Chủ Nhật, Tháng mười hai 22, 2024
* Email: bbt.dongnama@gmail.com *Tòa soạn: 0989011688 - 0768908888
spot_img

Nhiều nhà khoa học, chuyên gia hàng đầu quốc tế tham dự IEEE CAMA Đà Nẵng – Việt Nam 2024

ĐNA -

(Đà Nẵng). Ngày 9/10/2024, tại Đà Nẵng, hội nghị quốc tế IEEE (Institute of Electrical and Electronics Engineers / Hội Kỹ sư Điện và Điện tử), về Đo lường và Ứng dụng Antenne (Conference on Antenna Measurements and Applications – CAMA, (IEEE CAMA 2024) đã chính thức khai mạc.

IEEE CAMA 2024 là sự kiện học thuật quốc tế, do các thành viên gồm Đại học Đà Nẵng; Viện công nghệ quốc tế DNIIT – Đại học Đà Nẵng; Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam); Đại Côte d’Azur (Cộng hòa Pháp), Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS), phối hợp tổ chức. Hội IEEE Antenne và Truyền sóng (IEEE AP-S) tài trợ về mặt kỹ thuật và tài chính, Hiệp hội Kỹ thuật Đo lường Anten (AMTA) cùng là nhà đồng tài trợ kỹ thuật.

GS. Christian Pichot, Đại học Côte d’Azur, Cộng hòa Pháp, Đồng Chủ tịch IEEE CAMA 2024, công bố chương trình làm việc và khai mạc phiên làm việc ngày 9/10/2024. Ảnh: T.Ngọc.

Tham dự IEEE CAMA 2024 có hơn 150 khách quốc tế, đến từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm các diễn giả, các nhà khoa học và sinh viên. Đặc biệt có nhiều nghiên cứu sinh Việt Nam ở Anh, Mỹ, … cũng đăng ký sinh hoạt học thuật tại sự kiện diễn ra ở quê hương.

“Các chủ đề chính, các lĩnh vực của IEEE CAMA 2024 không chỉ quan trọng đối với ngành công nghiệp hiện đại mà còn đóng góp đáng kể vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ sức khỏe con người. Sự kiện cũng này sẽ mở đường cho những đột phá mới trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ antenne.

Hơn 150 đại biểu, đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ hiện diện tại IEEE CAMA 2024, đã phản ánh mối quan tâm sâu sắc của các đại biểu đối với khoa học và công nghệ tiên tiến và khẳng định lại giá trị to lớn của sự hợp tác quốc tế. Điều này cũng chứng minh rõ ràng rằng, việc chia sẻ kiến thức và hợp tác toàn cầu là nền tảng thiết yếu cho sự tiến bộ chung.

Đây là cơ hội quý giá để tất cả chúng ta có được hiểu biết sâu sắc hơn về những thách thức và tiềm năng của các công nghệ mới nổi, cùng nhau phát triển các giải pháp sáng tạo cho nhiều ứng dụng khác nhau trong các lĩnh vực từ truyền thông và quốc phòng đến chăm sóc sức khỏe và bảo vệ môi trường. Hội nghị này còn là cơ hội thúc đẩy các mối liên kết và hợp tác, không chỉ để chia sẻ kiến thức mà còn để thiết lập các cơ hội hợp tác giữa các viện nghiên cứu, tổ chức quốc tế và cộng đồng doanh nghiệp”, PGS.TS Lê Quang Sơn – Phó Giám đốc Đại học Đà Nẵng nhấn mạnh.

PGS.TS Lê Quang Sơn – Phó Giám đốc Đại học Đà Nẵng: Sự kiện cũng này sẽ mở đường cho những đột phá mới trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ antenne. Ảnh: T.Ngọc.

