(Đà Nẵng). ”Sự mới lạ và danh tiếng của điểm đến cũng là tiêu chí rất quan trọng, để gia đình cô dâu đưa ra quyết định lựa chọn làm nơi tổ chức sự kiện cưới. Mặc dù đường bay Ấn Độ đến Đà Nẵng hiện đang tạm dừng, tuy nhiên các cặp đôi vẫn có thể lựa chọn đường bay nối chuyến, qua các địa điểm như Singapore hoặc Kuala Lumpur, Malaysia”, ông David Ippersiel – Tổng quản lý Khách sạn Sheraton Grand Da Nang Resort and Convention Center, chia sẻ.
Và đây cũng là điều rất đặc biệt, với điểm đến Đà Nẵng, nơi đang nổi lên với dịch vụ du lịch cưới.
Mới đây, gia đình cô dâu Kashmira và chú rể Inderdeep đã quyết định chọn Đà Nẵng là nơi diễn ra lễ cưới, sau nhiều đợt khảo sát. Lễ cưới diễn ra từ ngày 19 đến 21/1/2024, với gần 500 khách mời, nhân viên phục vụ và hơn 1 tấn nguyên vật liệu, trang phục, đạo cụ được chuyển từ Ấn Độ đến Đà Nẵng. Toàn bộ 258 phòng tại Sheraton Grand Da Nang Resort and Convention Center đã được thuê trọn để phục vụ cho khách mời tham dự lễ cưới.
“Sở Du lịch Đà Nẵng đã và đang làm việc với các bên liên quan. Chúng tôi chuẩn bị nội dung, nguồn lực cho chương trình thí điểm thu hút khách du lịch cưới thường xuyên tại Đà Nẵng. Năm 2024, trong triển khai các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Đà Nẵng, chúng tôi tập trung hơn về du lịch cưới hướng đến thị trường Ấn Độ. Đà Nẵng sẽ tham gia hội chợ du lịch và lữ hành lớn nhất trong khu vực Nam Á (South Asia’s Travel & Tourism Exchange – SATTE), tổ chức tại Ấn Độ; mời đội ngũ Wedding planner Ấn Độ đến khảo sát và trải nghiệm hạ tầng du lịch cưới tại Đà Nẵng”, bà Nguyễn Thị Hoài An – Phó Giám đốc Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng cho biết.
Nồng nhiệt chào đón đoàn khách cưới Ấn Độ đầu tiên đến Đà Nẵng trong năm 2024, Sở Du lịch thành phố đã phối hợp với với CTCP Đầu tư khai thác Nhà Ga Quốc tế Đà Nẵng – AHT, cơ quan chức năng liên quan,… thực chiếu thông điệp chào mừng đám cưới ngay trên màn hình LED tại khu vực nhập cảnh; hỗ trợ, tạo điều kiện thông quan hàng hóa, hành lý nhanh chóng phục vụ cho lễ cưới. Sở Du lịch Đà Nẵng tặng hoa, quà lưu niệm với lời chúc phúc, lời cảm ơn của thành phố Đà Nẵng gửi đến cho gia đình cô dâu Kashmira và chú rể Inderdeep.
“Đối với thị trường Ấn Độ, để tổ chức các sự kiện cưới với quy mô lớn, việc đáp ứng các yêu cầu khắt khe từ cơ sở vật chất đến dịch vụ tổ chức sự kiện chuyên nghiệp luôn là điều không thể thiếu”, ông David Ippersiel nhấn mạnh thêm.
Trong những tháng tiếp theo, dự kiến còn có 5 sự kiện cưới của các cô dâu chú rể đến từ Ấn Độ, được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng. Quy mô tổ chức có hàng chục các lễ cưới lớn nhỏ, khách mời bay từ Ấn sang từ 200 đến 350 người, thời gian diễn ra từ 3 – 5 ngày với.
Bên cạnh đó, các khách sạn cũng đã nhận được hàng chục sự kiện cưới của các cặp đôi đến từ Nhật Bản và một số quốc gia khác. Đây là những tín hiệu hết sức tích cực cho sự phát triển của du lịch cưới Đà Nẵng, khẳng định sự đầu tư đúng hướng của chính quyền thành phố cho loại hình du lịch cưới, sản phẩm còn khá mới tại thị trường Việt Nam.Và năm 2024, UBND thành phố sẽ phê duyệt chương trình thí điểm thu hút khách du lịch cưới đến Đà Nẵng.
Mở rộng thu hút thị trường khách từ Indonesia
Trước đó, từ ngày 8 đến 12/1/2024, Sở Du lịch Đà Nẵng đã đón đoàn famtrip lữ hành Indonesia. Đoàn có 35 đại diện lữ hành thành viên Hiệp hội Lữ hành Indonesia (ASTINDO), đến từ nhiều thành phố của Indonesia. Tour famtrip này tạo cơ hội cho các công ty lữ hành Indonesia trực tiếp trải nghiệm điểm đến để phát triển các sản phẩm tại Đà Nẵng, Việt Nam.
Được biết, năm 2023, lượng khách Indonesia đến Đà Nẵng đạt hơn 26.000 lượt, đạt khoảng 25% tổng lượt khách Indonesia đến Việt Nam.
