tới Nhật năm 1933 và trên cơ sở vững vàng vỏ bọc, ông đã thiết lập được một mạng lưới điệp viên cộng sản ở Nhật. Đồng đội của ông ở Nhật có điện đài viên Bruno Vendt (mật danh Bernhard), đảng viên cộng sản Đức, nhà báo người NamTư- Branko Vukelic vốn làm việc cho 1 tạp chí Pháp,họa sĩ người Nhật Yotoku Miyagi, từng nhiều năm sinh sống tại Mỹ, vào đảng Cộng sản tại đó và trở về Nhật theo yêu cầu khẩn thiết của cơ quan tình báo Xôviết. Về sau, Sorge đã cho nhập vào mạng lưới của mình thêm một thành viên nữa là nhà báo người Nhật Hotsumi Ozaki, người về sau trở thành một nguồn cung cấp thông tin quan trọng bậc nhất cho Ramsey (bí danh của Sorge) .Trong điều kiện làm việc vô cùng khó khăn và căng thẳng , thậm chí còn bị Matxcova nghi ngờ và đã cắt dần cho tới cắt hoàn toàn kinh phí hoạt động , nhóm tình báo Quốc tế này vẫn tiếp tục hoạt động và chuyển về Moscow những tin tức vô cùng giá trị.
Ngày 18/4 và ngày 30/5/1941 Sorge đã báo cho Stalin rằng ,chắc chắn Đức sẽ tấn công Liên Xô vào nửa cuối tháng 6. Tiếc thay, Stalin dưới sự thuyết phục của Beria đã không đánh giá đúng tầm quan trọng của thông tin do ông cung cấp.
Vào ngày 14/9/1941, Sorge đã báo cho Đại bản doanh về kết quả cuộc họp tuyệt mật của Nhật hoàng với chính phủ vào ngày 6/9, quyết định của Nhật Bản không tham gia cuộc chiến với Liên Xô cho đến cuối năm 1941 và đầu năm 1942. Điều đó đã tránh cho Stalin và nhân dân Xô Viết phải chiến đấu ở hai mặt trận. Lần này Stalin và Giu Cốp đã không bỏ lỡ, lập tức 27 sư đoàn tinh nhuệ có biên chế đầy đủ cùng với các đơn vị xe tăng, không quân từ Xibir tức tốc kéo về bảo về Matxcova đang lâm nguy, và đánh bật quân Đức về phía Tây hàng trăm kilomet. Nhà sử học Kulanov còn cho rằng, Sorge trong hoạt động nghiệp vụ của mình còn tìm mọi cách tác động tới chính giới Nhật Bản để họ nghiêng về tư duy không triển khai xung đột quân sự với Liên Xô.
Vào 18/10/1941, 25 trong số 32 điệp viên của nhóm Sorge (cả Sorge ) đã bị cơ quan phản gián Nhật Bản bắt giữ.
Lúc 10giờ20 sáng ngày 7 /11/1944, Sorge bị xử tử tại nhà tù Sugamo ở Tokyo. Trong khoảnh khắc sắp từ giã cõi đời, những cụm từ cuối cùng được ông phát âm, không phải bằng tiếng Nga hoặc tiếng Đức mà là tiếng Nhật; thứ tiếng mà ông nói không tốt lắm. Ông đã làm điều này để tất cả những người có mặt trong buổi hành quyết sẽ nhớ lời ông: Sekigun (Hồng quân)! Kokusai kyosanto (Quốc tế cộng sản)! Sobieto kyosanto (Đảng Cộng sản Liên Xô)! Bác sĩ đã ghi lại trong biên bản rằng, sau khi Sorge được đưa ra khỏi giá treo cổ, tim ông còn đập thêm 8 phút nữa.
Trong thời gian hoạt động ở Nhật, ít ai biết rằng trong những năm tháng căng thẳng và khắc nghiệt đó, cuộc đời của Richard huyền thoại đã được tình yêu nồng cháy của 1 cô gái Nhật trẻ trung sưởi ấm.