IEEE CAMA 2024 có sự tham dự với vai trò diển giả chính của nhiều nhà khoa học, chuyên gia hàng đầu quốc tế:

GS. Yahya Rahmat-Samii – GS danh dự của Khoa Kỹ thuật Điện và Máy tính, Đại học California, Los Angeles (UCLA), Hoa Kỳ. Với những đóng góp quan trọng trong thiết kế hệ thống antenne cho CubeSats, loại vệ tinh nhỏ gọn, đang ngày càng được sử dụng rộng rãi, trong các nhiệm vụ truyền thông, quan trắc từ xa và khám phá hành tinh, GS. Yahya Rahmat – Samii được công nhận là một trong những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực điện từ (electric field) và antenne.

GS. Karu Esselle (University of Technology Sydney, Australia) – một trong những chuyên gia hàng đầu về kỹ thuật antenne và điện từ học. Đặc biệt, ông là người chiến thắng trong Giải Eureka Prize danh giá của Úc, cùng nhiều giải thưởng danh giá khác trong sự nghiệp.. Ông là tác giả của hơn 700 công trình nghiên cứu, và đã được trích dẫn hơn 15.000 lần.

20 diễn giả quốc tế, 150 tham luân khoa học, từ hàn lâm đến ứng dụng thực tiễn
IEEE CAMA 2024 làm việc đúng nghĩa với các yêu cầu của một sự kiện học thuật: kéo dài 3 ngày, từ thứ Tư (9/10) đến thứ Sáu (11/10/2024), bao gồm các phiên thông lệ, phiên đặc biệt, với hơn 150 tham luân khoa học của các diễn giả đến từ hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó có 2 bài nói chuyện quan trọng của 2 diễn giả danh tiếng:

Trang chủ AMTA trang trọng giới thiệu GS. Yahya Rahmat-Samii.

Giáo sư Yahya Rahmat-Samii với tham luận khoa học chủ đề: “Thiết kế Anten Sáng tạo cho CubeSats Thế Hệ Mới: Từ Khái Niệm đến Hiện Thực Hóa Nhiệm Vụ”.

CubeSats là bộ phận chính của các vệ tinh mini. Không như các (bộ phận chính của) một vệ tinh bình thường (tổng cộng về trọng lượng), vệ tinh thông thường nặng đến vài tấn. Cubesat của vệ tinh mini, chỉ là một chiếc hộp nhỏ khoảng 4 inch (10.16cm) và nặng khoảng 1.36 kg. Điều đó thực sự hấp dẫn đối với các nhà khoa học không gian . Vấn đề cốt lõi là đơn giản hóa thiết kế, tiết kiệm không gian và giảm trọng lượng.

Giáo sư Rahmat-Samii tập trung vào các cơ hội và thách thức mà CubeSats (nhỏ gọn, nhưng có đủ mọi chức năng của một bộ phận chính) đặt ra cho các kỹ sư antenne. Đó là các ý tưởng thiết kế antenne sáng tạo như “Antenen phản xạ triển khai đối xứng và bất đối xứng”, “Antenne thấu kính in 3D và các hệ thống antenne phản xạ được triển khai”.

Ông nỗ lực làm nổi bật quá trình thiết kế, các đặc tính cơ bản, mô phỏng số, và các thí nghiệm xác minh của những hệ thống anten tiên tiến này. Những thiết kế này được áp dụng cho các (vệ tinh mini làm) nhiệm vụ quan trắc từ xa, khám phá không gian sâu và kết nối không gian toàn cầu.

GS. Karu Esselle (University of Technology Sydney, Australia, với bài trình bày vào buổi sáng của ngày làm việc thứ hai. 10/10/2024), chủ đề: “Near-Field MetaSteering – Phương pháp điều hướng chùm tia hoàn toàn mới cho các Antenne cố định”. GS. Karu Esselle đã giới thiệu phương pháp mới sử dụng hai metasurface đặt gần nhau, để điều khiển hướng chùm tia của bất kỳ antenne cố định nào, mà không cần thay đổi cấu trúc antenne. Phương pháp này đã được các tổ chức học thuật và công nghiệp áp dụng thành công, với nhiều ưu điểm như hoạt động băng rộng và công suất cao.