Đoàn đã khảo sát các điểm đến nổi bật tại Đà Nẵng và miền Trung Việt Nam như Bà Nà Hills, Ngũ Hành Sơn, Bảo tàng Chăm và Hội An; được cung cấp thông tin tổng quan về điểm đến (Đà Nẵng) với các sản phẩm – dịch vụ tiêu biểu, năng lực phục vụ và thành quả phát triển du lịch Đà Nẵng thời gian qua. Đây cũng là hoạt động, tiếp nối thành công chương trình giới thiệu điểm đến tại Jakarta, Indonesia vào tháng 10/2023 của ngành Du lịch Đà Nẵng.
Nhân dịp này, Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng cùng ASTINDO, Sở Du lịch và Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đà Nẵng –tổ chức chương trình Tọa đàm “Giải pháp thu hút thị trường khách du lịch Indonesia và xúc tiến mở đường bay từ Indonesia đến Đà Nẵng”.
Indonesia được đánh giá là thị trường giàu tiềm năng với dân số đông thứ 4 thế giới và đông nhất Đông Nam Á với hơn 280 triệu người.
Các chuyến bay quốc tế và nội địa tại Indonesia đã phục hồi hơn 90% sau COVID-19, do nhu cầu du lịch gia tăng đáng kể. Đơn cử như để đến Đà Nẵng, các công ty đã khai thác đường bay thuê chuyến và nối chuyếnQua các hội chợ do ASTINDO tổ chức, du khách từ Indonesia có sự lựa chọn hướng đến các điểm đến mới, các chương trình du lịch có tổ chức và chương trình du lịch cao cấp. Trong đó, người Indonesia luôn thích tìm các điểm đến mới để du lịch. Và hẳn nhiên, sẽ phải thúc đẩy việc mở đường bay trực tiếp Jakarta – Đà Nẵng (và ngược lại).
“Thị trường khách đạo Hồi từ Indonesia thực sự không quá khắt khe, chỉ cần các dịch vụ được gắn nhãn HALAL-friend, (trong ngôn ngữ Ả-rập, HALAL có nghĩa là hợp pháp, được phép dùng). Du khách chúng tôi xem như được khuyến khích, an tâm khi sử dụng dịch vụ đó ”, bà Pauline Suharno – Chủ tịch ASTINDO nhấn mạnh.
Từ năm 2020, các doanh nghiệp lữ hành Indonesia đã có những chương trình phối hợp cùng đối tác Việt Nam, tổ chức các hoạt động xúc tiến với quy mô khách đoàn. Có đoàn famtrip lữ hành lên đến hàng trăm đại biểu. Doanh nghiệp du lịch Indonesia đặc biệt quan tâm đến sản phẩm du lịch chất lượng, sản phẩm mới của du lịch Việt Nam.
Bao trùm hơn hết, vẫn là điểm đến du lịch an toàn cho người Indonesia. Và ASTINDO luôn đánh giá Việt Nam thực sự là một điểm đến an toàn. Bên cạnh đó, Việt Nam và Indonesia đều là quốc gia của cộng đồng ASEAN, du khách Indonesia không cần visa để đi du lịch Việt Nam. Việt Nam cũng cách Indonesia không xa. Yếu tố giá cả hợp lý so với các điểm đến khác trong khu vực, cũng là một lợi thế của du lịch Việt Nam.
Tọa đàm “Giải pháp thu hút thị trường khách du lịch Indonesia và xúc tiến mở đường bay từ Indonesia đến Đà Nẵng”. Người đang đứng phát biểu (ảnh trái) là bà Nguyễn Thị Hoài An – Phó Giám đốc Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng.
Với định hướng đa dạng hóa thị trường nguồn khách, chú trọng các thị trường đặc thù như thị trường khách Hồi giáo, Du lịch Đà Nẵng đã và đang tăng cường quảng bá xúc tiến đến thị trường Indonesia chú trọng phát triển các dịch vụ HALAL (được hiểu là dịch vụ phù hợp theo Luật hồi giáo và cần thiết cho người theo đao Hồi). Sân bay quốc tế Đà Nẵng cũng đưa vào sử dụng phòng cầu nguyện phục vụ hành khách đạo Hồi từ đầu năm 2023. Nhiều doanh nghiệp lưu trú tổ chức phòng cầu nguyện và giới thiệu các dịch vụ thân thiện với khách Hồi giáo.
Cũng từ đầu năm 2024, nhà ga quốc tế Đà Nẵng trở thành nhà ga đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, được xếp hạng 5 sao (tiêu chuẩn Skytrax).
Trong những nỗ lực cải tiến hiện đại và tiện nghi cao hơn, mang lại cơ hội đáp ứng đúng nhu cầu và trải nghiệm của hành khách; những tiện ích của nhà ga quốc tế Đà Nẵng, được Skytrax đánh giá cao có phòng cầu nguyện, phòng chờ hạng thương gia, cửa xuất nhập cảnh tự động và cửa khởi hành tự động, quầy tự làm thủ tục, quầy tự gửi hành lý,…/.
Trung Đức