Hanako Ishii ( 1911- 1/7/2000) là một cô gái Nhật xinh đẹp mà Richard Sorge vô cùng yêu dấu. Người phụ nữ Nhật đoan trang và trung thủy này trong suốt cuộc đời dài của mình đã giữ một kỷ niệm không phai mờ về ông, vẫn trung thành yêu dấu ông cho đến khi bà qua đời. Nhờ có bà, người Nga có cơ hội đến thăm nơi an nghỉ của nhà tình báo huyền thoại
Theo Hanako kể lại cho nhà báo Xô Viết Всеволод Овчинников –lần đầu tiên cô gặp Richard vào ngày 4/10/1935, trong nhà hàng “Rhine Gold”. Hồi ấy cô gái Nhật duyên dáng và đa cảm đang làm việc trong một nhà hàng ở Tokyo. Họ làm bạn với nhau rồi yêu nhau và sống cùng nhau. Hanako luôn coi nhà báo phương Đông nổi tiếng là người chồng chính thức của mình. Cô yêu ông tha thiết và cố gắng làm cho cuộc sống Richard thoải mái. Sau cuộc tấn công của Đức, thần kinh của Richard suy sụp kinh khủng. Cô không thể hình dung nổi, một người đàn ông như Richard đã khóc tuyệt vọng mà không rơi lệ. Hanako ôm chầm lấy anh, vuốt ve lưng anh, âu yếm anh và cố gắng làm anh nguôi ngoai.
Sau khi Sorge bị bắt vào năm 1941 và bị xử tử ba năm sau đó. Hanako cũng bị bắt, nhưng đã được thả sau sáu ngày thẩm vấn – điều tra viên tin rằng, cô gái vô tội . Trong một thời gian rất dài Ishii không biết gì về số phận của chồng và đồng đội của mình. Sau đó, năm 1945, trên các trang báo của quân đội Mỹ, cô đã nhìn thấy tên của chồng mình trong một bài báo rất ngắn. Lập tức, Ishii tìm kiếm luật sư Asanum, người bảo vệ Sorge tại phiên tòa. Cô đã cùng luật sư đến, kiên trì yêu cầu những người quản lý nhà tù và nghĩa trang trong hai năm ròng rã, xin phép tìm và chôn cất lại người chồng yêu dấu của mình.
Họ chế giễu cô, coi thường cô, nhưng vẫn nhường bước. Năm 1948, quan tài của Richard được tìm thấy trên một địa điểm giữa những ngôi mộ của những người lang thang và người vô gia cư. Người phụ nữ đáng kính ấy đã nhận ra chồng mình bởi khóa thắt lưng, chân răng bằng vàng, dấu vết của một vết thương cũ trên chân, ủng. Hanako không thể mai táng lại Richard yêu thương của mình vì cô không có tiền. Chúng chỉ đủ để hỏa táng và người phụ nữ phải giữ bình đựng tro cốt ở nhà trong khoảng một năm. Nhưng người phụ nữ gan lỳ cố chấp vẫn tìm ra cách để có được số tiền cần thiết. Cô đã viết một cuốn hồi ký về người tình báo và có tiền mua một mảnh đất trong nghĩa trang. Ishii lấy bình tro ra nghĩa trang, đặt dưới mộ và dựng một tảng đá lên đó.
Năm 1959, tượng đài mới được dựng lên với kinh phí do xã hội Nhật Bản đóng góp. Năm 1967, hài cốt Richard Sorge được chính quyền chiếm đóng Mỹ cải táng lại tại nghĩa trang Tama ở Tokyo với nghi thức danh dự quân đội trang trọng.
Trong hai mươi năm trời ở Liên Xô, Sorge không được biết đến là nhà tình báo. Hanaki đã bật khóc khi trả lời phỏng vấn đầu tiên cho một nhà báo Liên Xô. Cô nói rằng cô đã chờ đợi người Nga trong hai mươi năm để nói với họ về Sorge. Câu chuyện tình yêu này rất lãng mạn và cảm động…
Với công lao vô cùng to lớn, Richard được truy phong Anh hùng Liên Xô (1964) và Hanako được hưởng trợ cấp với tư cách là góa phụ của một sĩ quan Xô Viết. Bà đã đến thăm Liên Xô nhiều lần, được điều trị và nghỉ ngơi tại đây.
Năm 2000, Ishii qua đời thọ 89 tuổi. Bà được đem đi hỏa táng với một chiếc nhẫn vàng làm từ những chiếc chân răng của Sorge. Bà ấy đã mang nó suốt đời. Bà được an táng bên cạnh Sorge.
Để hiểu kỹ hơn về mối tình của nhà tình báo lừng danh này, các bạn có thể xem phim “ Sorge –nhà tình báo vĩ đại “ trên youtube.com vn.
Lược theo bài “Ханако Исии: Лебединая верность японской жены Рихарда Зорге”,tạm dịch là : “Hanako Ishii, người vợ Nhật- con Thiên Nga trung thành của Richard Sorge” đăng trên kulturologia.ru., Wikipedia.ru / và một số báo Nga khác.
Chy Lê