GS. Karu Esselle tại phiên khai mạc IEEE CAMA 2024. Ảnh: T.Ngọc.

IEEE CAMA 2024 thực sự làm đúng vai trò của một diễn đàn học thuật liên ngành, nơi giới chuyên môn chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu ứng dụng và thảo luận về các tiến bộ trong phát triển hệ thống antenne và công nghệ mảng (antenne): Ứng dụng antenne cho cơ sở hạ tầng ; Thiết kế antenne cho các dự án nhân đạo có chi phí thấp, tác động cao.

Những tiến bộ mới và kinh nghiệm trong thiết lập lại cấu hình cho antenne cũng được đề cập, giới thiệu qua nhiều tham luận khoa học: Định lại cấu hình cho Antenne băng thông rộng; Có thể cấu hình lại antenne cho 5G mmWave; Thiết kế antenne, mảng antenne và Antenne băng thông rộng; Antenne với đặc tính phân cực nâng cao; Công nghệ và xử lý Radar, …

Về chủ đề của sự kiện “Đo lường và Ứng dụng Antenne”, hội thảo giới thiệu nhiều kỹ thuật đo lường trong môi trường có kiểm soát và không kiểm soát (in-situ); các phương pháp đo lường điện từ, đo lường tán xạ và nhiễu xạ, đo trường gần và trường xa, các nền tảng thử nghiệm antenne mới, đo lường radar và RCS, mô phỏng và dự đoán đo lường trong các cấu hình thực tế.

Nhiều báo cáo tập trung cho chủ đề này. Đó là: Đo lường ăng-ten và các công nghệ liên quan cho công nghệ không dây thế hệ tiếp theo bao gồm công nghệ RoF ; Mô hình hóa, mô phỏng và dự đoán phép đo trong điều kiện thực tế ; Thiết kế ăng-ten MMW sáng tạo và kỹ thuật đo lường ; Thiết kế và phương pháp đo lường mảng truyền và phản xạ trong phạm vi MMW và THz, …

IEEE CAMA 2024 cũng thảo luận về các lĩnh vực ứng dụng, bao gồm đo lường điện từ, truyền thông mặt đất và không gian, chiến tranh điện tử, UAV, UAS và drone, các hệ thống vi sóng, milimet và dưới milimet, các phương pháp tán xạ ngược và kỹ thuật hình ảnh, cùng các phương pháp tính toán cho thiết kế antenne công nghiệp, y tế và ứng dụng e-health (Báo cáo khoa học về “Vi sóng và trí tuệ nhân tạo: Một mô hình mới để cải thiện chẩn đoán”).

Trong bối cảnh chuyển đổi số đã và đang diễn ra rất mạnh mẽ, hạ tầng số (digital infrastructure) được quan tâm nhiều, bởi các thành phần công nghệ, hệ thống kỹ thuật nay phải luôn đủ và cần trong cung cấp, hỗ trợ, vận hành thông suốt nhiều dịch vụ số, chuỗi hoạt động kỹ thuật số liên quan. Các loại mạng kết nối như mạng không dây, cáp quang,…được xem là thành tố quan trọng của hạ tầng số. Chính vì vậy, truyền dẫn không dây cũng là khía cạnh thời sự khoa học nổi bật tại IEEE CAMA 2024, với nhiều báo cáo: Công nghệ mới nổi trong hệ thống truyền thông không dây ; Đo lường và tối ưu hóa ăng-ten cho các tính năng và ứng dụng liên quan đến không dây; Ăng-ten tích hợp cho các ứng dụng IoT, …

Đà Nẵng – Việt Nam chào đón hơn 150 khách quốc tế, đến từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự IEEE CAMA 2024. Ảnh: T.Ngọc.

Đặc biệt, ứng dụng và thử nghiệm LP-WAN tại khu vực Đà Nẵng cũng trở thành đề tài chia sẻ kinh nghiệm tại diễn đàn IEEE CAMA 2024.

Ngày nay, chúng ta đã và đang sống trong môi trường mà mọi thứ đều “thông minh hơn”. Thành phố thông minh, nhà thông minh, y tế thông minh, dịch vụ thông minh, sản xuất thông minh… IoT (Internet of Things), chính là giải pháp kỹ thuật để mọi thiết bị đều trở nên thông minh và có thể kết nối với nhau, kết nối với các dịch vụ qua Internet, và chia sẻ dữ liệu. Để làm được công việc này, các thiết bị sử dụng những giao thức IoT được lập trình trước. Từ đó, chúng có thể tự động làm việc kết hợp với trí tuệ nhân tạo được trang bị cho “bộ não” của chúng. Và LP-WAN chính là phương thức/công nghệ giúp các thiết bị kết nối với nhau (vạn vật kết nối).

LP-WAN viết tắt của Low Power Wide Area Network, được hiểu là “Mạng rộng tiêu thụ năng lượng thấp”. LP-WAN với kiến trúc giao tiếp là mạng không dây, ngày càng được sử dụng phổ biến để thiết kế kết nối các thiết bị IoT. Dù kết nối diện rộng với vô số thiết bị thông minh , chi phí vẫn được xếp vào nhóm thấp nhất. Đặc biệt mạng LP-WAN tiêu thụ khá ít năng lượng, phù hợp với lộ rình kinh tế xanh. LP-WAN mang lại khả năng ứng dụng rộng rãi cho IoT trong mọi ngành nghề, là gia tăng chất lượng và năng suất doanh nghiệp, cũng như nâng cao chất lượng sống; tiết kiệm cả về quỹ thời gian lẫn chi phí. Trải nghiệm của mọi thành viên trong cộng đồng, từ đó trở nên thông minh hơn rất nhiều.

IEEE CAMA 2024, diễn ra trong dịp Ngày Chuyển đổi số của Việt Nam (10/10 hằng năm), là sự kiện có ý nghĩa góp phần vào quá trình chuyển đổi số. Ảnh: T.Ngọc.

IoT đang trở thành một phần không thể thiếu để những tiến bộ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến với cuộc sống mỗi ngày của cộng đồng chúng ta. LP-WAN là mộ trong những cách giúp IoT hoàn thành “sứ mệnh lịch sử” của mình, khiến mọi thiết bị, mọi điều chung quanh chúng ta hữu dụng hơn rất nhiều và càng lúc càng thông minh hơn.

“Hội nghị trùng với Ngày Chuyển đổi số của Việt Nam vào ngày 10 tháng 10; IEEE CAMA 2024, với các nghiên cứu và ứng dụng tiên tiến trong đo lường ăng-ten và hệ thống truyền thông và kết nối, đóng vai trò là sự kiện có ý nghĩa góp phần vào quá trình chuyển đổi số này. Hội nghị cũng nhấn mạnh cam kết của Đại học Đà Nẵng trong việc mở rộng đào tạo lực lượng lao động bán dẫn, với mục tiêu đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm công nghệ bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, điều khiển nhúng và phát triển AI nhúng – đưa Việt Nam tiến gần hơn đến mục tiêu trở thành quốc gia hàng đầu về công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo”, PGS.TS Lê Quang Sơn – Phó Giám đốc Đại học Đà Nẵng, chia sẻ thêm.

Sau các phiên làm việc, chiều ngày 11/10, tất cả đại biểu IEEE CAMA 2024 sẽ thăm 2 thắng cảnh – điểm đến nổi tiếng của 2 địa phương Đà Nẵng và Quảng Nam: Danh thắng Ngũ Hành Sơn và Đô thị cổ Hội An./.

Trần Ngọc